Căn hầm mang mật danh B giữa Sài Gòn

Những chiến sĩ trẻ tuổi năm xưa trực tiếp đào hầm B đã ở tuổi xưa nay rất hiếm. Ông Thân Đức Bút vừa qua đời ở tuổi 100. Ông Nguyễn Văn Hanh đã trên 90 tuổi, không còn minh mẫn. Người duy nhất còn đủ sức khỏe để kể về căn hầm đó là ông Lê Văn Quang (Ba Quang), hiện ngụ quận Thủ Đức, năm nay đã 92 tuổi.

Ông Ba Quang vừa trải qua một cơn bệnh tuổi già, sức khỏe cũng đã rất yếu. Tuy vậy, tâm trạng của ông lúc nào cũng tự tại, vui vẻ. Ông nói: “Đào một cái hố đã moi lên một đống đất, huống chi đào căn hầm rộng chứa được 30 người ngay giữa nội thành Sài Gòn mà không để bị phát hiện. Đất bỏ đi đâu, mang đi bằng cách nào? Chi bộ Đảng của hội đã tìm ra một cách”.

Căn hầm ngay trước mũi địch

Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu kỹ, hội đã mua căn nhà này do vị thế dễ quan sát xung quanh. Căn nhà được biến thành cơ sở làm đàn, hằng ngày thợ đục đẽo làm đàn. Ngay gần đó là nhà của thầy Chín, an ninh chìm của địch. Một hôm ông chủ nhà tổ chức một buổi cúng giỗ, mời hàng xóm và thầy Chín đến dự.

Sự có mặt của thầy Chín đã giúp hội khéo léo giới thiệu các anh em công nhân làm đàn để việc ra vào không bị nghi ngờ. Một lúc sau, một khách sang trọng đến góp giỗ và trình bày: “Ông Bảy ơi, chỗ tôi đang sửa nhà, vật liệu để hết chỗ, không có nơi gửi xe. Ông cho tôi gửi xe tải ở đây, khi nào thầu làm xong tôi lấy về”. Ông Bảy chủ nhà đồng ý. Sự ký gửi đó được mọi người trong khu phố và tay an ninh chìm chứng kiến.

Ông Ba Quang phấn chấn kể: “Ba buổi chiều đầu tiên, chiếc xe chở vật liệu xây dựng hiệu Chevrolet chạy vô rồi chạy ra, thùng xe bỏ không, sáng hôm sau chạy ra cũng bỏ không. Đến ngày thứ tư thì thùng xe bắt đầu chở đất. Đêm nào yên thì đào, đêm nào có động thì sẽ được ám hiệu bằng đèn con cóc hoặc chiếc khăn phơi để anh em nhận ra. Có anh đào đất bị phồng hết tay, có người bị bệnh nhưng vẫn cứ đến đào tiếp cho bằng được,vì họ có vỏ bọc an toàn”.

Lúc đó mạng lưới an ninh chìm nổi đã phủ khắp Sài Gòn, hễ ai có dấu hiệu khả nghi đều bị bắt kiểm tra ngay. Tài xế khi chở xe ra vào hẻm đều ghé qua vài tiệm vật liệu xây dựng là cảm tình viên của cách mạng, để hợp pháp hóa công việc của mình nếu bị bắt lại kiểm tra.

Ông Ba Quang (phải)  trò chuyện với phóng viên. Ảnh: HỒNG MINH

Chịu trận khi bò trinh sát

Ông Ba Quang lúc đó sức khỏe yếu nên được phân công canh gác và trinh sát. Nếu có động, ông phải kịp thời báo động cho anh em. Để tránh bị lộ, tiệm đàn thường mở đài radio lớn, sửa xe mobylette cho máy nổ to. Một hôm, ông ngồi quan sát nhà bên cạnh tổ chức ăn nhậu thì phát hiện ông chủ nhà đứng ngó vào trong tiệm đàn rất lâu, không chịu đi.

Ông kể: “Tôi đâm nghi nên bò tới gần. Đến gần, mới biết ổng mắc ói. Tôi định bò về thì ổng bước tới tè lên người tôi. Tôi nằm im chịu trận thì lúc này ổng ói được, ói hết lên người tôi. Tôi cắn răng chịu mà muốn hết xiết. Ổng ói xong rồi đi về, tôi bò qua hàng rào quay lại. Lúc đó ổng phát hiện ra tôi. Nhưng ổng lại tưởng tôi là… con chó, nói tôi ráng ăn hết giùm ổng”. Bữa đó ông Ba Quang được mãn ca sớm để về xử lý hậu quả.

Gần bốn tháng ròng rã, các chiến sĩ đã chuyển hơn 70 m3 đất ra ngoài êm thấm. Cũng có lúc bị chặn lại kiểm tra nhưng đều thoát được nhờ sự nhanh trí của tài xế Năm Tước. Có một lần ông Năm Tước và “người yêu”, một nữ đồng chí thủ vai, bị chặn lại kiểm tra. Một cảnh sát đứng cảnh giới, một cảnh sát khác đến khám xét. Người này tưởng ông giấu tài liệu nên nhắc “làm ăn kỹ lưỡng”. Ông thở phào và rất vui vì biết phía “bên kia” cũng có nhiều người âm thầm ủng hộ cách mạng.

Ngày thống nhất đất nước, chàng trai trẻ năm nào đã 51 tuổi. Ông được gia đình tác hợp với một người đồng chí. Họ nhận nuôi bốn người con, một người đã mất, ba người còn lại nay ai cũng đã thành đạt.

Kể nửa chừng, ông Ba Quang phải ngừng câu chuyện để nằm nghỉ. Nằm bên giường, ông bảo cuốn sách quý nhất ông luôn giữ bên mình chính là cuốn kỷ yếu tập hợp những câu chuyện của đồng đội chép lại cho nhau để làm kỷ niệm, được NXB Chính trị Quốc gia in năm 1998. Ông vẫn thường lần giở những bức ảnh cũ, tìm gương mặt đồng đội của mình dù người còn, người mất…

Hầm B biến thành hôn đường

Ngày 9-1-1955, ông Tô Minh Trực (bí danh Thân Đức Bút) đã được tổ chức thành hôn với một nữ đồng chí tên Tám Nguyệt ngay tại căn hầm này.

Căn hầm mang mật danh B giữa Sài Gòn ảnh 2
Các cựu binh họp mặt ngày khai quật tôn tạo hầm B vào tháng 4-1988. Ảnh: TL

Một năm sau con gái của họ chào đời, được đặt tên Dương Thị Mai Trang. Bữa tiệc đầy tháng Mai Trang, ông Thân Đức Bút mời bà con hàng xóm và thầy Chín đến dự. Thầy Chín đã đi kiểm tra khắp căn nhà nhưng không phát hiện sự gì bất thường. Nay bà Dương Thị Mai Trang là giảng viên ĐH Y Dược TP.HCM.

______________________________

Căn hầm này có mật danh là hầm B, nơi in tài liệu truyền đơn và hội họp của Hội Ủng hộ Vệ quốc đoàn, với sức chứa tới 30 người và được giữ bí mật an toàn đến ngày đất nước thống nhất.

Hầm B nằm ở 122/351 Ngô Gia Tự, phường 9, quận 10. Hầm chính dài 3,5 m, rộng 3,2 m, cao 1,7 m, nóc dày 1,8 m. Hầm phụ có diện tích nhỏ hơn.

Hầm được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1988. Hầm B được chính quyền quận 10 thường xuyên tôn tạo, là một trong những điểm tham quan, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

 Bà Ly Sa trong cuộc vận động đồng bào dân tộc H’Mông xóa bỏ các hủ tục, trong đó có vấn nạn tảo hôn.

Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn

(PLO)- Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn là chìa khóa căn cơ để giải quyết hệ lụy là đói nghèo, trẻ em bỏ học, chất lượng dân số thấp kéo dài qua nhiều thập niên ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa).
Ép con lấy chồng cận huyết

Ép con lấy chồng cận huyết

(PLO)- Tuổi 15, Sùng Thị Tú ở xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã bị chính mẹ ruột của mình ép lấy người cậu họ.
Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

(PL)- Dù đón một cái Tết xa nhà nhưng bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam tại Nam Sudan cũng tổ chức nấu bánh chưng, trang trí mai, đào rộn ràng không khí Tết.
Đến Campuchia truy tìm MH370

Đến Campuchia truy tìm MH370

(PL)- Đội tìm kiếm người Anh nói rằng họ đã may mắn “thoát chết” trong quá trình tìm kiếm bất thành và sẽ trở về Anh hôm nay.
Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

(PL)- Thiên vương điện ảnh nói sẽ tặng toàn bộ tài sản tương đương 17.000 tỉ đồng cho từ thiện vì: “Số tiền đó vốn không phải của chúng ta. Chúng ta đi vào thế giới này bằng hai bàn tay trắng và ra đi cũng như thế”.
Bán nhà, cưu mang con nuôi

Bán nhà, cưu mang con nuôi

(PL)- Hơn bốn năm nhận nuôi đứa trẻ mang căn bệnh quái ác, chị Trần Phương Lan đã đánh đổi gần như tất cả. Ngày 9-10 vừa qua, chị là một trong 10 nhân vật được UBND TP Hà Nội công nhận là “Công dân ưu tú thủ đô 2018”.
Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

(PL)- Mỹ-Anh-Pháp-Đức bàn kế hoạch đánh Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học khi tấn công tổng lực tỉnh Idlib - cứ điểm cuối cùng của phe nổi dậy.
Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

(PL)- Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, tỉ phú Jack Ma, cho biết đang dành nhiều thời gian và tài sản hơn để làm từ thiện với mong muốn thành lập một quỹ từ thiện tập trung vào giáo dục.
Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

(PL)- Trước khi gặp được những chiến binh săn đầu người, tôi đã chạm mặt nhà vua của bộ tộc Konyak trong “cung điện hoàng gia” nằm giữa hai nước Ấn Độ-Myanmar kỳ lạ, ngỡ ngàng…