Nguồn tin của PLO xác nhận phiên xử vụ lừa đảo bán khu “đất vàng” số 4 - 6 đường Hồ Tùng Mậu (quận 1, TP HCM) sáng nay (18-1) phải hoãn do bị hại có đơn đề nghị hoãn.
Trước đó, TAND TP.HCM từng hoàn trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung do có xuất hiện tình tiết mới cần làm rõ. Được biết, phiên toà dự kiến mở lại vào ngày 17-2. Chủ toạ phiên xử là thẩm phán Phạm Lương Toản, chánh toà Hình sự TAND TP.HCM.
Bị cáo Trương Vui. Ảnh: HOÀNG YẾN
Cáo trạng của VKSND Tối cao truy tố Trương Vui ( sinh năm 1950, cựu chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Upexim) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Hai đồng phạm cố ý làm trái là Tống Thị Bích Loan (cựu giám đốc Bihimex) và Châu Thị Khoa (cựu phó giám đốc kiêm tế toán trưởng Bihimex). Bị can Nguyễn Thị Mỹ Dung (nhân viên phòng kinh doanh Bihimex đã nghỉ hưu) bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm. Các bị can bị truy tố theo BLHS năm 1999.
Đáng chú ý, cáo trạng chuyển sang toà ghi rõ “về trách nhiệm dân sự và tài sản nhà số 4-6 Hồ Tùng Mậu, quận 1, TP.HCM, đề nghị tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật”.
Theo cáo trạng, năm 2010, UBND TPHCM chỉ định bán nhà đất số 4-6 Hồ Tùng Mậu cho công ty Upexim. Do không có khả năng tài chính, ông Vui bàn với các thành viên HĐQT để công ty cổ phần đầu tư thương mại Tradeco tham gia góp vốn hợp tác kinh doanh xây dự án Upex Tower. Upexim đã nhận 60 tỉ đồng, tương đương 50% giá trị quyền sử dụng đất từ Tradeco.
Nhưng sau đó, ông Vui tự ý thỏa thuận bán tài sản này cho Công ty Kim Cương Xanh với giá 280 tỉ đồng, nhận trước 120 tỉ đồng và giấu chuyện đây là tài sản hợp tác kinh doanh với Tradeco. Từ đó chiếm đoạt cá nhân 47,8 tỉ đồng và chuyển vào tài khoản Upexim hơn 72 tỉ đồng.
Tiếp đó, ông Vui lại bán thêm cho Tradeco 20% giá trị căn nhà số 4-6 Hồ Tùng Mậu với giá 24 tỉ để lấy tiền trả nợ ngân hàng khác và tiếp tục lơ chuyện đã thế chấp căn nhà cho Agribank.
Các bị cáo tại phiên xử trước đó. Ảnh: HOÀNG YẾN
Ngoài ra, CQĐT còn xác định được ông Vui còn dùng một thửa đất ở Bình Dương thế chấp cho Agribank chi nhánh quận 1 để vay tiền và chiếm đoạt của ngân hàng gần 7 tỉ đồng. Trong khi đó, bất động sản đã được thế chấp cho một ngân hàng khác.
Còn bị can Loan từ năm 2009 đến 2013 và cấp dưới đã thông đồng với ông Vui lập 173 hợp đồng mua bán hàng hóa khống giữa Upexim và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Biên Hòa (gọi tắt là Bihimex) với các công ty do Vui lập ra để vay tiền từ Bihimex, gây thiệt hại cho công ty này 144,5 tỉ đồng.
Năm 2019, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt Trương Vui tù chung thân về hai tội. Loan và Khoa cùng mức án 10 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Về trách nhiệm dân sự, HĐXX tuyên tiếp tục kê biên nhà đất 4-6 Hồ Tùng Mậu để đảm bảo nghĩa vụ thi hành của các bên liên quan. Khi các bên không thực hiện nghĩa vụ của mình thì cơ quan thi hành sẽ tổ chức kê biên, bán đấu giá. Khi đó, 50% giá trị bán được sẽ giao cho Tradeco, 50% còn lại sẽ được đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán khoản vay của Upexim đối với Agribank.
Xử phúc thẩm, TAND Cấp cao tại TPHCM tuyên hủy toàn bộ phán quyết trên để điều tra, xét xử lại. Đáng chú ý về hợp tác góp vốn xây dựng dự án giữa Upexim và Tradeco, cấp phúc thẩm cho là quan hệ dân sự xảy ra trước khi Trương Vui thực hiện hành vi phạm tội nên không đồng tình với án sơ thẩm giải quyết về căn nhà trên…
(PLO)- Để kịp thời hoàn thiện 6 chiếc VF 9 mui trần phục vụ lễ diễu binh, diễu hành lễ 30-4, VinFast đã huy động đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên trình độ cao, thực hiện trong hơn 3.100 giờ dưới sự giám sát của Bộ Quốc phòng.
(PLO)- Sau mỗi buổi lễ diễu binh, diễu hành tại TP.HCM, nhiều bạn trẻ đã chung tay thu gom rác, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường và xây dựng hình ảnh sạch đẹp, văn minh cho thành phố mang tên Bác.
(PLO)- Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu chi tiền cảm ơn cựu Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh Phú Thọ sau khi được tạo điều kiện trúng 4 gói thầu.
(PLO)- Để tham gia đầu tư trên sàn ảo, bị hại có thể tham gia đầu tư tự do hoặc mua bảo hiểm để khi thua sẽ được hoàn tiền. Đến thời điểm thích hợp, hai bị can sẽ đánh sập sàn để chiếm đoạt tiền.
(PLO)- Bị cáo Diễn đã nhiều lần thuê và mượn xe ô tô của nhiều người trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, sau đó, mang đi thế chấp tại các tiệm cầm đồ, lấy tiền sử dụng vào mục đích cá nhân.
(PLO)- Hai bị can Hải và Trung mua 2 trang web để tạo đường link vào cổng game online và thu tiền của người tham gia sau đó đánh sập sàn để chiếm đoạt tiền của bị hại.
(PLO)- Về trách nhiệm của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Vĩnh Long, VKSND Tối cao cho rằng các cơ quan này đã không kịp thời phát hiện để xử lý kịp thời sai phạm.
(PLO)- Cựu Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan đã lợi dụng chức vụ quyền hạn, chỉ đạo, can thiệp trái pháp luật và theo yêu cầu của Nguyễn Văn Hậu.
(PLO)- Bị cáo đầu vụ cùng đồng phạm đã làm giả giấy tờ ít nhất 69 tài liệu để biến 13 thửa đất công trên địa bàn TP Vũng Tàu có tổng diện tích hơn 25ha thành đất cá nhân, sau đó đem bán.
(PLO)- Do có mối quan hệ thân thiết với lãnh đạo cấp trên, cựu chánh văn phòng Huyện ủy Mang Thít Đặng Trung Hoành được lựa chọn làm đầu mối, nhận tiền tài trợ từ Hậu 'Pháo'.
(PLO)- Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cố ý chỉ đạo tổ soạn thảo xây dựng Quyết định 13 theo hướng mở rộng diện đối tượng được hưởng ưu đãi giá điện 9,35 Uscents/kWh, gây thiệt hại hơn 1.000 tỉ đồng.
(PLO)- Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu bị cáo buộc chi hối lộ hơn 132 tỉ đồng, móc nối, câu kết với nhiều cá nhân có chức vụ, quyền hạn để được tạo điều kiện trúng thầu.
(PLO)- Thứ trưởng Bộ Công an cho biết sau sáp nhập, quy mô mỗi xã bố trí khoảng từ 30 - 60 cán bộ công an xã, Hà Nội có thể khoảng 50 - 60 cán bộ, ngoài ra đề xuất bổ sung thêm thẩm quyền cho trưởng, phó công an xã...