Công an, cán bộ tòa đi gom báo phôtô

Hôm tòa xử, báo Pháp Luật TP.HCMcó bài viết phân tích về vụ án của anh.

địa phương anh Dũng không có sạp báo, ai muốn mua báo thì phải ra bưu điện đặt trước. Một vài người nhà của những người trong vụ án đọc được bài báo trên báo điện tử nên đã chạy ra tiệm phôtô nhờ họ in ra để cho cha mẹ và người thân anh Dũng đọc. Nhưng bà con chưa đọc hết thì đã bị công an và cán bộ tòa đi thu gom lại, không cho đọc. “Chúng tôi phải nhờ người quen ở TP.HCM đi tìm khắp các sạp báo để mua và gửi xe đò lên, tới hôm sau chúng tôi mới đọc được” - anh Dũng kể.

Nhiều cán bộ ở huyện Đắk Hà (Kon Tum) cũng đọc bản phôtô từ bài của báo Pháp Luật TP.HCM. Ảnh: NGÂN NGA

Trước khi phiên tòa diễn ra, có rất đông người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số tham dự. Họ đến để nghe tuyên truyền về pháp luật, để hiểu và thực hiện cho đúng. Khi biết tin có báo đăng bài, họ mong có một tờ báo để đọc cho rõ nhưng không có. Vài người dân đọc được bài báo trên báo điện tử, họ tò mò đi phôtô nhiều bản để chuyền tay nhau đọc. Ấy vậy nhưng cũng bị cán bộ tòa và công an đi gom với lời giải thích rất mơ hồ rằng “để xem trong đó viết gì”.

“Nếu báo chí viết sai, họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ai thêm bớt, xuyên tạc sự thật hay những yếu tố tiêu cực thì đã có chế tài. Vấn đề đặt ra ở đây là Nhà nước muốn tuyên truyền pháp luật đến nhân dân thì thông qua báo chí là cách ngắn và nhanh nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp này việc thu giữ những bài báo phôtô là đi ngược lại với tôn chỉ của báo chí, đi ngược lại với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển báo chí” - luật sư Lê Văn Hoan, người tham gia bào chữa cho vụ án của anh Dũng nói trên, bày tỏ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm