THEO DÒNG

Cơ chế cho Cần Thơ, kỳ vọng của đồng bằng

Sau TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác được Quốc hội ra Nghị quyết thí điểm áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù thì đến lượt Cần Thơ được xem xét để thông qua.

Việc này nằm trong định hướng mà Bộ Chính trị, Chính phủ đã xác định là xây dựng Cần Thơ thành một trung tâm đa chức năng, có sức lan tỏa về kinh tế, văn hóa, xã hội và là cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mekong…

Điều này đáp ứng sự mong đợi không riêng của người dân Cần Thơ mà là của vùng ĐBSCL, đó là thành một cực tăng trưởng của vùng ĐBSCL và cả nước, đóng vai trò kết nối nước ta với các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong mở rộng.

Những đề xuất mà Chính phủ đang trình cho Quốc hội gồm nhiều lĩnh vực nhưng điều lớn hơn là trao quyền chủ động nhiều hơn cho địa phương. Nhưng đấy chỉ là điều kiện cần chứ chưa thể coi là chiếc "đũa thần" đảm bảo cho sự phát triển như kỳ vọng, mà cái chính là yếu tố con người.

Phải có những con người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung mới có thể lãnh đạo, chỉ đạo, thực thi các cơ chế, chính sách ấy một cách hiệu quả nhất, thiết thực nhất.

Cần Thơ vẫn cần điều kiện nữa là mạnh dạn tinh gọn bộ máy, cải cách hành chính, nhất là các thủ tục đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước… để loại bỏ những thủ tục rườm rà, nhiều thang nấc, những “điểm nghẽn” trong việc thực thi cơ chế, chính sách đặc thù được trao.

Cần Thơ nằm ở vị trí giao điểm của hai trục kinh tế - đô thị năng động nhất của vùng ĐBSCL là trục hành lang TP.HCM - TP Cần Thơ và trục sông Hậu (An Giang - Cần Thơ - Sóc Trăng) nên việc trao cơ chế và chính sách đặc thù cho Cần Thơ chính là cho cả vùng ĐBSCL. Chính vì vậy cũng cần đầu tư nguồn lực, phân bổ cho các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu phải là tầm mức của vùng, dự án phải có tính kết nối và lan tỏa...

Là địa phương đầu tiên của vùng ĐBSCL được xem xét để ban hành Nghị quyết thí điểm cơ chế và chính sách đặc thù trong bối cảnh cả nước vẫn đang đối mặt với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 cho thấy sự ưu ái, kỳ vọng rất lớn dành cho Cần Thơ.

Không chỉ người dân ở vùng ĐBSCL mà là cả nước mong muốn nghị quyết khi thông qua sẽ là cú hích, tạo sức lan tỏa, kích thích và dẫn dắt các địa phương trong vùng cùng phát triển, hướng đến một châu thổ phát triển bền vững, đời sống người dân đủ đầy và trách nhiệm này không hề nhẹ!

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

20 năm, thành quả từ một quyết sách

20 năm, thành quả từ một quyết sách

(PLO)- Qua 20 năm, diện mạo của quận Tân Phú và huyện Bình Chánh khởi sắc mạnh mẽ, các con đường được bê tông, nhựa hóa, đời sống người dân nâng cao... và nó là thành quả của người dân và nhiều thế hệ lãnh đạo...

Kỳ họp thành công, gợi ra nhiều vấn đề lớn

Kỳ họp thành công, gợi ra nhiều vấn đề lớn

(PLO)- Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp. Sự thành công ấy, như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nói là hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình, nó gồm nhiều vấn đề, từ thảo luận các vấn đề lớn của đất nước đến giám sát tối cao và lập pháp.

Luật Căn cước: Hy vọng sự ổn định bền vững

Luật Căn cước: Hy vọng sự ổn định bền vững

(PLO)- Trong tám năm qua, các thay đổi về căn cước, đã gây ra không ít phiền toái nên khi QH thông qua Luật Căn cước, hy vọng sẽ thật sự tạo ra sự ổn định bền vững, khép lại một vấn đề từng gây nhiều ý kiến này.

Mạng ảo nhưng 'sát thương' là thật!

Mạng ảo nhưng 'sát thương' là thật!

(PLO)- Nhiều trường hợp người bị tấn công trên mạng xã hội phải ngậm đắng nuốt cay, cắn răng chịu đựng và chọn cách im lặng để tự bảo vệ mình…

Chất vấn - tranh luận: Thúc đẩy sự phát triển

Chất vấn - tranh luận: Thúc đẩy sự phát triển

(PLO)- Tranh luận tại QH vẫn luôn được đón chờ, kỳ vọng bởi chất vấn - tranh luận tốt sẽ là khởi đầu cho những tiến trình cải cách, thiết lập chính sách để thúc đẩy sự phát triển.

Thông qua Luật Đất đai: Thà chậm mà chắc!

Thông qua Luật Đất đai: Thà chậm mà chắc!

(PLO)- Việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) có thể chậm nhưng phải thật chắc, để đảm bảo rằng một khi Quốc hội đã bấm nút thông qua thì phải đáp ứng được kỳ vọng của Nhân dân.

Cải cách tiền lương phải thúc đẩy kinh tế phát triển

Cải cách tiền lương phải thúc đẩy kinh tế phát triển

(PLO)- “Đến thời điểm này, không cải cách tiền lương không được nữa, đây là thời điểm chín muồi. Lương là giá cả của sức lao động, đầu tư cải cách tiền lương là đầu tư của sự phát triển” - Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nói tại thảo luận ở Quốc hội.

Ngọc Trinh và 'điều bất ngờ'

Ngọc Trinh và 'điều bất ngờ'

(PLO)- Trường hợp của Ngọc Trinh là khá hy hữu khi đương sự bị khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng chứ không phải các tội vu khống, làm nhục hay lợi dụng quyền tự do dân chủ.

Thương hiệu Việt bị 'hớt tay trên': Tiên trách kỷ…

Thương hiệu Việt bị 'hớt tay trên': Tiên trách kỷ…

(PLO)- Cách tốt nhất để tránh tình trạng thương hiệu Việt rơi vào tay nước ngoài là DN thực hiện đăng ký quyền sở hữu, bảo hộ thương hiệu từ rất sớm tại các thị trường quốc tế trọng điểm mà mình xuất khẩu.