Cũng theo ông Quang, đây là một trong số những loài cá khổng lồ, khi trưởng thành có thể nặng đến cả chục tấn, dài gần 20 mét, là cá thể cần được bảo vệ, nằm trong sách đỏ Việt Nam (năm 2007).
Theo ghi nhận của Viện Hải dương học (VHDH), từ nhiều năm qua, viện nhận được 3 cá thể như trên (1 ở vùng biển Vũng Tàu, 1 ở Bình Định và mới đây tại Vạn Ninh, Khánh Hòa).
Cá nhám voi dạt vào biển Vạn Thắng và các nhà khoa học đang thực hiện các công đoạn để ướp xác
Những cá thể cá nhám voi dạt vào bờ biển Việt Nam lâu nay thường có chiều dài khoảng 5,5 mét, nặng 1 tấn. Cá nhám voi thường di chuyển khắp các vùng biển nhiệt đới, thức ăn của chúng là phù du, cá nhỏ, món khoái khẩu nhất là ruốc. Vì hay tiến vào gần bờ để ăn ruốc nên cá dễ mắc vào lưới của ngư dân. Một khi vướng lưới nó sẽ khiến tấm lưới bị hư hàng chục m, đồng thời bản thân con cá cũng sẽ bị đuối sức, không thể quay ra biển được. Cá thể cá nhám voi dạt vào bờ biển Vạn Thắng này là một trong số các trường hợp “tai nạn” như thế.
Ngay sau khi được ngư dân Vạn Ninh bàn giao, các nhà khoa học của VHDH Nha Trang đã thực hiện mổ và ướp xác để có thể lưu mẫu lâu dài, phục vụ nghiên cứu khoa học và trưng bày.
Cá thể cá nhám voi (dạt vào bờ biển Vũng Tàu) được ướp xác thành công, trưng bày tại VHD Nha Trang