Ai chịu trách nhiệm cho sinh mệnh của người dân khi xả lũ?

Chiều 30-11, đứa em gái từ huyện Phú Hòa, Phú Yên, gọi video call cho tôi, giọng hoảng loạn: “Anh ơi, nước đang ào ào vô quán. Mấy phút trước khách còn ngồi ăn cơm, em vừa quay đi dọn dẹp chén đĩa thì nước xộc vào nhà. Trong tích tắc, nước đã ngập tới nửa tủ lạnh, tủ đông và đã qua mép giường rồi...”.

Tôi chỉ kịp trấn an là nên bình tĩnh, nhanh chóng rút hết điện, gom một ít đồ đạc quan trọng và tìm căn nhà cao tầng gần đó nhất xin tá túc vì không thể trở về nhà má tôi gần đó được, xung quanh nước đã phủ các con đường, không tìm thấy lối.

Ngay trong chiều 30-11, một phụ nữ ở khu vực em tôi ở đã bị nước cuốn trôi, mất tích...

Tối 30-11, một đêm khủng khiếp cho toàn vùng hạ du của sông Ba (huyện Sơn Hòa, Phú Hòa và TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên). Cũng như nhà của cô em gái tôi, hàng trăm căn nhà khác chìm sâu trong nước. Dù các lực lượng cứu hộ cứu nạn của tỉnh Phú Yên đã nỗ lực giúp đỡ bà con nhưng lũ đột ngột và dữ dội đã khiến cho hàng vạn người dân không kịp trở tay… Số người chết và mất tích tăng lên liên tiếp, tài sản bị hư hỏng, cuốn trôi khắp nơi…

Lãnh đạo các huyện bị nạn và người dân nơi đây đều chung câu nói: Chưa bao giờ lũ lên nhanh và lớn như vậy! “Thấy nước chảy ào ào, con tôi chỉ kịp dắt tôi chạy thoát thân. Khi về thì nhà đã sập, nước ngập lút mái” - cụ Quờn, người sống gần hết đời ở huyện Sơn Hòa, nói.

Cơn lũ lớn, đạt mốc lịch sử trong 28 năm qua ở Phú Yên và đã cướp đi sinh mạng của nhiều người, tài sản thiệt hại vô cùng lớn.

Ngay trong sáng 30-11, lãnh đạo Phú Yên đã thấy trước nguy cơ cả vùng hạ du sông Ba sẽ ngập lụt, một mặt chỉ đạo tỉnh ứng phó, một mặt liên tục gọi điện thoại lên Gia Lai yêu cầu điều tiết nước ở các hồ thủy điện, không xả lũ ồ ạt gây ngập lụt cho hạ du. Tiếc là các cuộc điện thoại đều không có người nghe nên trong thẩm quyền của mình, Phú Yên làm mọi cách để giảm thiệt hại cho dân và cầu cứu trung ương, đề nghị Gia Lai chỉ đạo giảm xả lũ để cứu hạ du. Sau công văn cầu cứu này, lũ ở Phú Yên dần rút...

Trận lũ lịch sử này đã bộc lộ sự phối hợp thiếu nhịp nhàng giữa trưởng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) của các tỉnh liên quan. Nếu không muốn nói là chưa tuân thủ Quyết định 878 năm 2018 của Thủ tướng về quy trình vận hành các hồ chứa trên lưu vực sông Ba.

Theo Quyết định 878, trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN của hai tỉnh quyết định việc điều tiết nước hồ thủy điện trong thẩm quyền của mình. Và trong quyết định nêu rõ việc thông báo về thời gian, lưu lượng vận hành điều tiết của địa phương phía thượng nguồn cho Phú Yên. Tuy nhiên, trong đợt lũ này Gia Lai hoàn toàn không hề có thông báo cho Phú Yên.

Điều đáng nói, câu chuyện “mạnh ai nấy xả” không phải là lần đầu, khi tỉnh Phú Yên đã từng có ý kiến ra trung ương về việc này nhưng chuyện đâu vẫn vào đấy.

Chính trong quyết định trên, Thủ tướng nêu rõ: Lệnh vận hành các hồ điều tiết lũ trái với các quy định trong quy trình dẫn đến công trình đầu mối, hệ thống các công trình thủy lợi, giao thông và dân sinh ở hạ du bị mất an toàn thì người ra lệnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Cứ mỗi cơn lũ khủng khiếp qua đi, các bên liên quan vẫn thường báo cáo rằng tất cả đều đúng quy trình, rằng thì là do thiên tai chứ ít khi nhìn nhận trách nhiệm của mình trong công tác điều phối xả lũ, trách nhiệm của mình trước bao sinh mệnh, tài sản của người dân bị thiệt hại.

Nếu không chấn chỉnh, thực hiện nghiêm việc phối hợp xả lũ thì ở vùng hạ du sông Ba nói riêng và hạ du lưu vực các sông có đập thủy điện nói chung, người dân sẽ còn chịu những đợt “nhân tai” kinh hoàng trong tương lai.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Kỳ họp thành công, gợi ra nhiều vấn đề lớn

Kỳ họp thành công, gợi ra nhiều vấn đề lớn

(PLO)- Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp. Sự thành công ấy, như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nói là hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình, nó gồm nhiều vấn đề, từ thảo luận các vấn đề lớn của đất nước đến giám sát tối cao và lập pháp.

Luật Căn cước: Hy vọng sự ổn định bền vững

Luật Căn cước: Hy vọng sự ổn định bền vững

(PLO)- Trong tám năm qua, các thay đổi về căn cước, đã gây ra không ít phiền toái nên khi QH thông qua Luật Căn cước, hy vọng sẽ thật sự tạo ra sự ổn định bền vững, khép lại một vấn đề từng gây nhiều ý kiến này.

Mạng ảo nhưng 'sát thương' là thật!

Mạng ảo nhưng 'sát thương' là thật!

(PLO)- Nhiều trường hợp người bị tấn công trên mạng xã hội phải ngậm đắng nuốt cay, cắn răng chịu đựng và chọn cách im lặng để tự bảo vệ mình…

Chất vấn - tranh luận: Thúc đẩy sự phát triển

Chất vấn - tranh luận: Thúc đẩy sự phát triển

(PLO)- Tranh luận tại QH vẫn luôn được đón chờ, kỳ vọng bởi chất vấn - tranh luận tốt sẽ là khởi đầu cho những tiến trình cải cách, thiết lập chính sách để thúc đẩy sự phát triển.

Thông qua Luật Đất đai: Thà chậm mà chắc!

Thông qua Luật Đất đai: Thà chậm mà chắc!

(PLO)- Việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) có thể chậm nhưng phải thật chắc, để đảm bảo rằng một khi Quốc hội đã bấm nút thông qua thì phải đáp ứng được kỳ vọng của Nhân dân.

Cải cách tiền lương phải thúc đẩy kinh tế phát triển

Cải cách tiền lương phải thúc đẩy kinh tế phát triển

(PLO)- “Đến thời điểm này, không cải cách tiền lương không được nữa, đây là thời điểm chín muồi. Lương là giá cả của sức lao động, đầu tư cải cách tiền lương là đầu tư của sự phát triển” - Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nói tại thảo luận ở Quốc hội.

Ngọc Trinh và 'điều bất ngờ'

Ngọc Trinh và 'điều bất ngờ'

(PLO)- Trường hợp của Ngọc Trinh là khá hy hữu khi đương sự bị khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng chứ không phải các tội vu khống, làm nhục hay lợi dụng quyền tự do dân chủ.

Thương hiệu Việt bị 'hớt tay trên': Tiên trách kỷ…

Thương hiệu Việt bị 'hớt tay trên': Tiên trách kỷ…

(PLO)- Cách tốt nhất để tránh tình trạng thương hiệu Việt rơi vào tay nước ngoài là DN thực hiện đăng ký quyền sở hữu, bảo hộ thương hiệu từ rất sớm tại các thị trường quốc tế trọng điểm mà mình xuất khẩu.

Để TP.HCM thành 'gã khổng lồ' trong sản xuất chip

Để TP.HCM thành 'gã khổng lồ' trong sản xuất chip

(PLO)- Thông qua thiết lập các chính sách phù hợp và đưa ra những ưu đãi tốt nhất, có lợi cho các doanh nghiệp, doanh nhân, TP.HCM có thể đạt được mục tiêu vươn ra khỏi khâu đóng gói như hiện tại, tiến tới sản xuất vi mạch.