Bệnh nhân tiểu đường và gout tránh ăn những món gì ngày Tết?

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Bệnh nhân tiểu đường

Rượu
Khi bệnh nhân uống rượu và ăn một số thức ăn có đường thì lượng đường trong máu lập tức tăng cao không khống chế được. Còn khi thường xuyên uống rượu mà không ăn thức ăn thì làm chậm quá trình phân giải đường nguyên chất ở gan, làm lượng đường trong máu giảm xuống, xuất hiện triệu chứng đường máu thấp. Vì vậy, bạn nên hạn chế uống rượu cho dù bạn có bị bệnh tiểu đường hay không và người bị tiểu đường thì càng nên tránh uống rượu.
Chất béo và kẹo
Chất béo và kẹo cần được hạn chế nếu bạn đang mắc căn bệnh tiểu đường. Chất béo có thể khiến lượng đường trong cơ thể tăng đột biến và làm bạn tăng cân. Đối với bệnh nhân tiểu đường thì kẹo làm loại thực phẩm cấm kỵ hàng đầu, bởi chúng có quá nhiều đường. 

Trái cây khô

Thực tế trái cây khô có chứa chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng nhưng nó lại có hàm lượng lượng đường tự nhiên rất cao, khiến lượng đường trong máu của người bị bệnh tiểu đường càng tăng cao. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường nên kiêng các loại trái cây khô.

Nước trái cây

Thực tế, các loại trái cây giàu chất xơ rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường nhưng nước trái cây thì ngược lại. Nước ép trái cây chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với soda và các đồ uống có đường khác, nhưng các loại nước ép chứa hầu hết lượng đường có trong trái cây, do đó nếu uống nhiều nước trái cây sẽ làm lượng đường trong máu tăng nhanh chóng.
Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn 

Các loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn như khoai tây chiên, mì gói, bánh rán, bánh ngọt… thường có nhiều chất béo trans. Chất béo trans làm tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường nên lựa chọn những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như cá hồi, các loại hạt, bơ, dầu ô liu hay dầu thực vật.

 Bệnh nhân gout

Trong các món ăn truyền thống của người Việt Nam mỗi khi Tết đến thường giàu chất béo, đạm, tinh bột – đường. Ngoài ra thói quen sử dụng rượu, bia quá đà cũng khiến cho mọi người bị rơi vào tình trạng dư thừa calo nếu không được tiêu hao kịp thời.

Vì vậy nếu không thể chối từ những bữa tiệc, hội họp hay gặp mặt dồn dập trong những ngày Tết, người bệnh nên ăn ít trong mỗi bữa và phân bổ thời gian hợp lý. Hạn chế và tránh những món ăn giàu purin như hải sản, thịt đỏ, phủ tạng động vật, giảm đạm, giảm mỡ, giảm cân(nếu béo phì) và uống nhiều nước (khoảng 2-3 lít nước/ngày), đặc biệt là nước khoáng kiềm (để tăng cường thải tiết acid uric qua nước tiểu).

Nên cân bằng lượng calo ăn vào và lượng calo đốt bỏ mỗi ngày. Theo Tổ chức Lương Thực và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), nhu cầu calo tối thiểu của một người trung bình mỗi ngày trên toàn cầu là khoảng 1.800 kcal tương đương với khoảng 400g rau xanh, trái cây; thịt không quá 100g.
Hạn chế: nước ngọt (có thể thay thế bằng trà, nước trái cây), rượu bia, giò mỡ, giò thủ, thịt kho tàu, bánh, kẹo, mứt, món xào rán (chiên), trái cây ngọt.

Tăng cường vận động nhẹ nhàng, vừa sức. Tập luyện nhẹ nhưng thường xuyên.Tránh làm việc nặng, quá sức hoặc luyện tập thể thao cường độ mạnh, tránh những nguy cơ dễ xảy ra chấn thương. Giữ ấm cơ thể, tránh lạnh. Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng (stress là một trong các yếu tố gây khởi phát cơn gout cấp). 

Theo Lê Vũ/TPO (Tổng hợp)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm