Tâm bão số 4 đang nằm giữa Quảng Nam - Đà Nẵng, giật cấp 13

(PLO)-  Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vào lúc 4 giờ sáng nay (ngày 28-9), vị trí tâm bão đang nằm giữa Đà Nẵng và Quảng Nam, cương độ bão đang cấp 11, giật cấp 13.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

DIỄN BIẾN CHÍNH BÃO SỐ 4

. Thực hiện chỉ đạo của Cục CSGT - Bộ Công an, Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng phối hợp với các đơn vị của Cục CSGT tại khu vực Miền Trung, đơn vị quản lý đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi tiến hành cấm toàn bộ phương tiện đi vào cao tốc này kể từ 22 giờ đêm nay.

. Lúc 22 giờ ngày 27-9, vị trí tâm bão đang ở ngay trên vùng biển Quảng Trị-Quảng Ngãi.

. 0 giờ ngày 28-9, Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4 tiếp tục họp bàn phương án ứng phó.

. Cục Hàng không cho biết hiện đã có 10/22 sân bay cả nước tạm thời đóng cửa để ứng phó bão số 4.

. Bão số 4 - Noru là một trong những cơn bão được dự báo mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ.

Bão đang di chuyển thần tốc

Thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia lúc 8 giờ sáng 27-9 cho biết bão Noru vẫn đang mạnh lên.

Theo đó, lúc 7 giờ sáng, vị trí tâm bão ở khoảng 15,5 độ Vĩ Bắc; 112,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa, cách đất liền khu vực Đà Nẵng-Quảng Ngãi khoảng 360km về phía Đông.

Bão Noru đang mạnh lên sát cấp siêu bão. Ảnh: VNDMS
Bão Noru đang mạnh lên sát cấp siêu bão. Ảnh: VNDMS

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15 (150-183 km/giờ), giật trên cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 300 km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 25 km và có khả năng mạnh thêm.

Đến 19 giờ tối, vị trí tâm bão ở khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 109,7 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 170 km về phía Đông Nam, Quảng Nam, Quảng Ngãi khoảng 120 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183 km/giờ), giật trên cấp 17.

Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25 km, đi vào đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ. Đến 7 giờ 28-9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Quảng Trị-Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (118-149 km/giờ), giật cấp 15.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): Từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 115,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4.

BẠN ĐỌC XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

AN HIỀN

Học sinh ở Phú Yên nghỉ học 2 ngày để tránh bão Noru

Sáng 29-9, thông tin từ Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên, cho biết Sở vừa có văn bản gửi Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, TP, cùng các đơn vị trực thuộc Sở cho học sinh nghỉ học và triển khai các biện pháp để phòng tránh bão số bốn (bão Noru).

Đường đi của bão Noru. Ảnh: VNDMS

Đường đi của bão Noru. Ảnh: VNDMS

Theo đó, Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên yêu cầu các đơn vị trên cho phép học sinh các bậc cấp trên địa bàn tỉnh nghỉ học từ 13 giờ ngày 27-9 đến hết ngày 28-9.

Sở cũng yêu cầu Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục phải thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến thời tiết trên địa bàn để thông tin cho học sinh, giáo viên, nhân viên đơn vị, trường học biết.

Nếu bị ngập lụt, sạt lở và bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không an toàn cho học sinh do bão số 4 gây ra thì chủ động tiếp tục cho học sinh tạm nghỉ học.

Đồng thời báo cáo về Sở GD&ĐT qua số điện thoại của lãnh đạo Sở GD&ĐT hoặc thông qua zalo nhóm hiệu trưởng, zalo nhóm lãnh đạo phòng giáo dục hoặc email: vanphong@phuyen.edu.vn.

Duy trì lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn, phân công lãnh đạo thường trực 24/24 giờ tại đơn vị, trường học...

TẤN LỘC

Huy động hơn 240.000 cán bộ chiến sĩ sẵn sàng ứng phó bão số 4

Theo báo cáo của Bộ Tham mưu Bộ đội Biên phòng, tính đến rạng sáng 27-9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, TP ven biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận đã hướng dẫn cho 57.840 phương tiện với khoảng 300.000 người biết diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động vòng, tránh ra khỏi vùng nguy hiểm của bão số 4 (Noru).

Bộ đội Biên phòng Bình Thuận hướng dẫn các tàu thuyền neo đậu an toàn. Ảnh TT.

Bộ đội Biên phòng Bình Thuận hướng dẫn các tàu thuyền neo đậu an toàn. Ảnh TT.

Cụ thể có 51 tàu với 437 thuyền viên hoạt động tại khu vực Bắc và giữa biển Đông bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

5.938 tàu/42.485 người hoạt động ở các khu vực khác và đã có 51.851 tàu/256.756 người neo đậu tại các bến.

Lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó với bão số 4 cũng đã được huy động gần 250.000 cán bộ chiến sĩ với 2.921 phương tiện các loại, trong đó ô tô 1.409; xe đặc chủng 238; tàu 98; xuồng các loại 1.176.

PHƯƠNG NAM

Thủ tướng chủ trì họp ứng phó khẩn cấp bão Noru trực tuyến tới hơn 1.155 xã phường

Trưa 27-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tục có Công điện 865 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 4.

+ Trước đó, sáng 27-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến về ứng phó khẩn cấp với bão số 4.

Cuộc họp được kết nối trực tuyến tới tám địa phương khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có khả năng chịu ảnh hưởng của bão, gồm Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum; 88 quận, huyện, thị xã; 1.155 xã, phường, thị trấn.

Tại cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu phải có phương án giảm thiểu tối đa thiệt hại về người, tài sản, di sản, điều kiện, sinh kế của người dân, ngay từ khi bão chưa đổ bộ.

Thủ tướng nhấn mạnh một số nhiệm vụ cần làm ngay như ktrương rà soát, kêu gọi tàu thuyền, ngư dân nằm trong vùng nguy hiểm tìm nơi tránh trú, kêu gọi ngư dân không đánh bắt trong những ngày này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến về ứng phó khẩn cấp với bão số 4. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến về ứng phó khẩn cấp với bão số 4. Ảnh: VGP

Rà soát kiên quyết sơ tán người dân tại những nơi nguy hiểm; bảo đảm an toàn hồ đập, lồng bè nuôi trồng thủy sản; bảo vệ học sinh, khách du lịch; bảo vệ di sản, nhất là phố cổ Hội An; ứng phó với áp thấp nhiệt đới, hoàn lưu bão, nguy cơ sạt lở đất, lũ lụt sau bão…

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, theo dự báo của các cơ quan chức năng, cơn bão số 4 diễn biến phức tạp, tăng 2 cấp so với ngày hôm qua, cường độ mạnh, di chuyển nhanh trong khi khả năng ứng phó còn có những hạn chế.

Thủ tướng nhất trí với quan điểm công tác phòng chống bão phải chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống “cao hơn 1 cấp” để có sự chủ động chuẩn bị, nếu chuẩn bị tốt thì khi cơn bão đổ bộ với cường độ mạnh hơn dự kiến thì vẫn bảo đảm an toàn, ngược lại nếu bão đổ bộ mạnh hơn dự kiến mà không chuẩn bị tốt thì thiệt hại sẽ lớn.

Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo, các bộ ngành, địa phương tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong bất cứ hoàn cảnh nào; không để bị động, bất ngờ, gây thiệt hại tính mạng và tài sản người dân, không hốt hoảng, lo sợ, mất bình tĩnh.

“Cần tập trung chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt nhất, đặt mục tiêu bảo đảm an toàn, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết” – Thủ tướng nhấn mạnh và đề nghị vừa phòng tốt, vừa chống đỡ có hiệu quả với phương châm 4 tại chỗ; chuẩn bị tốt nhất để kịp thời ứng phó diễn biến xấu có thể xảy ra, hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Thủ tướng khẳng định: “Mục tiêu cao nhất là bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, đặc biệt là bảo vệ tính mạng người dân, cương quyết di dời người dân ra khỏi nơi nguy hiểm; trong đó hết sức chú ý bảo vệ các đối tượng yếu thế, học sinh, người già, phụ nữ mang thai, trẻ em, người tàn tật, khách du lịch phải ở lại do bão”… CHI TIẾT TẠI ĐÂY

TẤN VIỆT - AN HIỀN

Đà Nẵng yêu cầu người dân không ra khỏi nhà từ 20 giờ ngày 27-9

Sáng 27-9, UBND TP Đà Nẵng có văn bản gửi các cơ quan chức năng để ứng phó với bão số 4.

Theo đó, để đảm bảo an toàn, UBND TP Đà Nẵng yêu cầu người dân (trừ các lực lượng làm nhiệm vụ) không ra khỏi nhà bắt đầu từ 20 giờ ngày 27-9 đến khi có thông báo tiếp theo.

Video: Cập nhật tình hình mưa bão ở Đà Nẵng, tính đến chiều ngày 27-9

UBND TP cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị tuyệt đối không để người ở lại trên các trên tàu cá, lán trại tạm công trình đang xây dựng từ 14 giờ ngày 27-9 cho đến khi có tin cuối cùng về cơn bão số 4.

Người dân ở Đà Nẵng đi chợ mua lương thực, thực phẩm dữ trữ. Ảnh: NGÔ QUANG
Người dân ở Đà Nẵng đi chợ mua lương thực, thực phẩm dữ trữ. Ảnh: NGÔ QUANG

. Cùng ngày, Sở GTVT TP Đà Nẵng đã triển khai phương án cấm lưu thông một số cầu, hầm, tuyến đường trên địa bàn TP Đà Nẵng để phòng tránh bão số 4.

Cầu Thuận Phước, cầu Sông Hàn, cầu Trần Thị Lý, cầu Rồng, cầu Phò Nam và cầu vượt Ngã ba Huế sẽ áp dụng phương án cấm lưu thông theo các cấp độ gió. Đáng chú ý, Khi gió đạt cấp 10 (tương ứng vận tốc từ 24,5 đến 28,4 m/s) sẽ phong tỏa, cấm tất cả các loại phương tiện qua các cầu.

Đà Nẵng cấm người dân lưu thông qua cầu khi gió bắt đầu đạt từ cấp 6. Ảnh: HOÀI AN
Đà Nẵng cấm người dân lưu thông qua cầu khi gió bắt đầu đạt từ cấp 6. Ảnh: HOÀI AN

Đối với các hầm chui tại nút giao Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương, nút giao thông phía tây cầu Trần Thị Lý, nút phía tây cầu Sông Hàn, khi có sự cố ngập nước, cấm các phương tiện lưu thông để bảo đảm an toàn.

. Sở Công Thương TP Đà Nẵng cũng có văn bản đề nghị UBND các quận, huyện chỉ đạo Ban Quản lý chợ và các đơn vị trực thuộc tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh, tiểu thương tại chợ tăng cường dự trữ hàng hoá thiết yếu, không lợi dụng thiên tai, bão lụt để đầu cơ, găm hàng, nâng giá.

. Cùng trong sáng 27-9, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có công điện về việc ứng phó với bão số 4.

Theo đó các địa phương chỉ đạo các khu chợ truyền thống tạm ngừng mua bán vào từ 15 giờ ngày 27-9; yêu cầu người dân không được ra đường (cấm đường hoàn toàn) từ 21 giờ ngày 27-9 (trừ các lực lượng làm nhiệm vụ và các trường hợp đặc biệt) cho đến khi có thông báo của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

NGÔ QUANG - LÊ PHI - NGUYỄN DO

Quảng Nam cho người lao động nghỉ làm, Lý Sơn ghi nhận gió cấp 6-7

Video: Lý Sơn ghi nhận gió cấp 6-7, có mưa lớn

Sáng 27-9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đã ký ban hành công văn ứng phó với bão gửi các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị Nhà nước trên địa bàn nghỉ làm việc kể từ 12 giờ ngày 27-9 đến hết ngày 28-9 (trừ các bộ phận liên quan đến phòng, chống thiên tai và các lực lượng khác do thủ trưởng đơn vị quyết định).

Người dân được sơ tán trong sáng 27-9. Ảnh: THANH NHẬT

Người dân được sơ tán trong sáng 27-9. Ảnh: THANH NHẬT

Các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, nhà máy tư nhân trên địa bàn tỉnh cho công nhân, người lao động… nghỉ làm trong thời gian trên.

Cùng với đó, tỉnh Quảng Nam yêu cầu người dân không ra khỏi nhà kể từ 18 giờ ngày 27-9 cho đến khi có thông báo mới của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh.

*Lúc 10 giờ 40 phút, bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, đảo Lý Sơn đã cảm nhận được ảnh hưởng của bão số 4, ghi nhận gió cấp 6-7. Từ sáng sớm, trên địa bàn có mưa lớn.

Theo bà Hương, hiện nay công tác ứng phó với bão đã xong, toàn bộ người dân ở vùng có nguy cơ đã được di dời, sơ tán xen ghép và tập trung. Huyện sẽ cử lực lượng túc trực xuyên suốt, sẵn sàng hỗ trợ người dân khi có yêu cầu.

“Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện túc trực 24/24, các cán bộ thuộc các tổ phân công, theo dõi diễn biến tại địa bàn báo cáo Ban chỉ huy theo nhiệm vụ được giao” - bà Hương nói.

. Trước đó, theo báo cáo nhanh từ sáu huyện miền núi cao của tỉnh gồm: Phước Sơn, Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang, Nam Trà My và Bắc Trà My, đến nay công tác dự trữ gạo, lương thực thực phẩm tại các địa phương này đang được khẩn trương triển khai, cơ bản đáp ứng khi có tình huống bị cô lập xảy ra.

THANH NHẬT - LÊ PHI

Đêm 27, ráng sáng 28 là thời điểm bão mạnh nhất

Video: Hướng dẫn người dân cách phòng chống bão. Nguồn: Tổng cục Phòng, chống thiên tai

Trưa nay, 27-9, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã sang thăm, động viên cán bộ, nhân viên Tổng cục Khí tượng thuỷ văn quốc gia và trao đổi về công tác dự báo bão số 4.

Báo cáo Bộ trưởng về công tác dự báo bão số 4, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, cho biết thời điểm hiện tại bão Noru đang cách bờ biển Quảng Nam - Quảng Ngãi khoảng 320 km, cường độ cấp 14-15, giật cấp 17.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà sang thăm, động viên cán bộ, nhân viên Tổng cục Khí tượng thuỷ văn quốc gia và trao đổi về công tác dự báo bão số 4.
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà sang thăm, động viên cán bộ, nhân viên Tổng cục Khí tượng thuỷ văn quốc gia và trao đổi về công tác dự báo bão số 4.

Ông Khiêm nhấn mạnh bán kính ảnh hưởng của bão rất rộng nên dù tâm bão vẫn ở ngoài biển nhưng đã gây gió mạnh trên đất liền. Thời điểm bắt đầu ảnh hưởng của bão sẽ từ chiều tối và đêm nay, trong đó thời điểm nguy hiểm nhất trên đất liền với gió mạnh nhất sẽ từ đêm nay đến rạng sáng ngày mai, 28-9, kéo dài từ 10-12 giờ trên đất liền.

Khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất vẫn tập trung vào Đà Nẵng, Quảng Nam, bắc Quảng Ngãi. Rìa phía sau là Bình Định, Thừa Thiên - Huế với cấp gió 11-12 cũng rất nguy hiểm.

Còn theo chuyên gia khí tượng Lê Thanh Hải, Hội khí tượng thuỷ văn Việt Nam, khả năng bão Noru mạnh lên thành cấp siêu bão chưa được rõ ràng, tuy nhiên đây là cơn bão rất rất mạnh, xấp xỉ mức siêu bão. “Nơi nguy hiểm nhất là đảo Lý Sơn, khi bão quét qua có thể giữ cấp 13-15, sau đó mới giảm cấp khi bão vào bờ” - ông Hải cho hay.

Nhấn mạnh về tình hình mưa, ông Hải đề nghị cần chú ý hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai đề phòng gió bão mạnh cấp 10-11, là những khu vực có sự chống chọi với bão thấp hơn nhiều so với các tỉnh ven biển.CHI TIẾT TẠI ĐÂY

AN HIỀN

Bộ trưởng Lê Minh Hoan kiểm tra ứng phó bão số 4 tại Thừa Thiên - Huế

Trưa 27-9, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra công tác ứng phó với bão số 4 tại Thừa Thiên - Huế.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan kiểm tra tại khu neo đậu tàu thuyền Phú Hải. Ảnh: NGUYỄN DO

Bộ trưởng Lê Minh Hoan kiểm tra tại khu neo đậu tàu thuyền Phú Hải. Ảnh: NGUYỄN DO

Tại khu neo đậu tàu thuyền Phú Hải (xã Phú Hải, huyện Phú Vang), bộ trưởng đã kiểm tra công tác neo đậu tàu thuyền, đảm bảo an toàn về người và tài sản khi bão ảnh đổ bộ vào đất liền.

Báo cáo với bộ trưởng, địa phương cho biết trong những ngày qua, theo công điện của trung ương, địa phương đã thông báo, yêu cầu tàu thuyền về các khu neo đậu tránh bão; tuyệt đối không để người dân ở trên tàu trong thời điểm bão ảnh hưởng đến đất liền.

Trước đó, đoàn công tác của bộ NNPTNT đã đến kiểm tra về công tác phòng chống bão tại khu tái định cư Tân Thanh, công tác di dân và khu nuôi trồng thủy sản tại thôn 14 thuộc xã Quảng Công, huyện Quảng Điền.

. Trước đó, cũng trong sáng 27-9, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có công điện về việc ứng phó với bão số 4.

Theo đó các địa phương chỉ đạo các khu chợ truyền thống tạm ngừng mua bán vào từ 15 giờ ngày 27-9; yêu cầu người dân không được ra đường (cấm đường hoàn toàn) từ 21 giờ ngày 27-9 (trừ các lực lượng làm nhiệm vụ và các trường hợp đặc biệt) cho đến khi có thông báo của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

NGUYỄN DO

Bình Định sơ tán dân ở vùng nguy cơ trước 15 giờ

.Tỉnh Bình Định kích hoạt kịch bản ứng phó thiên tai cấp độ 4

Ngày 27-9, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, chủ trì cuộc họp Ban Chỉ huy tiền phương tại phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn về triển khai công tác ứng phó bão số 4.

Video: Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định kiểm tra công tác phòng chống bão

Ông Tuấn yêu cầu sơ tán tất cả người ở trên tàu thuyền, vùng ngập, ven biển, những nơi nguy cơ cao đến nơi an toàn trước 15 giờ chiều 27-9.

Lãnh đạo tỉnh Bình Định họp bàn phương án ứng phó bão số 4 tại phường Tam Quan Bắc. Ảnh: LK.

Lãnh đạo tỉnh Bình Định họp bàn phương án ứng phó bão số 4 tại phường Tam Quan Bắc. Ảnh: LK.

Ông Tuấn cho hay, theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã kích hoạt kịch bản ứng phó thiên tai rủi ro cấp độ 4. Tỉnh đã tổ chức nhiều đoàn công tác đi đến các địa phương để kiểm tra công tác phòng chống bão, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.

Theo ông Tuấn, mặc dù hướng tâm bão còn cách xa Bình Định nhưng yêu cầu các cơ quan, đơn vị và người dân không được chủ quan, để hạn chế tối đa nguy cơ rủi ro.

Ông Phạm Anh Tuấn thăm, động viên người dân xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ sớm di dời tới nơi an toàn. Ảnh: LK.
Ông Phạm Anh Tuấn thăm, động viên người dân xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ sớm di dời tới nơi an toàn. Ảnh: LK.

Trong sáng 29-7, ông Tuấn cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra cảng cá Tam Quan, thị xã Hoài Nhơn, xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ và chấn chỉnh công tác vệ sinh, các bếp ăn tập thể, căn dặn chính quyền không để bà con thiếu đói trong thời gian tránh bão.

Tỉnh cũng chỉ đạo dự trữ lương thực, thuốc men... huy động gần 42.300 người thuộc nhiều lực lượng tham gia ứng phó bão.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định nhắc nhở trường tiểu học Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ để xảy ra nhếch nhác trong điểm trú tránh bão. Ảnh: LK

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định nhắc nhở trường tiểu học Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ để xảy ra nhếch nhác trong điểm trú tránh bão. Ảnh: LK

Kiểm tra chỗ trú, tránh bão tại trường mần non Mỹ Đức.

Kiểm tra chỗ trú, tránh bão tại trường mần non Mỹ Đức.

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết tỉnh kích hoạt kịch bản ứng phó thiên tai cấp 4.

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết tỉnh kích hoạt kịch bản ứng phó thiên tai cấp 4.

Tàu thuyền neo đậu an toàn tại cảng cá Tam Quan, Hoài Nhơn.

Tàu thuyền neo đậu an toàn tại cảng cá Tam Quan, Hoài Nhơn.

+ Chiều 27-9, trao đổi với PLO, một lãnh đạo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN&PTDS tỉnh Bình Định, cho biết vừa có công điện về việc phòng, chống bão số 4.

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định kiểm tra và chỉ đạo về phòng, chống bão số 4. Ảnh: LK

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định kiểm tra và chỉ đạo về phòng, chống bão số 4. Ảnh: LK

Theo đó, để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT-TKCN&PTDS tỉnh yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT-TKCN&PTDS các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã và TP khẩn trương tổ chức sơ tán dân vùng có nguy cơ gió mạnh của bão, sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng ven sông, ven biển đến nơi an toàn. Yêu cầu ngư dân trên các lồng bè, trên thuyền đánh cá vào nơi neo đậu phải rời vị trí đến nơi trú tránh an toàn.

Những việc này phải hoàn thành trước 15 giờ ngày 27-9 và báo cáo trước 16 giờ cùng ngày.

+ Trưa 27-9, Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Định có thông báo về việc tạm thời tạm dừng việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả thủ tục hành chính theo phương thức trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Trung tâm). Thời gian tạm thời tạm dừng việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả thủ tục hành chính theo phương thức trực tiếp kể từ 13 giờ 30 phút ngày 27-9 đến trưa 28-9.

+ Sáng 27-9, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bình Định phát tin cảnh báo cấp độ rủi ro do thiên tai cấp 4, khu vực Bình Định có mưa to, biển động dữ dội do ảnh hưởng của bão số 4. Do đó, cần đề phòng ảnh hưởng của bão, nhất là tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông.

Toàn bộ tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy sản, các hoạt động tại những vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão.

Vùng ven biển Bình Định dự báo có sóng lớn đổ bộ. Ảnh: LK

Vùng ven biển Bình Định dự báo có sóng lớn đổ bộ. Ảnh: LK

Cụ thể, từ sáng 27-9, vùng biển ngoài khơi khu vực Bình Định có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14, giật cấp 16, sóng biển cao 8-10 m, biển động dữ dội. Từ chiều 27-9, vùng biển ven bờ khu vực Bình Định (bao gồm Cảng biển Quy Nhơn) sóng biển cao 3-5 m, vùng gần tâm bão 6-8 m.

Cảnh báo gió mạnh trên đất liền, ven biển khu vực Bình Định (gồm các huyện thị từ thị xã Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, thị xã An Nhơn, Tuy Phước, TP Quy Nhơn): Từ tối và đêm 27-9 có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15. Các khu vực sâu hơn trong đất liền gồm huyện An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Vân Canh có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 12-13.

Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bình Định cũng cảnh báo từ 27-9 đến 28-9 ở khu vực Bình Định có mưa to đến rất to, dông kèm gió giật mạnh.

Tổng lượng mưa phổ biến ở các huyện An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, thị Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Vân Canh 100-200 mm, có nơi trên 300 mm; các huyện Tây Sơn, Tuy Phước, thị xã An Nhơn, TP Quy Nhơn 80-150 mm, có nơi trên 200 mm.

Các tàu thuyền ở thị xã Hoài Nhơn được neo đậu an toàn. Ảnh: LK.

Các tàu thuyền ở thị xã Hoài Nhơn được neo đậu an toàn. Ảnh: LK.

Sáng nay, 27-9, Cơ quan Thường trực, Ban Chỉ huy PTDS-PCTT&TKCN, Bộ đội Biên phòng thông báo, các tỉnh, thành tuyến biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận đã tổ chức bắn pháo hiệu báo bão tại 33 điểm; phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo, hướng dẫn cho 57.840 phương tiện/299.678 người biết diễn biến, hướng đi của bão để chủ động di chuyển vòng tránh, thoát khỏi khu vực nguy hiểm.

Bộ đội Biên phòng các tỉnh Quảng Nam, Bình Định tổ chức lực lượng phối hợp với địa phương tổ chức chằng chống 650 nhà dân (Quảng Nam 232 nhà, Bình Định 418 nhà).

Q.NAM - LÊ KIẾN

Khách sạn, doanh nghiệp ở Quảng Nam, Quảng Ngãi đón dân tránh bão số 4

Để đảm bảo an toàn cho người dân khi bão số 4 sắp đổ bộ, Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An (Hoiana) đã mở cửa đón người dân trong khu vực nguy hiểm đến tránh bão.

Hiện Hoiana sẵn sàng cung cấp chỗ ở và hậu cần cho khoảng 400 người.

Nhân viên Hoà Phát Dung Quất chuẩn bị bữa ăn cho người dân

Nhân viên Hoà Phát Dung Quất chuẩn bị bữa ăn cho người dân

Tại huyện Duy Xuyên, sáng 27-9, Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An (Hoiana) kết hợp cùng các cơ quan địa phương tiếp đón khoảng gần 200 người dân xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên tới sơ tán, phần lớn là người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.

Công an hỗ trợ người dân.

Công an hỗ trợ người dân.

Sáng 27-9, rất đông người đến đăng ký tại Hoiana.

Sáng 27-9, rất đông người đến đăng ký tại Hoiana.

Ông Steve Wolstenholme, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Hoiana chia sẻ: “Hoiana luôn lấy sự an toàn làm ưu tiên hàng đầu. Chúng tôi luôn mở rộng cửa, sẵn sàng đón những người dân trong vùng tới tránh bão. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để những người dân có thể an toàn và cảm thấy thoải mái nhất trong những ngày tới”.

Hiện Hoiana đã chuẩn bị gần 100 phòng, chăn đệm và nước sạch, đảm bảo đủ đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho người dân. Ngoài phòng ở, Hoiana cũng sẽ cung cấp đầy đủ bữa ăn cho tất cả người dân đến trú tránh bão tại Hoiana trong những ngày tới. Dự kiến Hoiana sẽ tiếp đón thêm khoảng 200 người dân đến từ hai xã trong khu vực dự án.

Chị Sen - đại diện Villa Mi An, TP Hội An cho biết đã đón người dân đến tránh bão từ chiều 26-9. Hiện nay, hai villa đã đầy chỗ, một villa còn chỗ trống sẽ tiếp tục đón người dân đến tránh bão trong chiều nay.

“Cũng như mọi năm mưa bão, các căn Villa Hội An sẽ hỗ trợ cho người dân trú bão nếu chưa tìm được chỗ. Hiện hai căn đã full phòng cho người dân ở, căn còn lại 16 phòng vẫn còn trống. Bạn nào cần liên hệ số điện thoại chị Sen 0899884088 hoặc chị Vân 0905077772 để đăng ký”- quản lý Villa viết trên facebook.

. Sáng cùng ngày tại Quảng Ngãi, nhân viên công ty Thép Hoà Phát Dung Quất phối hợp với các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn khu kinh tế Dung Quất hỗ trợ sơ tán hàng trăm người dân đang sinh sống tại khu vực nguy hiểm ở xã Bình Đông, huyện Bình Sơn đến Ký túc xá của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hoà Phát Dung Quất để tránh trú bão an toàn.

Hoà Phát Dung Quất bố trí xe đón người dân sơ tán.

Hoà Phát Dung Quất bố trí xe đón người dân sơ tán.

Ngoài việc hỗ trợ chỗ ở cho người dân trong quá trình sơ tán, Công ty còn bố trí xe đưa đón, thực phẩm thiết yếu như bánh, sữa, cung cấp bữa ăn miễn phí cho bà con tối 27-9 và ăn nhẹ sáng 28-9.

Đối với trẻ em, công ty bố trí người cung cấp cháo dinh dưỡng trong thời gian tránh trú cơn bão số 4.

T.NHẬT

Đảo Lý Sơn gió đang ở cấp 8-9, giật cấp 11

+ Tính đến 16 giờ ngày 27-9, tỉnh Quảng Nam đã di dời, sơ tán 37.350 hộ với tổng 116.982 người. Trong đó, sơ tán tập trung 10.784 hộ với 36.701 người, sơ tán xen ghép 26.566 hộ với 80.281 người.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thị xã Điện Bàn, cho biết đã có tám người bị thương trong quá trình phòng chống bão, trong đó sáu người đang được điều trị ở bệnh viện.

+ Ghi nhận tại TP Tam Kỳ, lúc 14 giờ 50 trời mưa lớn, có gió nhẹ. Hầu hết người dâu ở các vùng nguy hiểm đã được sơ tán đến nơi an toàn.

Để tăng cường công tác chủ động ứng phó và khắc phục thiệt hại do bão số 4, chiều 27-9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh ký văn bản, cấm tất cả các phương tiện tham gia giao thông và các phương tiện xe máy chuyên dùng khác (trừ các phương tiện tham gia công tác phòng, chống thiên tai) hoạt động, lưu thông trên các tuyến đường cho đến khi có thông báo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Nam. Thời gian cấm kể từ 18 giờ ngày 27-9.

Gió lớn trên đảo Lý Sơn. Ảnh: THANH NHẬT

Gió lớn trên đảo Lý Sơn. Ảnh: THANH NHẬT

Đối với các phương tiện ngoài tỉnh di chuyển qua địa bàn tỉnh Quảng Nam, UBND tỉnh yêu cầu Sở GTVT, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo lực lượng chức năng hỗ trợ, hướng dẫn cho các phương tiện tìm nơi tránh, trú bão an toàn.

Đảo Lý Sơn hiện gió đang ở cấp 8-9, giật cấp 11. Ảnh: THANH NHẬT

Đảo Lý Sơn hiện gió đang ở cấp 8-9, giật cấp 11. Ảnh: THANH NHẬT

+ Còn tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, lúc 15 giờ 10 phút, bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết gió trên đảo đang ở cấp 8-9 giật cấp 11. Toàn bộ người dân vùng nguy cơ đã được di dời, sơ tán đến nơi an toàn.

“Còn một tiếng nữa huyện Lý Sơn sẽ cấm toàn bộ người dân, phương tiện ra đường. Hiện nay, các lực lượng đã vào vị trí, sẵn sàng mọi phương án ứng phó bão số 4” - bà Hương nói.

THANH NHẬT

Khánh Hòa sẽ cưỡng chế nếu người dân trên lồng bè không vào tránh bão số 4

Ngày 27-9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Khánh Hòa đã có công điện số 3 tiếp tục triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 4.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa kêu gọi người dân không ở lại trên lồng bè nuôi trồng thủy sản. Ảnh: THANH KHIÊM

Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa kêu gọi người dân không ở lại trên lồng bè nuôi trồng thủy sản. Ảnh: THANH KHIÊM

Theo đó, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Khánh Hòa đề nghị các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh về các biện pháp ứng phó với bão số 4.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với chính quyền các địa phương hỗ trợ người dân chằng néo, gia cố nhằm đảm bảo an toàn cho lồng bè nuôi trồng thủy sản. Đồng thời yêu cầu người dân trên các lồng bè vào nơi tránh trú an toàn trước 14 giờ ngày 27-9.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đề nghị kiên quyết cưỡng chế đối với những trường hợp người dân không chấp hành yêu cầu vào nơi tránh trú an toàn.

Bên cạnh đó các lực lượng cứu hộ, cứu nạn bố trí lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Trong ngày 27-9, lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa đã kiểm tra công tác ứng phó bão số 4 tại các địa phương. UBND tỉnh yêu cầu các địa phương có phương án đảm bảo nơi tránh trú cho tàu thuyền, lồng bè. Đồng thời sẵn sàng phương án di dời người dân ở những nơi xung yếu đến khu vực an toàn.

Khánh Hòa hỗ trợ người dân thực hiện việc chằng néo, gia cố đảm bảo an toàn cho lồng bè nuôi trồng thủy sản, yêu cầu người dân vào nơi tránh trú và kiên quyết cưỡng chế nếu không chấp hành.

Bão số 4 giật cấp 17 đang cách Đà Nẵng-Quảng Ngãi khoảng 270km

Dự báo đến 1 giờ ngày 28-9, bão số 4 mạnh cấp 14-15, giật cấp 17 ở trên vùng biển Thừa Thiên Huế-Quảng Ngãi.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ chiều nay, 27-9, bão số 4 đang ở khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 111,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa.

Với vị trí này, bão cách đất liền khu vực Đà Nẵng-Quảng Ngãi khoảng 270km về phía Đông. Cường độ bão vẫn đang rất mạnh ở cấp 14-15 (150-183km/giờ), giật trên cấp 17.

Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 300km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.

Dự báo vùng ảnh hưởng của bão số 4. Ảnh: KTTVQG

Dự báo vùng ảnh hưởng của bão số 4. Ảnh: KTTVQG

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km. Đến 01 giờ ngày 28-9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 108,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển Thừa Thiên Huế-Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15 (150-183km/giờ), giật cấp 17.

Thông tin về tác động của cơn bão, ông Trần Quang Năng, Tổng cục Khí tượng thuỷ văn, cho biết đây là cơn bão lịch sử.

“Với cấp gió rất lớn như vậy thì ở trên tất cả vùng biển Trung bộ, các tàu trọng tải lớn nếu nằm trong vùng nguy hiểm của bão đều có thể bị đánh đắm” - ông Năng nói.

Cũng theo ông Năng, khi bão vào ven bờ, toàn bộ các hoạt động kinh tế xã hội đều bị ảnh hưởng. Đặc biệt các khu vực nuôi trồng thuỷ sản, khu vực neo đậu tàu thuyền nếu không có phương án kỹ càng thì vẫn có thể bị thiệt hại. Vì cấp gió trên 13 có sức tàn phá rất lớn, kèm theo đó là những cột sóng cao từ 4-6m, vùng trung tâm bão 6-8 m thì có thể gây chìm đắm nhiều tàu, kể cả dù đã neo đậu trong cảng.

Trên đất liền dự báo bão sẽ có sức gió cấp từ 12-14, giật cấp 15. Nếu ở cấp 14-15 thì sức tàn phá cực kỳ lớn, nhiều công trình sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là với những công trình thiếu kiên cố, các hoạt động giao thông, xây dựng cũng bị đình trệ.

“Thời điểm gió mạnh nhất sẽ kéo dài từ 21 giờ tối nay kéo dài đến sáng sớm mai, là thời gian cực kỳ nguy hiểm. Chúng tôi khuyến cáo toàn bộ người dân vùng ven biển từ Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, phía bắc Bình Định phải trú ẩn an toàn, tuyệt đối không ra ngoài trong thời gian này để hạn chế thấp nhất thiệt hại của cơn bão lịch sử này” - ông Năng nhấn mạnh.

AN HIỀN

TP Đà Nẵng bắt đầu có mưa lớn

+ Sở GTVT Đà Nẵng đã đóng cầu Thuận Phước

Video: Sở GTVT Đà Nẵng đã đóng cầu Thuận Phước và hướng dẫn người dân đi các cầu khác.

Đến 16 giờ ngày 27-9 sở GTVT Đà Nẵng đã đóng cầu Thuận Phước và hướng dẫn người dân đi các cầu khác. Đến 20 giờ cơ quan chức năng sẽ đóng tiếp các cầu đi qua sông Hàn.

Sở GTVT Đà Nẵng đã đóng cầu Thuận Phước và hướng dẫn người dân đi các cầu khác. Ảnh: VĂN QUANG

Sở GTVT Đà Nẵng đã đóng cầu Thuận Phước và hướng dẫn người dân đi các cầu khác. Ảnh: VĂN QUANG

Gió ở biển Mỹ Khê Đà Nẵng đã mạnh lên, quật từng cơn, mưa nặng hạt hơn. Ảnh: HẢI HIẾU

Gió ở biển Mỹ Khê Đà Nẵng đã mạnh lên, quật từng cơn, mưa nặng hạt hơn. Ảnh: HẢI HIẾU

UBND huyện Hòa Vang cho hay đã tổ chức sơ tán 6.569 hộ/21.278 nhân khẩu. Trong đó, sơ tán tập trung là 1.243 hộ/4.085 nhân khẩu đến 65 địa điểm an toàn, còn lại là sơ tán tại chỗ từ nhà không kiên cố sang nhà kiên cố.

Công an huyện Hòa Vang vận động, hỗ trợ người dân sơ tán đến nơi an toàn. Ảnh: TẤN VIỆT

Công an huyện Hòa Vang vận động, hỗ trợ người dân sơ tán đến nơi an toàn. Ảnh: TẤN VIỆT

Riêng địa bàn xã Hòa Sơn có 642 công nhân, sinh viên thuê trọ ở lại nên huyện Hòa Vang đã tổ chức sơ tán toàn bộ đến nơi an toàn.

+ Huy động 4 xe thiết giáp để thị sát và cứu hộ

Chiều 27-9, Đại tá Nguyễn Quang Vinh, Phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự TP Đà Nẵng cho biết, đã chuẩn bị hết lực lượng và phương tiện sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 4.

Bốn xe thiết giáp chuẩn bị cho việc thị sát, cứu hộ

Bốn xe thiết giáp chuẩn bị cho việc thị sát, cứu hộ

Đại tá Vinh thông tin thêm, hiện nay, tại trụ sở Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố huy đã tập kết sẵn 4 xe thiết giáp, trong đó có một xe lội nước, sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ trong bão Noru. Vì xe thiết giáp mới di chuyển an toàn trong bão.

“Khi bão đổ bộ, các xe bọc thép sẽ làm song song hai nhiệm vụ chở lãnh đạo đi thị sát tình hình trong bão và cứu nạn, cứu hộ trong tình huống nhà dân bị nạn, sự cố. Trong các đợt bão trước đây, xe thiết giáp của Bộ chỉ huy quân sự Đà Nẵng cũng được huy động đi giúp dân”, Đại tá Vinh nói.

Video: Mưa to gió lớn ở Đà Nẵng, một số tuyến đường ngập úng

+ Theo ghi nhận của PV lúc 15 giờ 30, một số tuyến đường tại Đà Nẵng bắt đầu ngập úng. Khu vực ven sông Hàn Đà Nẵng bắt đầu có gió lớn.Số ít người dân lưu thông trên đường bằng xe máy rất khó khăn mới giữ vững được tay lái. Một số đoạn đường trũng thấp đã bị ngập.

Nhiều tuyến đường ở Đà Nẵng bắt đầu ngập. VĂN QUANG

Nhiều tuyến đường ở Đà Nẵng bắt đầu ngập. VĂN QUANG

Ghi nhận tại đoàn đường Lê Tấn Trung phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng đã ngập gần nữa bánh xe.

Nước ngập một phần bánh xe hơi. Ảnh: VĂN QUANG

Nước ngập một phần bánh xe hơi. Ảnh: VĂN QUANG

+ Khu vực ven sông Hàn và ven biển phía Đông Đà Nẵng bắt đầu có gió lớn thổi ngược từ đất liền ra biển. Đặc biệt trên tuyến đường biển Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa, gió thổi rất mạnh xuyên qua các tuyến đường Đông - Tây ra biển.

Khu vực bờ biển Đà Nẵng có gió thổi rất mạnh. Ảnh: TẤN VIỆT

Khu vực bờ biển Đà Nẵng có gió thổi rất mạnh. Ảnh: TẤN VIỆT

Gió cũng lùa dữ dội qua khe hở giữa các khách sạn cao tầng. Số ít người dân lưu thông trên đường bằng xe máy rất khó khăn mới giữ vững được tay lái. Riêng các ô tô làm nhiệm vụ phòng chống bão số 4 vẫn xé gió ngược xuôi về kiểm tra các điểm sơ tán dân.

Sóng cuộn trắng xóa cao 1 - 2 m ở khu vực biển Đà Nẵng. Ảnh: TẤN VIỆT

Sóng cuộn trắng xóa cao 1 - 2 m ở khu vực biển Đà Nẵng. Ảnh: TẤN VIỆT

Bờ biển Đà Nẵng lúc này sóng cuộn trắng xóa cao 1 - 2 m và mưa cũng rất lớn. Một số đoạn đường trũng thấp đã bị ngập.

+ Đến 14 giờ ngày 27-9, ghi nhận tại hai phường Thọ Quang và Mân Thái, TP Đà Nẵng người dân đã bắt đầu di chuyển dần về các điểm tránh trú bão. Sau khi tan ca làm sáng này, người dân ở vùng trũng, vùng nguy hiểm đã dọn dẹp nhà cửa và đem các vật dụng cần thiết đến nơi tránh trú bão.

Người dân được hỗ trợ di chuyển dần về các điểm tránh trú bão. Ảnh: VĂN QUANG

Người dân được hỗ trợ di chuyển dần về các điểm tránh trú bão. Ảnh: VĂN QUANG

Riêng tại phường Thọ Quang, một phụ nữ mới sinh được sáu ngày đã được phụ giúp đưa về trạm y tế phường để theo dõi sức khoẻ và tránh bão. Những trường hợp người già yếu, không thể di chuyển được sẽ được phường hỗ trợ di chuyển. Lực lượng chức năng hiện cũng đang vận động người dân đi đến ngưới đến nơi tránh trú bão

+ Ghi nhận tại Âu thuyền Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng lúc 14 giờ 25, trời đã đổ mưa lớn và gió bắt đầu mạnh lên. Đây là nơi neo đậu của hơn 800 tàu cá khắp các tỉnh miền Trung.

Lực lượng Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng đang sử dụng cano tuần tra quanh âu thuyền. Khi phát hiện còn ngư dân nào trên tàu thì đưa ngay vào tránh trú bão bên trong nhà điều hành cảng cá.

Tàu thuyền về neo đậu tại cảng để tránh bão. Ảnh: TẤN VIỆT

Tàu thuyền về neo đậu tại cảng để tránh bão. Ảnh: TẤN VIỆT

Được biết, quận Sơn Trà đã chuẩn bị hai phương án. Một là cho ngư dân tránh trú bão trong trụ sở ban quản lý cảng cá Thọ Quang. Trường hợp hết chỗ trú thì di chuyển ngư dân về hai trường học đã được quận Sơn Trà chuẩn bị.

TẤN VIỆT - VĂN QUANG

Bão chỉ còn cách Quảng Ngãi hơn 200 km

+ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết lúc 16 giờ chiều nay, vị trí tâm bão ở khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 110,6 độ Kinh Đông.

Như vậy bão đang cách Đà Nẵng khoảng 252 km, cách Quảng Nam khoảng 234 km, cách Quảng Ngãi khoảng 205 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm cấp 14 (150-166 km/giờ), giật cấp 16.

Dự báo trong 3 giờ tới, bão vẫn di chuyển nhanh theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20-25 km/giờ.

+ Quảng Trị đã có thiệt hại do mưa bão gây ra: Chiều 27-9, tại Quảng Trị xuất hiện mưa to, gió giật mạnh. Gió lớn khiến nhiều ngôi nhà, hàng quán, chợ Cửa Việt thuộc thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh bị tốc mái. Thông tin ban đầu có hai người bị thương.

Hiện vẫn chưa thống kê cụ thể được thiệt hại.

Video: Gió lớn khiến nhiều ngôi nhà, hàng quán tại chợ Cửa Việt (thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, Quảng Trị) bị tốc mái.

Một số hình ảnh PV ghi nhận được:

NGUYỄN DO - AN HIỀN

Tỉnh Bình Định di dời 65.000 dân khỏi vùng nguy cơ

+ Bình Định cho người lao động nghỉ làm

Để đảm bảo an toàn trong công tác ứng phó với bão số 4, UBND tỉnh Bình Định đã có công văn thông báo về việc nghỉ làm việc trong thời gian bão số 4 xảy ra trên địa bàn.

Cụ thể, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan, đơn vị thuộc khối Đảng, Chính quyền và Đoàn thể trên địa bàn tỉnh nghỉ làm việc ngày 28-9 (trừ các bộ phận được phân công tham gia làm nhiệm vụ phòng, chống bão số 4 và các lực lượng khác do thủ trưởng cơ quan quyết định).

Các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ động phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp, đảm bảo an yêu cầu phòng, chống bão số 4.

UBND tỉnh cũng yêu cầu người dân hạn chế ra khỏi nhà kể từ 21 giờ ngày 27-9 cho đến khi hết bão, trừ các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bão số 4 và các tình huống khẩn cấp.

Ban Chỉ đạo tiền phương đã tổ chức cuộc họp khẩn nhằm triển khai công tác ứng phó bão số 4. Ảnh: LK

Ban Chỉ đạo tiền phương đã tổ chức cuộc họp khẩn nhằm triển khai công tác ứng phó bão số 4. Ảnh: LK

+ Khoảng 17 giờ 27-9, tại phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, Ban Chỉ đạo tiền phương đã tổ chức cuộc họp khẩn nhằm triển khai công tác ứng phó bão số 4.

Tham dự và chỉ đạo có Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn cùng các sở ngành liên quan, lực lượng vũ trang trên địa bàn; đối với những địa phương xa sẽ dự họp, theo dõi bằng hình thức trực tuyến.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN&PTDS tỉnh Bình Định, toàn tỉnh có 164 hồ chứa có dung tích từ 50.000 m3 trở lên. Đến thời điểm báo cáo dung tích là 219/682 triệu m3 đạt 32,16% dung tích thiết kế, các hồ lớn đang được điều tiết đưa về mực nước thấp nhất để đón lũ.

Đến 14 giờ cùng ngày, qua hệ thống giám sát tàu cá, có 161 tàu với 1.199 lao động nằm trong vùng nguy hiểm từ vĩ tuyến 12,5-19 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 115 độ Kinh Đông và hiện đang di chuyển xuống phía Nam ra khỏi vùng ảnh hưởng của bão.

Tàu cá của ngư dân đã về nơi trú tránh. Ảnh: LK

Tàu cá của ngư dân đã về nơi trú tránh. Ảnh: LK

Khu neo đậu tàu cá, cảng Tam Quan đã tiếp nhận 1.538 tàu, cảng Đề Gi 220 tàu, cảng Quy Nhơn 350 tàu. Tổng công suất ba cảng là 5.600 tàu.

Về sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, lúa màu có 4.173 ha, cây trồng vụ màu 7.448 ha; nuôi cá biển 1.424 lồng, tôm hùm 360 lồng.

Nhiều tuyến kè biển đã bị sóng biển đánh vỡ. Ảnh: LK

Nhiều tuyến kè biển đã bị sóng biển đánh vỡ. Ảnh: LK

Để ứng phó với bão số 4, tỉnh Bình Định đã triển khai phương châm “bốn tại chỗ" ứng phó thiên tai ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã với tinh thần khẩn trương, quyết liệt, kích hoạt phương án ứng phó với cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4. Lên kế hoạch sơ tán 18.995 hộ, với 65.404 người, ưu tiên sơ tán người dân ven biển (khoảng 7.255 hộ/ 25.695 người).

Trong thời gian diễn ra bão, cấm người dân ra đường bắt đầu từ 17 giờ ngày 27-9. Đến 17 giờ chiều nay, sóng biển các vùng biển Bình Định bắt đầu mạnh lên, mưa xảy ra với lưu lượng bình.

LÊ KIẾN

Các tuyến đường chính ở TP Tam Kỳ vắng người qua lại

+ Đảo Cù Lao Chàm cảm nhận rõ ảnh hưởng của bão số 4

Lúc 17 giờ 30, bà Phạm Thị Mỹ Hương, Chủ tịch UBND xã Tân Hiệp (đảo Cù Lao Chàm, TP Hội An, Quảng Nam), cho biết đã cảm nhận rõ ảnh hưởng của bão số 4.

Hiện nay, Cù Lao Chàm trời đã tối, gió mạnh cấp 8-9, mưa lớn kéo dài, sóng biển đánh tràn lên bờ kè. Địa phương chưa ghi nhận thiệt hại.

Video: Các tuyến đường chính ở TP Tam Kỳ vắng người qua lại

Lúc 17 giờ 20 phút, ghi nhận tại TP Tam Kỳ, trời sẩm tối, hàng quán, nhà nhà đóng cửa. Trước giờ cấm đường (18 giờ), các tuyến đường chính như Tôn Đức Thắng, Phan Châu Trinh, Trần Cao Vân, Hùng Vương… vắng người qua lại.

Ngay lúc này, người dân đã cảm nhận rõ ảnh hưởng của bão số 4, mưa lớn không ngừng, gió rít thành từng cơn.

Các tuyến đường chính ở TP Tam Kỳ vắng người qua lại. Ảnh: THANH NHẬT

Các tuyến đường chính ở TP Tam Kỳ vắng người qua lại. Ảnh: THANH NHẬT

Các tuyến đường chính ở TP Tam Kỳ vắng người qua lại. Ảnh: THANH NHẬT

Các tuyến đường chính ở TP Tam Kỳ vắng người qua lại. Ảnh: THANH NHẬT

THANH NHẬT

Lực lượng phòng chống bão số 4 có thể thức trắng đêm để bảo vệ dân

Video: Gió giật mạnh tại Cù Lao Chàm TP. Hội An, Quảng Nam

+ Lúc 20 giờ 20, kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá các địa phương đã chuẩn bị sẵn sàng lực lượng và cơ sở vật chất tương đối đồng bộ ứng phó bão số 4.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cũng đã vào miền Trung rất sớm, đi kiểm tra hết các địa phương. Bí thư các tỉnh, thành cũng rất sát sao, thể hiện sự lãnh đạo của cấp ủy.

Tuy nhiên Phó Thủ tướng nhắc lại đây là cơn bão rất mạnh cùng với mưa lớn được dự báo 400 mm. Đồng thời thủy triều dâng cùng thời điểm mưa bão xảy ra nên rất nguy hiểm.

Phó Thủ tướng cho rằng các lực lượng làm nhiệm vụ phòng chống bão số 4 có thể thức trắng từ giờ đến sáng mai mà giúp được nhiều người bảo vệ tính mạng thì rất xứng đáng. Ông nhắc cơn bão Xangsane năm 2006 đã làm chết hơn 100 người, bị thương hơn 300 người.

Theo Phó Thủ tướng, từ Trung ương đến địa phương thống nhất tập trung cao nhất lực lượng, tất cả giải pháp, huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc. Tinh thần là khẩn trương hơn nữa, tất cả vì tính mạng và tài sản của nhân dân.

Phó Thủ tướng một lần nữa đề nghị các địa phương rà soát toàn bộ người dân ở tất cả các khu vực còn có thể rà soát được. Đặc biệt chú ý các khu vực nguy cơ sạt lở, lũ quét, tàu thuyền neo đậu, lồng bè nuôi trồng thủy sản… chỉ đạo các lực lượng rà soát toàn bộ lần nữa


+ Lúc 18 giờ ngày 27-9, Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4 tổ chức cuộc họp trực tuyến với tám tỉnh, thành.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành - Trưởng Ban chỉ đạo cho hay, dự kiến khoảng 21 giờ tối nay bão bắt đầu ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền. Các địa phương phải nắm chắc tình hình, giải quyết kịp thời các phát sinh. "Bão rất lớn, cấp 13 giật cấp 16" - ông nói.

18 giờ tối 27-9, Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4 tổ chức họp trực tuyến với tám tỉnh/TP. Ảnh: VĂN QUANG

18 giờ tối 27-9, Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4 tổ chức họp trực tuyến với tám tỉnh/TP. Ảnh: VĂN QUANG

Ông cho hay vừa kiểm tra ở Quảng Trị, lốc xoáy làm hư hại mấy chục ngôi nhà, ba người bị thương nặng. Quảng Trị đã xử lý kịp thời, đưa bà con đi cấp cứu. "Chúng ta phải đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên hàng đầu” - Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương báo cáo thẳng vào các vấn đề quan trọng liên quan đến sơ tán dân, bố trí chỗ ở tại nơi sơ tán, đã vận động sơ tán hết bà con hay chưa? "Đây là việc rất quan trọng vì làm sót cái này, bão vào rất nguy hiểm đến người dân" - ông nói.

Ông yêu cầu phải xác định các công trình trọng điểm, quan trọng ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế xã hội cũng như an toàn cho nhân dân như hồ đập, đường xá, trụ sở cơ quan đơn vị… coi đã bảo vệ tốt hay chưa? Lương thực thực phẩm, ứng cứu các trường hợp khi bị chia cắt, khó khăn thế nào? Có thể xảy ra các tình huống chưa lường hết được như đê biển có thể bị sóng đánh. Các phương án ứng cứu thế nào?

“Bão vào đến nơi rồi, thời gian còn mấy tiếng nữa thôi. Phải bàn nhanh phương án ứng phó trong đêm nay” - Phó Thủ tướng thúc giục.

Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, Phó Trưởng ban Thường trực tại đầu cầu Đà Nẵng. Ảnh: VĂN QUANG

Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, Phó Trưởng ban Thường trực tại đầu cầu Đà Nẵng. Ảnh: VĂN QUANG

Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương hết sức chú trọng tàu thuyền, đưa về neo đậu hết rồi nhưng người trên tàu vẫn còn. Nếu mỗi tàu còn một người trên đó thì con số rất lớn, rất nguy hiểm.

“Có tàu tại Quảng Trị vẫn sáng đèn. Nếu ngư dân không lên khỏi tàu phải cưỡng chế. Bão cấp 13 vào thì khó mà đảm bảo an toàn. Các địa phương rà soát ngay nếu còn tình trạng này thì rất nguy hiểm. Phải vận động người dân rằng tài sản trên tàu có lực lượng biên phòng bảo vệ, không lo mất mát” - Phó Thủ tướng cho hay.

+ Lúc 19 giờ 30, báo cáo bổ sung với Phó Thủ tướng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho hay, cách đây một tiếng đồng hồ ông kiểm tra các khu vực neo đậu tàu thuyền. Hiện khu vực quận Ngũ Hành Sơn đang còn hơn 100 ngư dân ở trên tàu. Một số tàu hàng cũng còn thuyền viên trên tàu.

“Khó khăn nhất hiện nay là còn một số thuyền viên tàu hàng ở lại vì sợ đắm tàu. Tôi trực tiếp xuống vận động nhưng họ vẫn không chịu lên” - ông Quảng nói.

Theo ông Quảng, lãnh đạo TP đã chỉ đạo lực lượng chức năng lập biên bản vụ việc và tổ chức cưỡng chế. Đà Nẵng đã chuẩn bị sẵn sàng nơi tránh trú tập trung cho ngư dân. Về tàu cá thì lực lượng chức năng kiểm tra cho ngư dân bơm nước lần cuối cho cạn tàu rồi đưa lên bờ.

“Chủ tàu nào để thuyền viên ở lại mà xảy ra sự cố chết người sẽ khởi tố hình sự chủ tàu” - ông Quảng nhấn mạnh.

+ Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho hay, tàu thuyền của ngư dân TP thì vận động lên bờ rất thuận lợi. Tuy nhiên ngư dân các địa phương khác thì công tác vận động rất khó khăn. Sau khi tập trung lực lượng làm quyết liệt, đến hiện tại cơ bản không còn ngư dân nào trên tàu.

+ Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho hay, dự báo tâm bão vào Quảng Nam nên sẽ có sóng biển rất lớn.

Ông thông tin: Chủ tịch UBND tỉnh là ông Lê Trí Thanh hiện đang trên đường kiểm tra vùng ven biển lần cuối trước khi bão vào. Toàn tỉnh đã di dời khoảng 114.000 người đến nơi an toàn. Tỉnh cũng đã cấm người dân ra đường từ 18 giờ tối nay.

+ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh báo cáo với Ban chỉ đạo: Tỉnh đã ban hành ba công điện liên tiếp trong ba ngày qua để ứng phó với bão số 4. Toàn tỉnh quyết tâm đảm bảo tính mạng, tài sản của nhân dân là trên hết. 100% tàu thuyền của tỉnh đã được kêu gọi vào bờ hoặc di chuyển đến nơi an toàn. Toàn tỉnh đã sơ tán khoảng 95.000 người dân.

“Phó Thủ tướng yên tâm là chúng tôi hoàn toàn chủ động trong ứng phó với cơn bão lần này” - ông Minh báo cáo tại cuộc họp.

+ Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế báo cáo: Tỉnh đang có mưa nhưng chưa lớn, vùng ven biển đang gió cấp 5-6, sóng cao khoảng 1,5 m.

Theo ông Phương, đến 15 giờ hôm nay, toàn tỉnh đã di dân xong với số lượng hơn 14.000 hộ. “Người dân rất đồng thuận trong việc sơ tán. Tối nay 21 giờ tỉnh cấm người dân ra đường. Nếu công nhân làm đêm về thì phải ở lại luôn nhà máy”, ông Phương nói.

Chủ tịch Thừa Thiên – Huế cho hay đã tính đến các kịch bản lũ. Trong trường hợp mưa đến 600 mm thì nước sông vẫn ở báo động 1. Toàn hệ thống hồ đập trên địa bàn tỉnh có tổng công suất thiết kế khoảng 2 tỉ m3, mực nước hiện tại đang chứa dưới 30% công suất thiết kế. Lực lượng chức năng của tỉnh đang tiếp tục kiểm tra tình trạng người dân cố thủ trên tàu để vận động di dời.

Gió lớn đã làm 1 cây xanh trên đường Ông Ích Khiêm (phường Thạch Thang, quân Hải Châu, Đà Nẵng) bật gốc, chắn ngang hết mặt đường. Hiện trời vẫn đang mưa rất to. Ảnh: HẢI HIẾU

Gió lớn đã làm 1 cây xanh trên đường Ông Ích Khiêm (phường Thạch Thang, quân Hải Châu, Đà Nẵng) bật gốc, chắn ngang hết mặt đường. Hiện trời vẫn đang mưa rất to. Ảnh: HẢI HIẾU

+ Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, cho hay đã chỉ đạo lực lượng đặc công nước tại Đà Nẵng sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có tàu chìm mà có người rơi xuống nước thì ứng cứu.

Quân đội cũng đã triển khai xe thiết giáp, bởi dù tối nay cấm người dân ra đường nhưng trường hợp gười dân lén ra đường mà gặp nạn thì sẵn sàng ứng cứu. Ông Bình cũng đề nghị các địa phương tận dụng các camera giao thông để kiểm soát các tuyến đường cho kỹ.

Các tuyến đường trung tâm TP Đà Nẵng không một bóng người, sau 20 giờ đêm - giờ chính quyền TP cấm người dân ra đường. Ảnh: HẢI HIẾU

Các tuyến đường trung tâm TP Đà Nẵng không một bóng người, sau 20 giờ đêm - giờ chính quyền TP cấm người dân ra đường. Ảnh: HẢI HIẾU

Các tuyến đường trung tâm TP Đà Nẵng không một bóng người, sau 20 giờ đêm - giờ chính quyền TP cấm người dân ra đường. Ảnh: HẢI HIẾU

Các tuyến đường trung tâm TP Đà Nẵng không một bóng người, sau 20 giờ đêm - giờ chính quyền TP cấm người dân ra đường. Ảnh: HẢI HIẾU

+ Phát biểu tại cuộc họp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN&MT) Hoàng Đức Cường, cho hay chiều nay ở đảo Lý Sơn ghi nhận gió mạnh cấp 8, giật cấp 11 khi tâm bão còn cách đảo Lý Sơn đến 250 km. Lúc đó, khắp từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi đều có mưa lớn thì rõ ràng là bão rất mạnh. Ngay thời điểm này, bão đang cách Đà Nẵng khoảng 220 km.

Theo ông Cường, bão số 4 đã đạt cấp cực đại vào chiều nay là cấp 15, hiện đang ở cấp 14 giật cấp 17.

“Như vậy là loại trừ được nguy cơ bão tăng cấp liên tục như dự báo sáng nay. Tuy nhiên bão vẫn rất mạnh, khi vào bờ là cấp 12-13. Trọng tâm gió mạnh từ Đà Nẵng đến phía Bắc Quảng Ngãi. Dải ven biển toàn bộ tỉnh Quảng Nam đều có gió mạnh cấp 12-13. Theo đánh giá là cấp gió này có thể đánh đắm được cả tàu lớn” - ông Cường cho hay.

+ Bão đang áp sát đất liền, chỉ cách Quảng Ngãi hơn 147 km

Đến 19 giờ tối nay, vị trí tâm bão đang ở khoảng 15.7N; 110.0E, cách Đà Nẵng khoảng 186km, cách Quảng Nam khoảng 170km, cách Quảng Ngãi khoảng 147km về phía Đông.

Sức gió mạnh nhất: cấp 13-14 (134-166 km/giờ), giật cấp 16. Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20km/giờ.

Đường đi của bão số 4 qua vệ tinh. Ảnh: NCHMF

Đường đi của bão số 4 qua vệ tinh. Ảnh: NCHMF

Do ảnh hưởng của bão số 4, tại đảo Lý Sơn có gió mạnh cấp 8, giật cấp 11; đảo Cồn Cỏ gió cấp 6, giật cấp 8. Lượng mưa đo được từ 7 giờ sáng nay đến 18 giờ một số nơi có mưa rất to trên 130mm như: Vĩnh Kim (Quảng Trị) 215mm, Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) 152mm, Cù Lao Chàm (Quảng Nam) 115mm, Lý Sơn (Quảng Ngãi) 141mm.

+ Chiều 27-9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã có mặt tại tỉnh Quảng Trị để kiểm tra công tác ứng phó bão số 4.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã có mặt tại Quảng Trị để kiểm tra công tác ứng phó bão số 4. Ảnh: AH

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã có mặt tại Quảng Trị để kiểm tra công tác ứng phó bão số 4. Ảnh: AH

18 giờ tối nay, Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4 sẽ tổ chức cuộc họp trực tuyến với tám tỉnh/TP.

Chủ trì cuộc họp tại điểm cầu Quảng Trị là Phó Thủ tướng Lê Văn Thành – Trưởng Ban chỉ đạo.

Tại điểm cầu Đà Nẵng có Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, Phó Trưởng ban Thường trực. Tám tỉnh/TP được kết nối là Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Trị, Kon Tum và Gia Lai.

Ghi nhận cho thấy bão số 4 đã bắt đầu gây thiệt hại ở xã Triệu An, huyện Triệu Phong, trong đó chợ ở thị trấn Cửa Việt đã bị lốc làm tốc mái.

Báo cáo của Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4 cho hay, đến 17 giờ chiều nay, các tỉnh từ Quảng Trị - Bình Định đã sơ tán 81.152 hộ/253.032 người, đạt 71%. Thời gian hoàn thành sơ tán dân là 18 giờ.

Hiện còn 4.787 khách du lịch tại các tỉnh/TP từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định đã nhận được thông tin về bão và cư trú tại các cơ sở du lịch đảm bảo an toàn. Du khách trên các đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm đã di chuyển vào đất liền tránh trú.

Theo Ban Chỉ đạo, hiện không còn tàu cá hoạt động trong khu vực nguy hiểm. Các tỉnh/TP từ Quảng Bình - Khánh Hòa đã ban hành lệnh cấm biển.

Thiếu tướng Vũ Xuân Viên, Giám đốc Công an TP Đà Nẵng kiểm tra Âu thuyền Thọ Quang cuối giờ chiều nay. Ảnh: TẤN VIỆT
Thiếu tướng Vũ Xuân Viên, Giám đốc Công an TP Đà Nẵng kiểm tra Âu thuyền Thọ Quang cuối giờ chiều nay. Ảnh: TẤN VIỆT

. Theo báo cáo mới nhất của Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và phòng thủ dân sự TP Đà Nẵng, hiện có 840 tàu cá neo đậu tại Âu thuyền Thọ Quang.

Trong đó, tàu của ngư dân Đà Nẵng là 297 chiếc, ngoại tỉnh 543 chiếc. Các khu vực khác tại Đà Nẵng cũng đang có 225 tàu cá neo đậu.

Đến 16 giờ chiều 27-9, Đà Nẵng đã sơ tán 11.813 hộ dân/41.602 khẩu và 3.303 sinh viên, công nhân.

TẤN VIỆT - VĂN QUANG - AN HIỀN

Bão có thể đạt cấp 12-13 khi vào đất liền

Tối 27-9, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, cho biết: Trong 3-6 giờ tới, các khu vực ven biển từ Quảng Trị đến Bình Định có nguy hiểm rất lớn về gió mạnh và sóng lớn. Gió có thể đạt đến cấp 12-13, sóng cao từ 6-8m, khu vực ở gần tâm bão đi qua có thể cao từ 8-10m.

Chúng tôi nhấn mạnh thêm các huyện đảo tiền tiêu như đảo Lý Sơn từ trưa nay đã quan trắc được gió rất mạnh, cấp 8 giật cấp 11, tối nay gió sẽ còn mạnh thêm.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia

Khu vực đất liền ven bờ từ trưa nay đã có mưa. Trong 3-6 giờ tới mưa sẽ tiếp tục tăng và nặng hạt. Gió giật sẽ tiếp tục mạnh lên.

Hiện bão vẫn duy trì tốc độ di chuyển khoảng 20-25km/giờ. Hướng di chuyển vẫn không đổi, hướng vào Quảng Nam - Quảng Ngãi. Với tốc độ như vậy, thời điểm bão ảnh hưởng mạnh nhất trên đất liền khoảng từ 21-22 giờ đêm nay đến sáng ngày mai.

Lực lượng tuần tra tỉnh Quảng Nam túc trực, nhắc nhở người dân tìm nơi tránh trú an toàn. Ảnh: THANH NHẬT

Lực lượng tuần tra tỉnh Quảng Nam túc trực, nhắc nhở người dân tìm nơi tránh trú an toàn. Ảnh: THANH NHẬT

+ Thượng tá Nguyễn Thành Nhân, Trưởng Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an tỉnh Quảng Nam, cho biết 100% lực lượng túc trực đêm 27-9 để hỗ trợ người dân khi có lệnh.

“Anh em vẫn đang đi tuần tra trên tuyến quốc lộ 1A, nếu có phương tiện lưu thông sẽ nhắc nhở, hướng dẫn tìm nơi tránh trú an toàn trong thời gian bão đổ bộ. Hiện, cơ bản người dân chấp hành tốt các chỉ đạo của tỉnh” - Thượng tá Nhân nói.

Một miếng mảng tôn của một công trình bị gió hất bay ra đường Lê Văn Hiến (phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng). Ảnh: HẢI HIẾU
Một miếng mảng tôn của một công trình bị gió hất bay ra đường Lê Văn Hiến (phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng). Ảnh: HẢI HIẾU

+ Lúc 21 giờ 20, bà Phạm Thị Hương - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết lúc này trời đang mưa rất to, gió đã tăng cấp.

Hiện sức gió ở Lý Sơn đang cấp 11-12. Mưa to, gió lớn làm cây cối ngã đổ. Huyện chưa ghi nhận báo cáo thiệt hại về người và tài sản.

AN HIỀN - THANH NHẬT

Bão số 4 giật trên cấp 17 cách Đà Nẵng-Quảng Ngãi 210 km

Tại đảo Lý Sơn có gió mạnh cấp 8, giật cấp 11; đảo Cồn Cỏ gió cấp 6, giật cấp 8; Huế có gió giật cấp 6; Đà Nẵng có gió giật cấp 7; Quy Nhơn có gió giật cấp 6; Tuy Hoà có gió giật cấp 6.

Lượng mưa tính từ 7 giờ đến 20 giờ ngày 27-9 có nơi trên 180 mm như Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) 197 mm, Thọ Quang (Đà Nẵng) 200.4 mm, Cù Lao Chàm (Quảng Nam) 201.2 mm, Núi Thành (Quảng Nam) 185 mm, Trà Phú (Quảng Ngãi) 188.6 mm.

Vị trí tâm bão (lúc 21 giờ ngày 27-9): khoảng 15.8 Vĩ Bắc; 109.6 Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 140 km, cách Quảng Nam khoảng 127 km, cách Quảng Ngãi khoảng 117 km về phía Đông.

Sức gió mạnh nhất: cấp 13-14 (134-166 km/giờ), giật cấp 16.

Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20 km/giờ.

N.THẢO

Đảo Lý Sơn đã có nhà bị sập

+ Tại Đà Nẵng: 23 giờ 5, gió bắt đầu mạnh liên tục. Mái tôn nhà run bần bật. Nhiều cây đã ngã đổ, bay khắp nơi trên đường.

Gió mạnh lên làm nhiều cây đổ, gãy nhánh ở Đà Nẵng. Ảnh: TẤN VIỆT

Gió mạnh lên làm nhiều cây đổ, gãy nhánh ở Đà Nẵng. Ảnh: TẤN VIỆT

Thực hiện chỉ đạo của Cục CSGT - Bộ Công an, Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng phối hợp với các đơn vị của Cục CSGT tại khu vực Miền Trung, đơn vị quản lý đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi tiến hành cấm toàn bộ phương tiện đi vào cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi kể từ 22 giờ đêm nay.

Lực lượng chức năng cấm toàn bộ phương tiện đi vào cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi kể từ 22 giờ đêm 27-9. Ảnh: LÊ PHI

Lực lượng chức năng cấm toàn bộ phương tiện đi vào cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi kể từ 22 giờ đêm 27-9. Ảnh: LÊ PHI

+ Tại Quảng Nam: Lúc 22 giờ 50, đảo Cù Lao Chàm, TP Hội An ghi nhận gió mạnh cấp 9-10. Tại TP Tam Kỳ gió bắt đầu mạnh lên, rít thành từng cơn. Hiện nay, hầu hết các huyện ven biển của Quảng Nam đều có mưa lớn kéo dài.

+ Hiện tại (23 giờ 20 phút), trên đảo Lý Sơn đã có nhà bị sập ở xã An Hải. Thời điểm sập không có ai ở nhà. Mọi người đã đi trú trước đó nên không có thiệt hại về người.

Lúc 21 giờ 20, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Phạm Thị Hương cho biết, lúc này trời đang mưa rất to, gió đã tăng cấp.

Mưa bão đang vào Lý Sơn.

Mưa bão đang vào Lý Sơn.

Hiện sức gió ở Lý Sơn đang cấp 11-12. Mưa to, gió lớn làm cây cối ngã đổ. Huyện chưa ghi nhận báo cáo thiệt hại về người và tài sản.

+ 21h15 tại Đà Nẵng, trời đang lặng gió và có mưa nhỏ, dấu hiệu của cuồng phong sắp vào.

Lúc này trên các tuyến đường như Nguyễn Văn Linh, Trần Phú, Bạch Đằng… vắng lặng, không người qua lại ngoài xe của lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ.

Tâm bão số 4 đang nằm giữa Quảng Nam - Đà Nẵng, giật cấp 13 ảnh 65

Tại một số tuyến đường xuất hiện tình trạng ngập úng, cây cối ngã đổ sau nhiều giờ mưa lớn, kèm gió mạnh trước đó.

Xe bọc thép trực chiến tại Bộ Chỉ huy quân sự TP Đà Nẵng đã lên đường đi làm nhiệm vụ trên đường Trần Phú.

Lực lượng dọn cây xanh trên đường Hùng Vương, quận Hải Châu, Đà Nẵng. Ảnh: H.H

Lực lượng dọn cây xanh trên đường Hùng Vương, quận Hải Châu, Đà Nẵng. Ảnh: H.H

Nhiều cây xanh ngã đổ trước giờ bão vào, lực lượng chức năng tranh thủ dọn để đảm bảo giao thông thông suốt.

THANH NHẬT - HẢI HIẾU - LÊ PHI

Cảnh giác với lũ quét sau mưa lớn do bão

Lúc 22 giờ tối 27-9, bão số 4 đang ở khoảng 15.8 độ Vĩ Bắc; 109.5 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 130 km, cách Quảng Nam khoảng 115 km, cách Quảng Ngãi khoảng 108 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 13 (134-149 km/giờ), giật cấp 15. Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20 km/giờ.

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia. Ảnh: AH
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia. Ảnh: AH

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết đến thời điểm này có thể khẳng định bão số 4 không còn khả năng mạnh thêm.

Theo ông Hưởng, với những diễn biến mới nhất của bão số 4, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia quyết định thu hẹp vùng cảnh báo rủi ro thiên tai cấp 4, bao gồm Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và phía bắc của Quảng Ngãi. Khu vực phía nam Quảng Ngãi, Bình Định trở xuống có mức độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Với mức độ rủi ro thiên tai cấp 3 vẫn là vùng bão nhưng không có khả năng gió mạnh cấp 12.

Ông Hưởng cũng lưu ý quá trình dịch chuyển của bão, gió trước bão tương đối mạnh và gió sau bão sau khoảng thời gian lặng gió thì cũng có cấp độ mạnh tương đương hoặc mạnh hơn gió trước bão.

Về mưa, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vẫn nhận định trong đêm nay và ngày mai ở khu vực Trung Trung bộ, từ Quảng Trị đến Bình Định, khu vực Tây Nguyên, nhất là Kon Tum, Gia Lai là những vùng có mưa rất lớn. Tổng lượng mưa trong đêm nay và ngày mai khoảng 200-300 mm. Với lượng mưa như vậy sẽ có nguy cơ gây trượt lở đất, lũ quét ở vùng núi cao.

AN HIỀN

Bão đang ở ngay trên vùng biển Quảng Trị - Quảng Ngãi

Bản tin lúc 23 giờ của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa cho biết lúc 22 giờ ngày 27-9, vị trí tâm bão đang ở ngay trên vùng biển Quảng Trị-Quảng Ngãi.

Đường đi của bão số 4 cập nhật lúc 23 giờ. Ảnh: NCHMF

Đường đi của bão số 4 cập nhật lúc 23 giờ. Ảnh: NCHMF

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149 km/giờ), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220 km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 70 km tính từ tâm bão.

Do ảnh hưởng của bão số 4, tại đảo Lý Sơn có gió mạnh cấp 10, giật cấp 12; Cù Lao Chàm có gió mạnh cấp 9; Huế có gió giật cấp 6; Đà Nẵng có gió giật cấp 7; Quy Nhơn, Tuy Hoà có gió giật cấp 6.

Lượng mưa tính từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 27-9 có nơi trên 220 mm như: Hồ Thuỷ Yên (Thừa Thiên - Huế) 276.4 mm, Hoà Bắc (Đà Nẵng) 230.6 mm, Lý Sơn (Quảng Ngãi) 243.6 mm…

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25 km, đi vào đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ và suy yếu dần. Đến 10 giờ ngày 28-9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 107,1 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt-Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88 km/giờ), giật cấp 11.

AN HIỀN

0 giờ 28-9, Ban Chỉ đạo tiền phương họp cuộc thứ 2

Cập nhật đến 0 giờ ngày 28-9, Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4, cho hay vị trí tâm bão (lúc 23 giờ ngày 27-9) khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc - 109,3 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng 108 km, cách Quảng Nam 95 km, cách Quảng Ngãi 95 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 13, giật cấp 15.

Gió thực đo tại một số trạm lúc 23 giờ tại đảo Lý Sơn mạnh cấp 10, giật cấp 12. Đảo Cồn Cỏ gió cấp 7, giật cấp 9. TP Đồng Hới (Quảng Bình), TP Huế và Đà Nẵng có gió giật cấp 7. Tại Quảng Ngãi, TP Quy Nhơn và TP Tuy Hoà có gió giật cấp 6.

Từ 7 giờ đến 23 giờ ngày 27-9 ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên có mưa to đến rất to, có nơi trên 200 mm.

Theo Ban chỉ đạo tiền phương, trận lốc xoáy chiều 27-9 tại thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị khiến nhiều quán ven biển và 120 nhà bị tốc mái, sập tường (trong đó hai ngôi nhà sập hoàn toàn). Có bốn người bị thương đã được đi cấp cứu tại cơ sở y tế.

Tại Đà Nẵng đang còn khoảng 60 người vẫn đang ở dưới thuyền nổ máy. Hiện nay gió lớn nên lực lượng biên phòng không tiếp cận được. TP đang chuẩn bị phương án cứu hộ khi cần.

Trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) có một số nhà dân bị tốc mái và gãy đổ một số cây xanh. Các địa phương khác chưa có báo cáo xảy ra sự cố hay yêu cầu cứu hộ, cứu nạn.

TẤN VIỆT

Đà Nẵng sẵn sàng ứng phó với bão trong những giờ tới

Khoảng 0h ngày 28-9, từ trung tâm điều hành của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành triệu tập các đầu cầu báo cáo diễn biễn tình hình, các ảnh hưởng của bão.

Tại cuộc họp ở đầu cầu Đà Nẵng, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho hay, khu vực ven biển và ven sông Hàn có một số cây ngã đổ, mực nước biển chưa cao. Đà Nẵng đang sẵn sàng ứng phó với bão trong 2-3 giờ tới.

Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan chủ trì tại điểm cầu Đà Nẵng. ẢNH: TẤN VIỆT

Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan chủ trì tại điểm cầu Đà Nẵng. ẢNH: TẤN VIỆT

Trả lời Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về việc 60 ngư dân còn trên thuyền, ông Chinh cho hay đã nỗ lực hết sức vận động nhưng các ngư dân trốn tránh. Hiện lực lượng biên phòng đang túc trực để ứng cứu khi có sự cố xảy ra.

Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định chưa ghi nhận sự cố hay vấn đề lớn

Lãnh đạo các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định cho hay qua nắm nhanh tình hình đến nay chưa ghi nhận sự cố hay vấn đề lớn. Mưa lớn cục bộ xuất hiện ở một số khu vực.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành triệu tập các đầu cầu báo cáo diễn biễn tình hình, các ảnh hưởng của bão - Ảnh: VGP/Đức Tuân.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành triệu tập các đầu cầu báo cáo diễn biễn tình hình, các ảnh hưởng của bão - Ảnh: VGP/Đức Tuân.

Tại đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) hiện gió cấp 8-9, giật cấp 10. Lực lượng chức năng đã mở hai hầm quân sự cho khoảng 400 người trên đảo vào trú ẩn.

Bão đã bắt đầu tiếp cận đất liền

Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, bão số 4 dự báo vẫn rất mạnh mặc dù có suy yếu một chút so với chiều qua (27-9), bão vẫn sẽ gây mưa lớn khoảng 400 mm.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì tại điểm cầu Thừa Thiên - Huế. ẢNH: TẤN VIỆT

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì tại điểm cầu Thừa Thiên - Huế. ẢNH: TẤN VIỆT

“Hiện tất cả các lực lượng đều đang sẵn sàng chờ đợi nhưng ai cũng mong bão sẽ giảm cấp thêm. Đến bây giờ có thể nói bão đã bắt đầu tiếp cận đất liền. Chúng ta cố gắng hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản. Chúng ta đã có truyền thống “4 tại chỗ” thì tiếp tục phát huy”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Khu vực từ phía Nam Thừa Thiên - Huế đến phía Bắc Quảng Nam là trọng tâm bão đổ bộ

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN&MT) Hoàng Đức Cường cho hay, hiện tâm bão còn cách đất liền 60 km. Khoảng hơn 3 giờ nữa tâm bão sẽ vào đất liền nhưng lúc này tại quận Sơn Trà (Đà Nẵng) đã có gió cấp 9, giật cấp 10.

Điểm cầu tại trụ sở UBND TP Đà Nẵng. ẢNH: TẤN VIỆT

Điểm cầu tại trụ sở UBND TP Đà Nẵng. ẢNH: TẤN VIỆT

Theo nhận định, Khu vực từ phía Nam Thừa Thiên - Huế đến phía Bắc Quảng Nam là trọng tâm bão đổ bộ. Trong đó, phía Nam Thừa Thiên – Huế sẽ có gió cấp 11, Đà Nẵng và phía Bắc Quảng Nam có gió cấp 12-13.

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vào lúc 4 giờ sáng nay ngày 28-9, vị trí tâm bão đang nằm giữa Đà Nẵng và Quảng Nam, cương độ bão đang cấp 11, giật cấp 13. Đà Nẵng có gió giật cấp 8, Tam Kỳ (Quảng Nam) gió mạnh cấp 9, giật cấp 13.

Bão số 4 đang trên đất liền từ Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hồi 04 giờ ngày 28-9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 108,1 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực Thừa Thiên Huế-Quảng Ngãi.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (89-117km/giờ), giật cấp 13. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 180km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 50km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi sâu vào đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 16 giờ ngày 28/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 15,9 độ Vĩ Bắc; 106,0 độ Kinh Đông, trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 7.

AN HIỀN

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp thứ ba của Ban Chỉ đạo tiền phương

5 giờ sáng 28-9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp thứ ba của Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4 tại điểm cầu Thừa Thiên – Huế.

Báo cáo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho hay TP chưa ghi nhận thiệt hại về người, chỉ có một số cây đổ và các hư hỏng đường điện. Trong đêm qua tại Đà Nẵng có một trường hợp phụ nữ chuyển dạ. Lực lượng chức năng dùng xe quân sự chở bác sĩ đến ứng cứu và hiện trường hợp này đã an toàn.

Các thành viên ban phòng chống bão số 4 họp tại điểm cầu Đà Nẵng do Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan chủ trì
Các thành viên ban phòng chống bão số 4 họp tại điểm cầu Đà Nẵng do Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan chủ trì

Cập nhật đến 5 giờ sáng 28-9 của Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4, tại Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đang có mưa to đến rất to.

Tại Đà Nẵng, ghi nhận tới thời điểm này có hai nhà bị tốc mái, 172 trạm biến áp mất điện (đã khôi phục 89 trạm), ngã đổ 75 cây xanh và một số biển hiệu. Hiện chưa có thông tin mới về 60 ngư dân ở dưới thuyền nổ máy tại âu thuyền Thọ Quang.

Tỉnh Quảng Nam có 3.997 trạm biến áp bị mất điện (chưa khôi phục). Toàn tỉnh có nhiều nhà tốc mái, cây đổ nhưng chưa thống kê được số lượng cụ thể. Tỉnh Bình Định cũng đang bị mất điện tại một số khu vực.

Từ 19 giờ ngày 27-9 đến 4 giờ ngày 28-9, khu vực miền Trung và Tây Nguyên có mưa to đến rất to, có nơi trên 200-300 mm.

Trong đó, Thừa Thiên – Huế 109-278 mm, Đà Nẵng 106-198 mm, Quảng Nam 102-286 mm, Quảng Ngãi 112-306 mm, Kon Tum 110-167 mm. Mực nước một số sông từ Quảng Bình đến Phú Yên đã lên mức báo động 1 đến báo động 2.

TẤN VIỆT

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm