Cẩn thận những bệnh chỉ mắc ‘duy nhất một lần’ trong đời

(PLO)- Theo BS Trần Hằng Ni – Chi nhánh Nhi Đồng 315 Kha Vạn Cân, mặc dù những bệnh như sởi, thủy đậu, quai bị… thường chỉ mắc bệnh một lần trong đời nhưng không được xem nhẹ, bởi vì vẫn để lại di chứng kéo dài, từ ít đến rất nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Nam

Trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên trẻ rất dễ mắc bệnh và có thể lặp đi lặp lại các bệnh cấp tính theo mùa như: Cảm cúm, viêm họng, rối loạn tiêu hoá,… Tuy nhiên, có một số bệnh lý thường chỉ mắc một lần trong đời, vì sau khi khỏi bệnh, cơ thể sẽ tạo ra miễn dịch lâu dài.

Cẩn thận những bệnh chỉ mắc ‘duy nhất một lần’ trong đời.png
Hệ Thống Y Tế Nhi Đồng 315 và Tiêm Chủng Nhi 315 chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Sởi

Sởi là một bệnh truyền nhiễm đặc trưng bởi phát ban toàn thân trên da và các triệu chứng như cúm. Đến nay, sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây dịch và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi nếu không được chăm sóc đúng cách.

Thông tin từ Bộ Y Tế, số ca mắc bệnh Sởi năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm 2023. Tháng 8-2024, UBND TP.HCM chính thức công bố dịch sởi trên toàn địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong bối cảnh các ca sởi đang gia tăng nhanh chóng, đã có 3 trẻ đã tử vong, hầu hết đều chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ mũi. Đây là lần đầu TP.HCM công bố dịch sởi.

Từ ngày 18-9-2024, Hệ Thống Y Tế 315 với 52 phòng khám Nhi Đồng 315 và Tiêm Chủng 315 chính thức bắt đầu tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi miễn phí cho trẻ em từ 1 đến 10 tuổi, áp dụng tất cả các ngày trong tuần. Với việc tham gia này, tổng cơ sở tiêm chủng tham gia chiến dịch phòng chống dịch sởi trên địa bàn thành phố đã tăng lên thành 112 cơ sở, góp phần đẩy mạnh nỗ lực phòng ngừa dịch bệnh.

Biểu hiện nhận biết trẻ mắc sởi?

Trẻ sốt cao, kèm theo viêm kết mạc mắt (mắt đỏ lem nhem), chảy nước mũi, ho nhiều, có thể kèm theo cả tiêu chảy. Trẻ cũng có thể xuất hiện các đốm Koplik (các đốm nhỏ màu đỏ có tâm màu xanh trắng) bên trong miệng trước khi phát ban.

Sau khi có các triệu chứng kể trên khoảng 3-5 ngày, ban sẽ xuất hiện bắt đầu ở vùng trán, cổ, gáy, sau tai và lan đến mặt, xuống bụng và toàn thân (kể cả lòng bàn tay và lòng bàn chân). Ban màu hồng, hơi nổi gồ trên bề mặt da, xen kẽ các khoảng da lành.

can-than-nhung-benh-chi-mac-duy-nhat-mot-lan-trong-doi-2.jpg
Những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh sởi.

Giai đoạn hồi phục, phát ban khoảng 4 ngày sẽ bắt đầu sậm màu, khô, bong tróc và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện.

Sởi có lây không?

Sởi là một trong những bệnh rất dễ lây trong môi trường bình thường. Bệnh sởi lây trực tiếp qua dịch tiết hô hấp của người bệnh khi ho, hắt hơi, nước bọt… Bệnh có thể lây truyền mạnh trong nhà trẻ, trường mẫu giáo… nơi người nhiễm bệnh tiếp xúc gần và không có bất cứ phòng bị của người xung quanh.

Người bị sởi có thể lây bệnh sớm nhất vào 4 ngày trước khi xuất hiện ban và 4 ngày sau nổi ban.

Tại sao sởi lại “đáng sợ”? Cách phòng ngừa?

Theo BS Trần Hằng Ni – Chi nhánh Nhi Đồng 315 Kha Vạn Cân: “Khi mắc sởi, vi rút sởi làm hệ miễn dịch của con trẻ suy giảm, từ đó dễ bị các biến chứng bội nhiễm như viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy nặng,... thậm chí là viêm não có thể gặp ngay giai đoạn hồi phục hoặc nhiều năm sau đó. Hiện nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Do đó, việc chăm sóc trẻ bệnh sởi là quan trọng, trước tiên cần cách ly trẻ mắc sởi, điều trị hỗ và tốt nhất, ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán cũng như tư vấn và điều trị kịp thời các biến chứng của sởi”.

Phòng ngừa: Vaccine sởi rất hiệu quả.

Một liều vaccine sởi có hiệu quả khoảng 93% trong việc ngăn ngừa bệnh sởi nếu có tiếp xúc với virus. Hai liều vaccine có hiệu quả lên đến khoảng 97%

Thuỷ đậu

Bệnh thuỷ đậu (hay còn gọi là trái rạ hoặc phỏng rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

Biểu hiện nhận biết trẻ mắc thuỷ đậu?

Sốt nhẹ, mệt mỏi, trẻ nhức đầu, đau bụng. Bắt đầu xuất hiện các nốt nhỏ màu đỏ, thường bắt đầu ở mặt, lưng và bụng, sau đó lan ra hầu hết mọi nơi trên cơ thể, bao gồm da đầu, miệng, cánh tay, chân và bộ phận sinh dục. Sau đó sẽ chuyển thành mụn nước, rải rác trên da. Cuối cùng mụn nước vỡ ra, để lại vết loét hở, đóng vảy khô lại.

Nếu bị nhiễm trùng, mụn nước sẽ to, có mủ lâu khỏi và có thể để lại sẹo.

Các biện pháp phòng ngừa chung:

Tiêm ngừa vắc xin Thuỷ đậu là phương pháp phòng ngừa tốt nhất, hiệu quả trên 90%. Nếu chẳng may mắc bệnh, vắc xin giúp trẻ tránh được biến chứng nguy hiểm, xuất hiện rất ít mụn nước thuỷ đậu và thời gian hồi phục nhanh chóng.

Hiện đang có các vắc xin ngừa bệnh Thủy đậu như sau:

- Vắc xin Varilrix: sử dụng sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi.

- Vắc xin Varivax và Varicella: sử dụng cho trẻ từ 12 tháng tuổi.

Quai bị

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút gây ra. Bệnh có thể lây nhiễm vào nhiều bộ phận của cơ thể, nổi tiếng nhất là gây sưng tuyến nước bọt. Các tuyến này, tạo ra nước bọt, nằm ở phía trước tai và xung quanh hàm. Bệnh thường phát triển thành dịch ở những tập thể đông đúc như nhà trẻ, trường học.

can-than-nhung-benh-chi-mac-duy-nhat-mot-lan-trong-doi-3.jpg
Theo BS Trần Hằng Ni – Chi nhánh Nhi Đồng 315 Kha Vạn Cân, mặc dù những bệnh như sởi, thủy đậu, quai bị… thường chỉ mắc bệnh một lần trong đời nhưng không được xem nhẹ, bởi vì vẫn để lại di chứng kéo dài, từ ít đến rất nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Các bệnh này đã có vắc xin phòng ngừa và hiệu quả cao, cha mẹ nên theo dõi và tiêm chủng đầy đủ cho bé.

Tại sao quai bị lại “đáng sợ”? Cách phòng ngừa?

Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh Quai bị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Viêm não, Viêm màng não, Viêm cơ tim, Viêm/teo tinh hoàn (có thể dẫn đến vô sinh nam), Viêm buồng trứng,… Hiện nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị.

Cách tốt nhất để bảo vệ trẻ là đảm bảo trẻ được tiêm vắc xin Quai bị. Vắc xin Quai bị có thể được sử dụng sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi, thường dùng là vaccine kết hợp Sởi – Quai bị – Rubella, được nghiên cứu an toàn và hiệu quả cao, bảo vệ đạt đến trên 95%.

Hệ thống Y Tế 315:

Hotline: 0901.315.315

-Phòng khám Đa khoa Quốc tế Ivy Health

- Hệ thống Y Tế Phụ Sản 315 https://www.phusan315.com/

- Hệ thống Y Tế Nhi Đồng 315 https://www.nhidong315.com/

- Hệ thống Y Tế Tiêm Chủng Nhi 315 https://www.tiemchungnhi315.com/

- Hệ thống Y Tế Mắt 315 https://www.mat315.com/

- Hệ thống Y Tế Tim Mạch - Tiểu Đường 315 https://www.timmachtieuduong315.com/

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm