Bão số 4: Đã đổ bộ đất liền, Đà Nẵng- Quảng Nam bị bão quật tơi tả

(PLO)- Thời điểm này tại Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đang có mưa to đến rất to, bão quật tơi tả, cây cối gãy đổ hàng loạt.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

NỘI DUNG CHÍNH

. Rạng sáng 28-9, bão số 4 (Noru) đi vào đất liền từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi.

. Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp thứ ba của Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4.

. Tại Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đang có mưa to đến rất to.

Bão số 4 đang trên đất liền từ Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết hồi 4 giờ ngày 28-9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 108,1 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực Thừa Thiên Huế-Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (89-117km/giờ), giật cấp 13.

Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 180 km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 50 km tính từ tâm bão.

Bão số 4 hiện đang gây mưa lớn ở khu vực Thừa Thiên Huế-Quảng Ngãi. Ảnh: TTKTTVQG

Bão số 4 hiện đang gây mưa lớn ở khu vực Thừa Thiên Huế-Quảng Ngãi. Ảnh: TTKTTVQG

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25 km, đi sâu vào đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Đến 16 giờ ngày 28-9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 15,9 độ Vĩ Bắc; 106,0 độ Kinh Đông, trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới cấp 6 (39-49 km/giờ), giật cấp 7.

AN HIỀN

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp thứ ba của Ban Chỉ đạo tiền phương

5 giờ sáng 28-9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp thứ ba của Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4 tại điểm cầu Thừa Thiên – Huế.

Các thành viên ban phòng chống bão số 4 họp tại điểm cầu Đà Nẵng do Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan chủ trì
Các thành viên ban phòng chống bão số 4 họp tại điểm cầu Đà Nẵng do Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan chủ trì

Chưa ghi nhận thiệt hại về người

Báo cáo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho hay TP chưa ghi nhận thiệt hại về người, chỉ có một số cây đổ và các hư hỏng đường điện. Trong đêm qua tại Đà Nẵng có một trường hợp phụ nữ chuyển dạ. Lực lượng chức năng dùng xe quân sự chở bác sĩ đến ứng cứu và hiện trường hợp này đã an toàn.

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh báo cáo tại cuộc họp. Ảnh: TẤN VIỆT
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh báo cáo tại cuộc họp. Ảnh: TẤN VIỆT

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đánh giá miền Trung vừa trải qua một cơn thót tim. Việc cần làm bây giờ là chuẩn bị cho “tập hai” của bão, tức là bắt đầu có những hiệu ứng sau bão.

Ông Hoan đề nghị các đoàn công tác tiếp tục thị sát các khu vực trọng yếu tại các địa phương để có những chỉ đạo kịp thời.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan tại cuộc họp. Ảnh: TẤN VIỆT
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan tại cuộc họp. Ảnh: TẤN VIỆT

Không chủ quan với tình hình sau bão

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho hay do xác định đây là cơn bão rất lớn nên công tác chuẩn bị rất công phu, bài bản. Đến thời điểm này ghi nhận cường độ bão đã giảm dần và thiệt hại ban đầu không quá lớn.

Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương rà soát lại các khu vực bị thiệt hại, sập nhà, tốc mái… để có hỗ trợ kịp thời cho người dân. Đặc biệt lúc này là không được chủ quan, cân nhắc trong việc cho học sinh đi học lại vào thời điểm nào. Bởi sau một số cơn bão trước đây có tình trạng học sinh đuối nước sau bão.

Cập nhật đến 5 giờ sáng 28-9 của Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4, tại Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đang có mưa to đến rất to.

Tại Đà Nẵng, ghi nhận tới thời điểm này có hai nhà bị tốc mái, 172 trạm biến áp mất điện (đã khôi phục 89 trạm), ngã đổ 75 cây xanh và một số biển hiệu. Hiện chưa có thông tin mới về 60 ngư dân ở dưới thuyền nổ máy tại âu thuyền Thọ Quang.

Tỉnh Quảng Nam có 3.997 trạm biến áp bị mất điện (chưa khôi phục). Toàn tỉnh có nhiều nhà tốc mái, cây đổ nhưng chưa thống kê được số lượng cụ thể. Tỉnh Bình Định cũng đang bị mất điện tại một số khu vực.

Từ 19 giờ ngày 27-9 đến 4 giờ ngày 28-9, khu vực miền Trung và Tây Nguyên có mưa to đến rất to, có nơi trên 200-300 mm.

Trong đó, Thừa Thiên – Huế 109-278 mm, Đà Nẵng 106-198 mm, Quảng Nam 102-286 mm, Quảng Ngãi 112-306 mm, Kon Tum 110-167 mm. Mực nước một số sông từ Quảng Bình đến Phú Yên đã lên mức báo động 1 đến báo động 2.

TẤN VIỆT

Gió mạnh kèm gió giật duy trì đến trưa nay (28-9)

Trao đổi với PLO lúc 5 giờ sáng 28-9, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, cho biết dự báo trong ngày và hôm nay dưới tác động của bão thì khu vực từ Quảng Trị - Quảng Ngãi tiếp tục có mưa to, tổng lượng mưa đến hết ngày hôm nay khoảng 150-250 mm, có nơi trên 350 mm.

“Chúng tôi cũng cảnh báo đợt mưa lớn mới đang xuất hiện ở khu vực từ Quảng Bình trở ra đến Thanh Hoá” – ông Hưởng nói và cho hay nguyên nhân của đợt mưa này là do dải hội tụ hình thành chính từ cơn bão số 4 này kết hợp đới gió đông sau bão số 4 và không khí lạnh. Thời gian mưa kéo dài từ nay đến hết ngày 30-9.

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia. Ảnh: AH

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia. Ảnh: AH

Dưới tác động của mưa sau bão, khu vực Trung Trung bộ trở vào đến Quảng Nam, Kon Tum, khu vực từ Quảng Bình ra Thanh Hoá sẽ xuất hiện một đợt lũ kèm theo nguy cơ cao, rất cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất, nhất là khu vực phía tây.

Những hàng dừa ở biển Mỹ Khê (Đà Nẵng) xơ xác sau bão. Ảnh: HẢI HIẾU
Những hàng dừa ở biển Mỹ Khê (Đà Nẵng) xơ xác sau bão. Ảnh: HẢI HIẾU

Khu vực ven biển các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam có gió mạnh kèm khả năng gió giật vẫn tiếp tục duy trì từ nay cho đến khoảng 7 giờ sáng; Kon Tum thì khả năng đến 10 giờ sáng nay vẫn có gió mạnh và gió giật khi cơn bão chuyển sang khu vực phía nam Lào.

AN HIỀN - Ảnh: HẢI HIẾU

Những hình ảnh sau cơn bão số 4

Sáng nay 28-9, hình ảnh ghi nhận tại một số tuyến đường ở trung tâm TP Đà Nẵng cho thấy tiết trời đang khá quang đãng. Trời ngớt mưa và gió cũng giảm dần. Một số người dân đã ra đường dọn dẹp vệ sinh.

Video: Những hình ảnh sau bão số 4 ở Đà Nẵng

Tuy nhiên hàng loạt tuyến đường ở Đà Nẵng cây xanh bật gốc ngã ra đường, dây điện cà xuống đất. Người đi đường phải cẩn thận nếu không sẽ vướng dây điện. Một số tấm bảng hiệu đã bị bay.

Một xe container đậu trên đường Lê Văn Hiến (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) bị cây xanh ngã đè trúng. Ảnh: HẢI HIẾU

Một xe container đậu trên đường Lê Văn Hiến (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) bị cây xanh ngã đè trúng. Ảnh: HẢI HIẾU

Nhiều cây xanh bị ngã đổ do bão quật. Ảnh: HẢI HIẾU

Nhiều cây xanh bị ngã đổ do bão quật. Ảnh: HẢI HIẾU

Nhiều cây xanh bị ngã đổ do bão quật. Ảnh: HẢI HIẾU

Nhiều cây xanh bị ngã đổ do bão quật. Ảnh: HẢI HIẾU

Bão số 4: Đã đổ bộ đất liền, Đà Nẵng- Quảng Nam bị bão quật tơi tả ảnh 11
Bão số 4: Đã đổ bộ đất liền, Đà Nẵng- Quảng Nam bị bão quật tơi tả ảnh 12
Đã có lác đác một số người dân ra đường. Ảnh: NGÔ QUANG
Đã có lác đác một số người dân ra đường. Ảnh: NGÔ QUANG
Bão số 4: Đã đổ bộ đất liền, Đà Nẵng- Quảng Nam bị bão quật tơi tả ảnh 14
Tiết trời ở Đà Nẵng đang khá quang đãng. Ảnh: TẤN VIỆT

Tiết trời ở Đà Nẵng đang khá quang đãng. Ảnh: TẤN VIỆT

Tiết trời ở Đà Nẵng đang khá quang đãng. Ảnh: TẤN VIỆT

Tiết trời ở Đà Nẵng đang khá quang đãng. Ảnh: TẤN VIỆT

NGÔ QUANG - HẢI HIẾU - TẤN VIỆT

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành thăm người dân trú bão tập trung ở TP Huế

Video: Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đến thăm người dân trú bão ở Huế

6 giờ 35, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đến thăm người dân trú bão tập trung ở điểm Trường THCS Thuận An (phường Thuận An, TP Huế).

Tại đây, Phó Thủ tướng động viên người dân yên tâm tránh bão và dặn dò khi nào bão tan, chính quyền địa phương thông báo mới được về nhà.

Sau đó, Phó Thủ tướng đến kiểm tra tại khu vực kè xã Phú Thuận, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế).

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đến thăm người dân trú bão tập trung ở điểm Trường THCS Thuận An (phường Thuận An, TP Huế). Ảnh: NDO

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đến thăm người dân trú bão tập trung ở điểm Trường THCS Thuận An (phường Thuận An, TP Huế). Ảnh: NDO

Phó Thủ tướng động viên người dân yên tâm tránh bão. Ảnh: NDO

Phó Thủ tướng động viên người dân yên tâm tránh bão. Ảnh: NDO

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đến kiểm tra tại khu vực kè xã Phú Thuận, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế). Ảnh: NDO

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đến kiểm tra tại khu vực kè xã Phú Thuận, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế). Ảnh: NDO

Phó Thủ tướng đến kiểm tra tại khu vực kè xã Phú Thuận, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế). Ảnh: NDO

Phó Thủ tướng đến kiểm tra tại khu vực kè xã Phú Thuận, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế). Ảnh: NDO

Phó Thủ tướng đến kiểm tra tại khu vực kè xã Phú Thuận, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế). Ảnh: NDO

Phó Thủ tướng đến kiểm tra tại khu vực kè xã Phú Thuận, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế). Ảnh: NDO

NGUYỄN DO

Tại Quảng Nam, Đà Nẵng, cây cối đổ la liệt

Tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam: Mưa lớn gây ngập một số vùng trũng thấp. Từ đêm qua, gió mạnh quần thảo liên tục làm cây cối ngã đổ la liệt.

Một số hình ảnh ghi nhận được tại đây:

Bão số 4: Đã đổ bộ đất liền, Đà Nẵng- Quảng Nam bị bão quật tơi tả ảnh 22
Bão số 4: Đã đổ bộ đất liền, Đà Nẵng- Quảng Nam bị bão quật tơi tả ảnh 23
Bão số 4: Đã đổ bộ đất liền, Đà Nẵng- Quảng Nam bị bão quật tơi tả ảnh 24
Bão số 4: Đã đổ bộ đất liền, Đà Nẵng- Quảng Nam bị bão quật tơi tả ảnh 25
Bão số 4: Đã đổ bộ đất liền, Đà Nẵng- Quảng Nam bị bão quật tơi tả ảnh 26
Bão số 4: Đã đổ bộ đất liền, Đà Nẵng- Quảng Nam bị bão quật tơi tả ảnh 27
Bão số 4: Đã đổ bộ đất liền, Đà Nẵng- Quảng Nam bị bão quật tơi tả ảnh 28
Bão số 4: Đã đổ bộ đất liền, Đà Nẵng- Quảng Nam bị bão quật tơi tả ảnh 29

+ Còn tại Đà Nẵng, cây cối ngã la liệt trên nhiều tuyến phố, nhất là các tuyến đường ven biển.

Bão số 4: Đã đổ bộ đất liền, Đà Nẵng- Quảng Nam bị bão quật tơi tả ảnh 30
Bão số 4: Đã đổ bộ đất liền, Đà Nẵng- Quảng Nam bị bão quật tơi tả ảnh 31
Bão số 4: Đã đổ bộ đất liền, Đà Nẵng- Quảng Nam bị bão quật tơi tả ảnh 32
Bão số 4: Đã đổ bộ đất liền, Đà Nẵng- Quảng Nam bị bão quật tơi tả ảnh 33
Bão số 4: Đã đổ bộ đất liền, Đà Nẵng- Quảng Nam bị bão quật tơi tả ảnh 34
Bão số 4: Đã đổ bộ đất liền, Đà Nẵng- Quảng Nam bị bão quật tơi tả ảnh 35
Bão số 4: Đã đổ bộ đất liền, Đà Nẵng- Quảng Nam bị bão quật tơi tả ảnh 36

+ Tại TP Huế các huyện thị, ảnh hưởng của bão số 4 khiến nhiều cây xanh bị đổ gãy, một số nhà người dân bị tốc mái, hư hỏng.

Hiện lực lượng chức năng đang kiểm tra, thống kê thiệt hại.

Bão số 4: Đã đổ bộ đất liền, Đà Nẵng- Quảng Nam bị bão quật tơi tả ảnh 37
Bão số 4: Đã đổ bộ đất liền, Đà Nẵng- Quảng Nam bị bão quật tơi tả ảnh 38
Bão số 4: Đã đổ bộ đất liền, Đà Nẵng- Quảng Nam bị bão quật tơi tả ảnh 39

THANH NHẬT - TẤN VIỆT

Hệ thống lưới điện miền Trung - Tây Nguyên gặp sự cố do bão

Bão số 4 với sức gió mạnh cấp 10, giật cấp 13 trên đất liền từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi đã làm ngã đổ cây xanh, nhà tốc mái khiến hệ thống lưới điện tại các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên bị sự cố làm gián đoạn cung cấp điện khách hàng.

Cây cối bị quật đổ ở Quảng Nam. Ảnh: NGUYỄN DO

Cây cối bị quật đổ ở Quảng Nam. Ảnh: NGUYỄN DO

Tính đến 4 giờ sáng nay, công suất phụ tải không cung cấp điện được tại các công ty điện lực là 652,2 MW, chiếm 22,1% phụ tải toàn EVNCPC (2.950 MW). Toàn EVNCPC bị sự cố làm mất điện 1.223.588 khách hàng, chiếm 26,5% tổng số khách hàng trong toàn EVNCPC (4.623.853 khách hàng toàn EVNCPC). Đến 6 giờ sáng nay 28/9, EVNCPC đã khôi phục cấp điện cho 148.776 khách hàng.

Do hoàn lưu bão số 4, hiện nhiều khu vực vẫn mưa lớn, gió mạnh, ngập lụt, nước dâng cao nên ảnh hưởng đến việc tiếp cận hiện trường khôi phục lưới điện.

Các đơn vị trong EVNCPC tập trung nhân lực, vật tư thiết bị sẵn sàng để xử lý sự cố nhanh chóng cấp điện lại cho khách hàng khi bảo đảm các điều kiện an toàn điện trong nhân dân.

LÊ PHI

Nhiều nơi ở miền núi Quảng Trị bị chia cắt

Ghi nhận tại trung tâm TP Đà Nẵng, lực lượng biên phòng, công an, và điện lực đã ra quân dọn dẹp cây đổ.

Lực lượng biên phòng, công an và điện lực đã ra quân dọn dẹp cây đổ. Ảnh: NGÔ QUANG

Lực lượng biên phòng, công an và điện lực đã ra quân dọn dẹp cây đổ. Ảnh: NGÔ QUANG

Nhiều cây đổ vào nhà dân ở Đà Nẵng. Ảnh: NGÔ QUANG

Nhiều cây đổ vào nhà dân ở Đà Nẵng. Ảnh: NGÔ QUANG

Một căn nhà bị cây xanh ngã đè trúng. Ảnh: HẢI HIẾU

Một căn nhà bị cây xanh ngã đè trúng. Ảnh: HẢI HIẾU

Một căn nhà bị tốc mái, mái tôn nằm vắt vẻo trên trụ điện. Ảnh: HẢI HIẾU

Một căn nhà bị tốc mái, mái tôn nằm vắt vẻo trên trụ điện. Ảnh: HẢI HIẾU

+ Tại Quảng Trị: Đến 7 giờ ngày 28-9, nhiều ngầm, tràn qua suối ở miền núi của tỉnh bị nước dâng, chia cắt.

Nhiều ngầm, tràn qua suối ở miền núi tỉnh Quảng Trị bị nước dâng, chia cắt. Ảnh: ND

Nhiều ngầm, tràn qua suối ở miền núi tỉnh Quảng Trị bị nước dâng, chia cắt. Ảnh: ND

Cụ thể tại huyện Hướng Hóa khu vực cầu tràn thôn Trùm, xã Ba Tầng và đập tràn Nguồn Rào, xã Hướng Sơn nước dâng cao. Trong sáng nay, chính quyền địa phương đã cử lực lượng dân quân, quân sự chốt giữ để đảm bảo an toàn cho người dân.

Nước lũ dâng cao làm nhiều nơi ở Quảng Trị bị chia cắt. Ảnh: ND

Nước lũ dâng cao làm nhiều nơi ở Quảng Trị bị chia cắt. Ảnh: ND

Tại huyện Đakrông, hàng loạt ngầm, tràn tại các xã A Ngo, Tà Rụt, A Vao, Ba Nang cũng bị nước dâng cao, gây chia cắt. Theo chính quyền địa phương, có nơi nước dâng ngầm, tràn hơn 1 m và chảy xiết.

NGUYỄN DO

Quảng Nam mất điện, TP Tam Kỳ cây bật gốc la liệt

Video: Cây cối ngã la liệt, nhiều nơi bị ngập ở TP. Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam

Sáng 28-9, ông Võ Văn Hùng, Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, cho biết bão số 4 làm ba người bị thương, trong đó hai người bị trước bão và một người bị trượt chân, ngã khi bão đang đổ bộ.

"Thống kê ban đầu có một nhà bị sập, một số nhà bị tốc mái. Về bản, bão số 4 không gây thiệt hại quá nặng" - ông Hùng nói.

Trong khi đó, Chủ tịch UBND TP Hội An Nguyễn Văn Sơn, thông tin đến thời điểm hiện không ghi nhận thiệt hại về người. Các vị trí có nguy cơ cao như nhà cổ Hội An, Chùa Cầu, bờ biển Cửa Đại... "đứng vững" sau bão do có sư chuẩn bị từ trước.

"Đến nay chỉ ghi nhận một số nhà tốc mái, cây cối ngã đổ, một số tuyến đường bị ngập úng do không thoát nước kịp" - ông Sơn cho hay.

+ Ghi nhận tại TP Tam Kỳ, lúc 8 giờ ngày 28-9, trời đã ngớt mưa, gió giảm cấp.

Tuy nhiên, do mưa to, gió lớn đêm qua, nhiều tuyến đường như Nguyễn Chí Thanh, Tôn Đức Thắng, Phan Châu Trinh bị ngập. Khắp các tuyến đường nội thành, cây cối bật gốc, gãy cành nằm la liệt dưới đường. Tại ngã tư Hùng Vương - Thái Phiên, một cây trụ điện gãy làm ba đoạn.

Hầu hết các địa phương của tỉnh Quảng Nam bị mất điện.

Ông Lê Quang Trung, Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn, cho biết mưa lũ làm nhiều nhà dân bị tốc mái, các tuyến đường ĐH đi vùng cao, đường, cầu công vụ bị sạt lở nhẹ. Một số khu dân cư bị sạt lở nhẹ, huyện không có địa điểm nào bị cô lập.

"Lũ từ thượng nguồn đang đổ về. Địa phương chưa ghi nhận thiệt hại về người và đang tiếp tục thống kê thiệt hại" - ông Trung nói.

Bão số 4: Đã đổ bộ đất liền, Đà Nẵng- Quảng Nam bị bão quật tơi tả ảnh 48
Bão số 4: Đã đổ bộ đất liền, Đà Nẵng- Quảng Nam bị bão quật tơi tả ảnh 49
Bão số 4: Đã đổ bộ đất liền, Đà Nẵng- Quảng Nam bị bão quật tơi tả ảnh 50
Bão số 4: Đã đổ bộ đất liền, Đà Nẵng- Quảng Nam bị bão quật tơi tả ảnh 51
Bão số 4: Đã đổ bộ đất liền, Đà Nẵng- Quảng Nam bị bão quật tơi tả ảnh 52
Bão số 4: Đã đổ bộ đất liền, Đà Nẵng- Quảng Nam bị bão quật tơi tả ảnh 53
Một trường học ở Quảng Nam bị bão làm tốc mái. Ảnh: TN

Một trường học ở Quảng Nam bị bão làm tốc mái. Ảnh: TN

THANH NHẬT

Bình Định sẽ làm việc lại bình thường từ chiều 28-9

Khoảng 8 giờ sáng nay (28-9), tại phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, Ban Chỉ huy tiền phương tỉnh Bình Định tổ chức họp trực tiếp và trực tuyến với các sở, ban ngành, lực lượng vũ trang và các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Các lực lượng, chính quyền địa phương hỗ trợ người dân đưa các phương tiện trở lại biển. Ảnh: LK

Các lực lượng, chính quyền địa phương hỗ trợ người dân đưa các phương tiện trở lại biển. Ảnh: LK

Theo báo cáo nhanh từ các địa phương, trên toàn tỉnh chưa có thiệt hại lớn do bão. Lưu lượng mưa hai ngày qua ở mức bình thường, gió cấp 5-6. Hiện tại, có 42 xã xảy ra sự cố mất điện do chập điện, cơ quan chức năng đang yêu cầu các đơn vị khắc phục. Tình hình giao thông đi lại vẫn thông suốt.

Tại cuộc họp, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết may mắn là bão không đổ bộ vào Bình Định. Ngay từ đầu, dù chưa xác định bão có vào hay không nhưng địa phương vẫn kích hoạt phương án ứng phó thiên tai cấp độ 4. Đây là cơ hội để địa phương thực hiện, làm quen cách ứng phó đối với những cơn bão lớn về sau, làm sao hoàn thiện quá trình vận hành, ứng phó bão.

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: LK

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: LK

“Tất cả hệ thống chính quyền rà soát lại tình hình ứng phó bão, công tác di dời dân khỏi vùng nguy cơ, rà soát công tác phòng chống thiên tai trước mùa mưa bão để có giải pháp cho những sự kiện tương tự về sau” - ông Tuấn yêu càu.

Theo ông Tuấn, do không còn ảnh hưởng trực tiếp của bão nên chiều nay yêu cầu cán bộ, công nhân viên đi làm trở lại. Ông đề nghị các lực lượng, chính quyền địa phương hỗ trợ người dân đưa các phương tiện trở lại biển.

“Dự báo thời tiết còn có mưa to, các đơn vị không được chủ quan, tiếp tục theo dõi tình hình”- ông Tuấn nói và cho hay dự kiến, học sinh sẽ đi học lại từ ngày mai 29-9.

Đà Nẵng ngổn ngang cây đổ do bão

Báo cáo mới nhất của UBND TP Đà Nẵng cho hay, toàn TP có 3.340 trạm biến áp bị mất điện. Hiện đã khôi phục 163 trạm, chưa khôi phục 3.177 trạm.

Trên địa bàn Đà Nẵng có khoảng 400 cây xanh ngã đổ, ba nhà dân bị tốc mái (người dân đã sơ tán đến nơi an toàn).

Nhiều cây xanh ở huyện Hòa Vang bị ngã đổ khi bão vào. Ảnh: TẤN VIỆT

Nhiều cây xanh ở huyện Hòa Vang bị ngã đổ khi bão vào. Ảnh: TẤN VIỆT

Cập nhật đến nay, Trường THPT Liên Chiểu cây đổ, ngã đổ 5 m tường rào. Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái ngã đổ một nhà xe, sập 40 m2 trần la phông. Trụ sở UBND phường Khuê Mỹ ngã đổ cổng chào.

Văn phòng Chi cục Thủy lợi bị hư hỏng la phông tầng ba khoảng 12 m2. Tại Đội Kiểm lâm cơ động - Hòa Cầm bị vỡ hai cửa sổ kính do tôn nhà dân bay đập, sập la phông ba phòng diện tích 62 m2.

Lực lượng chức năng đang dọn dẹp các cây bị nga đổ do bão. Ảnh: TẤN VIỆT

Lực lượng chức năng đang dọn dẹp các cây bị nga đổ do bão. Ảnh: TẤN VIỆT

Tại Âu thuyền Thọ Quang có hai phao bù bị trôi dạt, mái tôn nhà giữ xe, trạm gác và một số vị trí bị tốc mái. Ngoài ra còn có hai ghe nhỏ bị chìm, mắc cạn một tàu BĐ 97746 TS và đứt dây sáu tàu ở khu vực Hải đội 2.

TẤN VIỆT

Nhiều nhà trên đảo Lý Sơn bị tốc mái

Sáng 28-9, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã có báo cáo nhanh về tình hình thiệt hại do cơn bão số 4 gây nên trên địa bàn huyện

Theo đó, cơn bão số 4 đi trực tiếp vào huyện Lý Sơn với tốc độ từ 15-20 km/giờ, sức gió mạnh nhất cấp 2, giật từ cấp 13. Khi đi qua địa bàn huyện đã gây mưa lớn kéo dài và gió giật mạnh. Thời điểm này gió vẫn duy trì cấp 7, cấp 8.

Hiện trên địa bàn huyện không ghi nhận thiệt hại về người. Về tài sản, đã có khoảng 250 nhà dân bị tốc mái; các cơ sở thờ tự, công trình văn hoá bị tốc mái hư hại.

Hệ thống giao thông đường cơ động phía Đông Nam đảo bị sóng đánh làm hư hỏng một số điểm cống thoát nước, bong tróc mặt đường, đồng thời sóng lớn cũng đã đẩy một lượng đã sạn lên mặt dưỡng làm ách tắc giao thông.

Nhiều panô áp phích và cổng chào trên địa bàn huyện bị ngã đổ, hệ thống điện chiếu sáng công cộng bị hư hỏng. Từ 00 giờ 24 phút ngày 28-9, trên toàn huyện đã bị mất điện.

Tổng thiệt hại do bão số 4 gây ra là ước khoảng 62,8 tỉ đồng,

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị lực lượng xung kích, các cán bộ được phân công đứng cánh từng địa bàn các thôn trên địa bàn huyện tập trung kiểm kê, giúp Nhân dân khắc phục việc nhà cửa bị thiệt hại và sớm ổn định đời sống.

Đồng thời ra quân dọn vệ sinh môi trường, thu gom cây xanh ngã đổ đảm bảo giao thông thông suốt.

Nhiều căn nhà trên đảo Lý Sơn bị gió bão làm tốc mái. Ảnh: TN

Nhiều căn nhà trên đảo Lý Sơn bị gió bão làm tốc mái. Ảnh: TN

+ Trả lời PV, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh, cho biết đến thời điểm này không có người bị thương, chết do bão số 4 nhờ tỉnh Quảng Ngãi đã chủ động các phương án ứng phó cụ thể.

"Tâm bão không trực tiếp đi vào tỉnh Quảng Ngãi nhưng huyện đảo Lý Sơn có gió cấp 10, giật cấp 12; đất liền gió cấp 6-7 làm nhiều nhà tốc mái, cây cối ngã đổ. Các huyện miền núi đến giờ này cơ bản ổn" - Chủ tịch Quảng Ngãi thông tin.

THANH NHẬT

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất từ Thanh Hoá - Quảng Ngãi, Kon Tum

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hồi 7 giờ sáng nay (28-9), vị trí tâm bão số 4 vẫn đang ở trên đất liền khu vực Thừa Thiên Huế-Quảng Ngãi. Cường độ bão mạnh cấp 8 (62-74 km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 120 km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan.

Đáng chú ý, do ảnh hưởng bão số 4, từ 19 giờ tối qua đến 7 giờ sáng nay 28-9, nhiều tỉnh miền Trung đã có mưa to.

Lượng mưa một số nơi trên 230 mm như Hà Tĩnh: Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) 360 mm, Trạm Kiểm lâm Sông Bắc (Đà Nẵng) 233 mm, Đầu mối hồ Việt An (Quảng Nam) 627.4 mm, Trà Phú (Quảng Ngãi) 263.6 mm, Lý Sơn 337 mm, Đăk Choong (KonTum) 256.4 mm.

Hiện mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum đã bão hòa hoặc đạt trạng thái gần bão hòa (trên 85%).

Dự báo trong 6 giờ tới, một số khu vực thuộc các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 50-80 mm, cục bộ có nơi trên 150 mm.

Do đó cảnh báo nguy rất cao, rất cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc đối với một số huyện.

Cụ thể, tỉnh Kon Tum: Các huyện Đắk Glei, Đắk Glei Tu Mơ Rông Kon Plông Kon Rẫy Đăk Tô Đăk Hà Ngọc Hồi.

Tỉnh Quảng Ngãi: Trà Bồng, Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long, Sơn Tây, Tây Trà.

Thừa Thiên - Huế: Phong Điền, TX Hương Trà, Hương Thủy, A Lưới, Nam Đông, Tây Giang, Phú Ninh, Đông Giang, Đại Lộc, Duy Xuyên

Tỉnh Quảng Trị: Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa, Đăk Rông, Triệu Phong, Vĩnh Linh

Tỉnh Quảng Bình: Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch

Tỉnh Hà Tĩnh: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ

Tỉnh Nghệ An: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Con Cuông, Thanh Chương, Tương Dương, Kỳ Sơn

Tỉnh Thanh Hoá: Lang Chánh, Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Ngọc Lặc.

AN HIỀN

Bão số 4: Hàng chục căn nhà tốc mái, sập đổ

Sáng 28-9, lực lượng quân đội, công an, chính quyền địa phương khẩn trương giúp nhiều hộ dân thôn Khánh Mỹ, Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế khắc phục hậu quả do bão số 4 gây ra.

Theo thống kê ban đầu, ở khu vực này có hơn 40 căn nhà bị tốc mái hoàn toàn, nhiều căn nhà bị sập. Tài sản trong các căn nhà bị nước mưa làm hư hổng.

Căn nhà của bà Nguyễn Thị Mai bị bão cuốn đi. Trong ảnh: Con dâu bà Mai đang phụ mẹ dọn dẹp lại đồ đạc. Ảnh: NGUYỄN DO
Căn nhà của bà Nguyễn Thị Mai bị bão cuốn đi. Trong ảnh: Con dâu bà Mai đang phụ mẹ dọn dẹp lại đồ đạc. Ảnh: NGUYỄN DO
Căn nhà của gia đình bà Nguyễn Thị Mai bị sập hoàn toàn do bão số 4. Ảnh: NGUYỄN DO
Căn nhà của gia đình bà Nguyễn Thị Mai bị sập hoàn toàn do bão số 4. Ảnh: NGUYỄN DO

Nhìn căn nhà bị tốc mái, sập đổ nhiều người không cầm được nước mắt. Chị Nguyễn Thị Mắm (31 tuổi) kể lại: Cơn gió giật mạnh khiến phần mái của căn nhà bị tốc hoàn toàn, lúc đó cả nhà bốn người phải vào tủ áo quần nấp, chờ cơn gió đi qua thì mới chạy sang nhà hàng xóm trú ngụ.

Chị Nguyễn Thị Mắm cho biết do gió giật mạnh đã khiến phần mái của căn nhà bị tốc hoàn toàn. Ảnh: NGUYỄN DO

Chị Nguyễn Thị Mắm cho biết do gió giật mạnh đã khiến phần mái của căn nhà bị tốc hoàn toàn. Ảnh: NGUYỄN DO

Có mặt tại hiện trường, ông Nguyễn Văn Chính, Phó Chủ UBND Phú Vang cho biết, trong sáng cùng ngày đã cử lực lượng khẩn trương hỗ trợ người dân khắc phục, không để người dân sống trong cảnh màn trời chiếu đất.

+ Bão số 4 gây nhiều sự cố điện từ Quảng Bình – Phú Yên

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, đến thời điểm 7 giờ sáng nay, hệ thống đập, hồ thủy điện vẫn đang vận hành bình thường. So sánh với thời điểm trước khi bão đổ bộ vào đất liền, mực nước thượng lưu của phần lớn các hồ thủy điện không thay đổi nhiều. Riêng mức nước các hồ thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn đã tăng mạnh: hồ A Vương tăng 9.7m, hồ Sông Bung 2 tăng 9.3m, hồ Sông Tranh 2 tăng 5.3m.

Các đơn vị Điện lực tại miền Trung đang tập trung nỗ lực khắc phục các sự cố điện. Ảnh: AH
Các đơn vị Điện lực tại miền Trung đang tập trung nỗ lực khắc phục các sự cố điện. Ảnh: AH

Dung tích phòng lũ còn lại tại các hồ chứa thủy điện trong vùng bị ảnh hưởng là gần 1,8 tỷ m3. Các hồ chứa đang điều tiết xả tràn: Sông Ba Hạ, Sông Hinh, Buôn Kuốp, Srêpôk 3, An Khê, Ka Nak, Sê San 4, A Lưới.

EVN cũng cho hay, ảnh hưởng của bão số 4 đã gây ra 5 sự cố đường dây 500 kV trên một số đoạn trong khu vực từ Hà Tĩnh đến Pleiku, trong đó đã khôi phục và đưa vào vận hành trở lại 03 đường dây. Lưới điện 500 kV vẫn giữ được liên kết Bắc - Nam trong bão qua đường dây 500kV mạch 3.

Có 7 sự cố đường dây 220 kV trên một số đoạn trong khu vực từ Huế đến Quảng Nam, đã khôi phục vận hành 05 đường dây; 16 sự cố đường dây 110 kV và 10 trạm biến áp 110 kV, đã khôi phục vận hành 02 đường dây 110 kV.

Các đơn vị Điện lực tại miền Trung đang tập trung nỗ lực khắc phục các sự cố điện do ảnh hưởng bão. Ảnh: AH
Các đơn vị Điện lực tại miền Trung đang tập trung nỗ lực khắc phục các sự cố điện do ảnh hưởng bão. Ảnh: AH

Bão số 4 và hoàn lưu bão đã gây ảnh hưởng cung cấp điện cho nhiều khu vực tại các tỉnh/ thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum.

Tổng công suất bị gián đoạn cung cấp điện là 673 MW, chiếm khoảng gần 23% tổng công suất tiêu thụ điện của Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC).

Hiện nay, các đơn vị Điện lực tại miền Trung đang tập trung nỗ lực khắc phục các sự cố điện do ảnh hưởng bão để khôi phục cung cấp điện trở lại nhanh nhất có thể cho khách hàng. Tuy nhiên, đối với một số khu vực có thể bị ngập lụt do mưa lớn sau bão bắt buộc phải cắt điện chủ động để đảm bảo an toàn.

AN HIỀN - NGUYỄN DO

Thủ tướng chủ trì họp trực tuyến về công tác khắc phục hậu quả sau bão số 4

10 giờ 30, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp trực tuyến với tám tỉnh, TP chịu ảnh hưởng của bão số 4 về công tác khắc phục hậu quả sau bão.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp trực tuyến với tám tỉnh, TP chịu ảnh hưởng của bão số 4, trưa 28-9. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp trực tuyến với tám tỉnh, TP chịu ảnh hưởng của bão số 4, trưa 28-9. Ảnh: VGP

Thủ tướng cho hay, cuộc họp này nhằm đánh giá lại ảnh hưởng của bão và dự báo tình hình sau bão số 4. Cuộc họp cũng chuẩn bị các phương án ứng phó với lũ quét, sạt lở đất dự báo sẽ xảy ra sau bão.

Cùng với đó là công tác ổn định đời sống nhân dân, sản xuất kinh doanh. Thủ tướng đánh giá cao sự chủ động, tích cực của các địa phương trong ứng phó bão số 4 đã giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại sau bão.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp tại điểm cầu Đà Nẵng. Ảnh: TẤN VIỆT
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp tại điểm cầu Đà Nẵng. Ảnh: TẤN VIỆT

+ Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh, cho hay TP nỗ lực trong hôm nay và ngày mai hoàn thành công tác khắc phục hậu quả sau bão và tổng dọn vệ sinh toàn TP.

“Đà Nẵng đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó với hậu quả sau bão như lũ quét, sạt lở đất, ngập úng ở vùng trũng thấp. Từ sáng mai 29-9, học sinh toàn TP đi học lại” – ông Chinh thông tin.

+ Báo cáo với Thủ tướng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho hay, cả xã hội đã cùng vào cuộc đồng bộ, khẩn trương với quyết tâm cao nhất vượt qua bão số 4.

Theo ông Minh, kinh nghiệm là thực hiện phương châm “4 tại chỗ” phải thực chất, không hình thức và phải có kiểm tra giám sát.

Việc sơ tán người dân không nhất thiết về tập trung ở các công trình công cộng. Bởi hiện nay nhà dân kiên cố nhiều hơn trước, nên tỉnh ưu tiên sơ tán xen ghép. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cùng với chính quyền địa phương lo cho dân.

Nơi neo đậu tàu thuyền thì cho lực lượng biên phòng và dân quân tự vệ thường xuyên kiểm tra việc chấp hành của ngư dân, đưa toàn bộ ngư dân lên bờ.

Về Chuẩn bị các kịch bản ứng phó hậu quả mưa bão, ông Minh cho hay đã lên phương án sơ tán dân vùng nguy cơ sạt lở đất về nơi an toàn. Người dân ở nơi trũng thấp cùng sẽ được di dời đến nơi cao ráo trước khi có lũ lụt xảy ra.

“Quảng Ngãi bây giờ trời quang mây tạnh, bão đã tan và không có thiệt hại về người. Các hoạt động kinh tế xã hội đã trở lại bình thường”, ông Minh nói.

TẤN VIỆT

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới nhưng còn gió mạnh, mưa to

Sáng nay (28-9), sau khi đi sâu vào khu vực Thừa Thiên Huế-Quảng Ngãi bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Hồi 10 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (39-61km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 80km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Tuy bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, nhưng Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vẫn cảnh báo khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, Kon Tum có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8.

Cùng đó là đợt mưa to đến rất to ở nhiều địa phương. Cụ thể, từ chiều nay, ở khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50mm, có nơi trên 70mm.

Từ nay đến đêm 29-9, ở khu vực Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-250mm, có nơi trên 300mm.

Khu vực đồng bằng, ven biển Bắc Bộ và Hoà Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 70-150mm, có nơi trên 180mm. Đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét trượt lở đất ở vùng núi, ngập úng tại vùng thấp.

+Ghi nhận trên tuyến QL1 qua tỉnh Quảng Nam, từ sáng nay, nước bắt đầu dâng cao tràn qua đường. Lúc 11 giờ, đoạn QL1 qua huyện Phú Ninh ngập sâu hơn 50cm, xe máy, ô tô 4-7 chỗ không qua được.

CSGT lập chốt hướng dẫn giao thông. Ảnh: T.NHẬT

CSGT lập chốt hướng dẫn giao thông. Ảnh: T.NHẬT

Thượng tá Nguyễn Thanh Nhân, Trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, đơn vị đang cử hai tổ công tác túc trực ở hai đầu (Trạm CSGT Thăng Bình và ngã tư Kỳ Lý, huyện Phú Ninh) để hướng dẫn phương tiện lưu thông.

“Hiện nay nước ngập sâu, xe 4-7 chỗ không qua được. Hai trạm trực chốt ở hai đầu chỉ cho xe tải cở lớn đi qua. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi mực nước để hướng dẫn các phương tiện lưu thông an toàn trên QL1”, thượng tá Nhân nói.

Trong đêm 27, sáng 28-9, 100% cán bộ Phòng CSGT túc trực để hướng dẫn phương tiện qua lại trên các tuyến đường trọng yếu và hỗ trợ người dân khi có sự cố bất thường.

AN HIỀN - T.NHẬT

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm