90% vốn DN địa ốc vay từ NH
Về nguyên tắc, chủ đầu tư (CĐT) đã thế chấp dự án (D.A) cho NH thì khi bán được nhà số tiền này phải chuyển khoản vào NH mà mình thế chấp. Từ đó, NH mới kiểm soát được dòng tiền và thu hồi nợ. Dòng tiền CĐT trả về, NH thu được phần nợ nào giải chấp phần đó.
Trên cơ sở đó CĐT mới làm sổ cho khách hàng được. Tuy nhiên, nếu khách hàng trả bằng tiền mặt hay chuyển vào tài khoản ở NH khác chứ không phải tài khoản của NH mà CĐT thế chấp và CĐT lại dùng số tiền đó vào mục đích khác thay vì trả nợ NH.
Khi đó, NH sẽ không giải chấp tài sản. Theo đó, người mua nhà sẽ không bao giờ được cấp sổ đỏ, chỉ biết đi kiện CĐT và không biết khi nào mới xong. Chính vì thế, nhiều D.A hiện nay rơi vào tình trạng… “tiền trao, nhưng cháo không múc”.
Chị Phương Hiền ở quận 7, TP HCM cho biết, năm 2014 khi quyết định mua chung cư Hoàng Anh Gia Lai 2 ai cũng bảo sao mua đắt thế, nếu mua những D.A tương tự sẽ rẻ hơn cả trăm triệu đồng.
Một lí do rất đơn giản chị Hiền cho biết là do căn hộ này đã có sổ hồng. Chị Hiền kể, khi đi mua nhà mới biết, nếu không tìm hiểu kỹ người mua rất dễ vô tình mắc bẫy những rắc rối, thậm chí vướng vào vấn đề tranh chấp sau này.
Anh B.H hiện đang sinh sống tại một căn hộ tại khu vực Đầm Sen than thở, căn hộ này anh mua từ 4 năm trước tuy nhiên đến nay vẫn chưa có sổ. Điều đáng nói là, D.A do chưa bán hết nên nhà đầu tư cũng chây ì ra. Thang máy thì phập phù, nhiều khi CĐT không chịu đóng tiền điện nước, dân ở đây bị cắt… dù phí vẫn phải đóng cho CĐT…
Tương tự, anh Trọng đang sống tại khu Ruby Garden - Tân Bình cho hay, về đây sống 5 năm nay nhưng mãi vẫn chưa có sổ hồng.
Có bảo lãnh NH mới mua!
Qua tìm hiểu, hầu hết khách hàng khi đi mua nhà không ai hỏi rằng D.A này có vay NH không, có thế chấp NH không. Nói chính xác hơn, khách hàng không quan tâm đến việc tiền ở đâu CĐT xây dựng D.A.
Theo luật sư Huỳnh Trung Hiếu, khách hàng khi mua nhà cần xem xét kỹ uy tín, thương hiệu của CĐT. Những trường hợp như The Harmona, hay chung cư Bảy Hiền - CĐT đều khá mới, ít D.A. Với những CĐT lớn, có nhiều D.A trên thị trường chắc chắn làm ăn bài bản đáng yên tâm.
Phần lớn các D.A đều vay vốn NH. Ảnh: NL
Ông Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia kinh tế - cho biết, căn cứ Luật Kinh doanh BĐS 2014, từ 1/7/2015, các D.A BĐS CĐT phải có bảo lãnh NH. Nghĩa là, khi mua nhà khách hàng phải yêu cầu CĐT đưa ra hợp đồng bảo lãnh NH.
Hợp đồng bảo lãnh sẽ thể hiện điều khoản, người mua nhà phải chuyển tiền vào tài khoản của NH đó, nếu CĐT không thực hiện đúng cam kết với khách hàng thì NH sẽ chịu trách nhiệm. Nếu là chung cư thì phải có biên bản nghiệm thu hoàn thành xong phần móng.
Bên cạnh đó, các điều khoản trong hợp đồng mua bán, nhất là những quy định về thời gian bàn giao căn hộ, thời điểm chuyển quyền sở hữu và thời hạn được cấp giấy chứng nhận cũng rất quan trọng…
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM (HoREA) cho rằng, từ vụ việc The Harmona, các cơ quan quản lý cần siết chặt việc thực hiện nghiêm quy định về xử phạt hành vi chậm làm thủ tục cấp giấy hồng cho người mua nhà theo Điều 26 Nghị định 102/2014.
Nếu làm tốt chuyện này sẽ giải quyết được vấn nạn CĐT chậm làm giấy hồng cho khách hàng đã phát sinh và tồn tại từ rất nhiều năm.
Ở khía cạnh liên quan, hồi tháng 4, dư luận xôn xao về vụ tranh chấp quyền lợi giữa ca sĩ Thu Minh và CĐT D.A căn hộ cao cấp Leman Luxury Apartments. Trong trường hợp này nếu khi ký kết hợp đồng mua căn hộ, Thu Minh nắm chắc trong tay chứng thư bảo lãnh thì có lẽ không phải vướng vào rắc rối.
Mọi ý kiến đóng góp vui lòng gởi về địa chỉ email: batdongsanplo@gmail.com hoặc hotline: 0996 166177. |