Bắt 1 vụ sử dụng thiết bị BTS giả để phát tán tin nhắn giả mạo ở TP.HCM

(PLO)- Phát hiện và bắt giữ một vụ sử dụng thiết bị BTS giả để phát tán tin nhắn giả mạo tại địa bàn huyện Hóc Môn, TP.HCM.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 6-9, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức họp báo cung cấp thông tin về hoạt động của Bộ, ngành TT&TT trong tháng 8 và kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Họp báo thường kỳ Bộ TT&TT có sự chủ trì của hai Thứ trưởng.

Họp báo thường kỳ Bộ TT&TT có sự chủ trì của hai Thứ trưởng.

Theo báo cáo, trong tháng 8, Bộ TT&TT tiếp tục thanh tra, kiểm tra các đối tượng sử dụng tần số nhằm đảm bảo sự chấp hành các quy định về sử dụng tần số.
Qua đó, phát hiện một số vụ vi phạm về sử dụng thiết bị vô tuyến điện không giấy phép, sử dụng thiết bị không đúng quy định… Bộ TT&TT đã thực hiện xử lý 32 vụ vi phạm về sử dụng tần số.

Từ ngày 22 đến 24-8, Bộ TT&TT đã phối hợp với Bộ Công an (Trung tâm tần số khu vực II thuộc Cục Tần số vô tuyến điện phối hợp với Cục A06) triển khai kiểm soát, phát hiện và bắt giữ một vụ sử dụng thiết bị BTS giả để phát tán tin nhắn giả mạo tại địa bàn huyện Hóc Môn, TP. HCM.

Về công tác đấu tranh với các nền tảng mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới, kết quả từ 1 đến 21-8, Facebook đã chặn, gỡ bỏ hơn 295 bài viết đăng thông tin sai sự thật, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, các thương hiệu, cá nhân, tổ chức (tỷ lệ đáp ứng 90%).

TikTok đã gỡ bỏ 30 đường dẫn vi phạm, đăng tải thông tin sai sự thật, nội dung tiêu cực (tỷ lệ đáp ứng 92%). Google đã gỡ 764 video vi phạm trên Youtube (tỷ lệ đáp ứng 95%). Đặc biệt, Google đã gỡ 5 kênh (chứa 18.900 video) chống phá Đảng, Nhà nước có lượt đăng ký và lượt xem rất lớn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm