Cán bộ PCLB: 'Vỡ đê ở Hà Nội là có kế hoạch'

Nói tại cuộc họp báo thông tin về tình hình lụt bão của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai diễn ra chiều 13-10, ông Thịnh cho hay, đêm 11, rạng ngày 12, đê Hữu Bùi đã tràn 9.900m toàn tuyến.

Trong quá trình tràn thì khoảng 6 giờ sáng 12-10, có hai đốt bê tông được gia cố cho dân đi bị sạt phần chân và với áp lực nước cuốn trôi hai đoạn đường bê tông, với chiều dài khoảng 10m.

Ông Đỗ Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội

“Nói vỡ đê thì chưa hẳn đúng mà trong quá trình nước tràn thì một điểm đê ứ, bị mất chân và phá luôn điểm đó. Nước sau đó tràn vào vùng chứa lũ và chúng ta đã chủ động đưa nước vào vùng bờ lũ của sông Bùi để đảm bảo an toàn cho đê Tả Bùi. Việc vỡ này hay còn gọi tràn để vỡ chân đê là có chủ động và vào vùng chứa lũ chứ không phải vùng được bảo vệ tuyệt đối” – ông Thịnh nói

Ông Thịnh giải thích: “Nhìn vào dân người ta tưởng vỡ nhưng trong đêm 11-10, khi Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đi kiểm tra, nước đã tràn 9.900m toàn tuyến đê. Sáng 12-10, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải đi kiểm tra lúc 8 giờ thì trước đó, 6h sáng đê đã bị vỡ.  Khi vỡ, chính quyền đã chủ động di dời các hộ dân và ngay đêm 11-10 đã có sơ tán cho chăn nuôi ở khu vực Hữu Bùi..."

"Như tôi đã nói thì dân nhìn vào nói vỡ nhưng chúng ta có thể nói là có vỡ nhưng vỡ có kế hoạch, vỡ nằm ở trong khu thoát lũ chứ không phải bất ngờ trong chuyện đối phó" – ông Thịnh khẳng định.

Trước đó, ngày 12-10, xảy ra sự cố vỡ đê Bùi 2, khiến 7 xã và thị trấn của huyện Chương Mỹ bị ngập. Tuy nhiên thông tin các cấp chính quyền của Hà Nội đưa ra mâu thuẫn nhau. Chính quyền cấp xã thì nói vỡ đê, nhưng cấp huyện giải thích không phải vỡ đê.

Trao đổi với PV, một cán bộ của Cục đê điều, Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ NNPTNT giải thích đây là đê bao chứ không phải tuyến đê được phân cấp trong hệ thống đê Quốc gia là đê sông Bùi.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm