Chưa thể tuyên án Dương Chí Dũng

Chiều 25-4, thay vì tuyên án như dự kiến ban đầu, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội bất ngờ tuyên bố quay lại phần xét hỏi để củng cố chứng cứ trong vụ án tiêu cực xảy ra tại Vinalines.

Khi được xét hỏi lại, bị cáo Trần Hải Sơn (nguyên tổng giám đốc Công ty TNHH Sửa chữa Tàu biển Vinalines) khai mình được ông Goh Hoon Soew (Giám đốc Công ty AP) cho biết về số tiền “lại quả” 1,666 triệu USD. Bị cáo nói khi báo cáo với Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc (nguyên chủ tịch HĐQT và nguyên tổng giám đốc Vinalines) về số tiền này thì được chỉ đạo “triển khai nhanh”.

“Vậy tại sao khi khoản tiền này được chuyển về, bảy, tám tháng sau bị cáo mới đưa tiền cho Dũng, Phúc?” - chủ tọa hỏi.

 
Bị cáo Dương Chí Dũng tiếp tục trả lời thẩm vấn của HĐXX. Ảnh: TTXVN

“Thực ra chỉ có mỗi khoản 2,5 tỉ đồng thôi. Còn chậm vì có thời gian bị cáo sang Nga lo kéo ụ nổi về và một thời gian rất dài ở Nha Trang nơi sửa chữa ụ. Bác Chiều (bị cáo Trần Hữu Chiều, nguyên phó tổng giám đốc Vinalines - PV) giao cho bị cáo nên bị cáo phải theo việc đó” - Sơn đáp.

HĐXX tiếp tục truy bị cáo Sơn về những lần Sơn khai rút tiền bằng chứng minh thư để chuẩn bị đưa cho Phúc, Dũng. Sơn khai bị cáo rút tiền nhiều lần, không nhớ rõ thời điểm và cũng không lưu giữ chứng từ xác nhận.

“Tại sao bị cáo nhận tiền bằng chứng minh thư mà không chuyển bằng chứng minh thư?” - tòa hỏi. “Bị cáo nói có thể mọi người không tin nhưng ở Tổng Công ty Hàng hải, việc đó phải bằng tiền mặt” - Sơn đáp.

“Các lần yêu cầu các em của anh chuẩn bị tiền, anh có nói lý do tiền này anh chuyển cho các sếp không?” - luật sư của Mai Văn Phúc hỏi. Bị cáo Sơn: “Tôi đã khai cụ thể trong các bút lục lời khai, lần nào tôi nói, lần nào tôi không nói, tôi không thể nhớ hết được”. Luật sư: “Có lần anh nói, có lần anh không? Vậy tại sao các em của anh khai lần nào yêu cầu họ chuẩn bị tiền anh cũng nói là chuẩn bị tiền đưa cho Dũng, Phúc?”. “Tôi biết ngay luật sư sẽ nói thế mà! Rất oan cho tôi. Ở thời điểm này tôi nhớ không rõ, mong HĐXX xem xét các bản cung tôi đã khai” - bị cáo Sơn trả lời.

Về hành vi tham ô của phó tổng giám đốc Trần Hữu Chiều, tại phiên tòa phúc thẩm, Chiều đề nghị miễn trách nhiệm hình sự đối với tội tham ô. Lý do là khi đưa cho bị cáo 340 triệu đồng, Sơn không nói gì. “Bị cáo hỏi có dính dáng gì đến việc mua bán và sửa chữa ụ nổi không, Sơn nói: “Không, bác cứ yên tâm đi”. Tại cơ quan điều tra, điều tra viên nói đó là tiền phạm tội thì bị cáo trả cho Nhà nước thôi chứ bị cáo không biết gì về khoản tiền này” - bị cáo Chiều thanh minh.

Trần Hải Sơn sau đó xác nhận lời khai của Chiều là đúng. Sơn tự ý cho Chiều 340 triệu đồng vì Chiều “là người đức độ, rất tốt”.

Trong một diễn biến khác tại phiên tòa, khi được hỏi ý kiến về bản tuyên thệ của ông Goh, Sơn cho rằng ông Goh làm bản tuyên thệ khi đã có án sơ thẩm. “Chắc chắn nó không đúng sự thực xảy ra. Vì mục đích gì thì bị cáo cũng suy nghĩ. Bị cáo khẳng định không có và không tin việc đó” - Sơn đáp.

Tòa tuyên bố tạm nghỉ, sáng thứ Hai, 28-4 tòa tiếp tục quay lại phần tranh luận.

ĐỨC MINH

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 22-4: Kẻ bịt mặt cầm dao xông vào cướp ngân hàng; Một người giật mình té xe tử vong sau tiếng sét đánh

Bản tin trưa 22-4: Kẻ bịt mặt cầm dao xông vào cướp ngân hàng; Một người giật mình té xe tử vong sau tiếng sét đánh

(PLO)- Một phụ nữ tử vong cạnh ô tô cháy rụi, nghi là án mạng; Xe chở 20 em học sinh bị lật, nhiều em bị thương; Clip ghi lại cảnh cướp ngân hàng ở Hà Nội; Nghe tiếng sét đánh, người đàn ông giật mình té xe dẫn tới tử vong; Phát hiện 20 tấn gà ủ muối, đông lạnh 'bẩn' trong kho ở Hà Nội.

Đọc thêm

Ông Nguyễn Thanh Nghị thăm gia đình cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Ông Nguyễn Thanh Nghị thăm gia đình cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

(PLO)- Ông Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM làm trưởng đoàn, đến thăm, tri ân gia đình cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển TP.HCM.

Chùm ảnh: Tọa đàm 'Kiều bào hiến kế phát triển TP.HCM'

Chùm ảnh: Tọa đàm 'Kiều bào hiến kế phát triển TP.HCM'LENS

(PLO)- Sáng 22-4, tại trụ sở báo Pháp Luật TP.HCM đã diễn ra tọa đàm “Kiều bào hiến kế phát triển TP.HCM”. Tọa đàm được tổ chức nhằm lắng nghe những hiến kế mang tính chiến lược và hành động từ các chuyên gia kiều bào góp phần phát triển TP.HCM nói riêng, cả nước nói chung.