Công bố đề án phát triển văn hóa ẩm thực Việt thành thương hiệu quốc gia

(PLO)- Mục đích của đề án là mang lại lợi ích cho nhiều đối tượng trong ba lĩnh vực chính gồm khoa học dinh dưỡng, kinh tế ẩm thực và văn hóa ẩm thực.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 17-6, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) công bố đề án “Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia giai đoạn 2022 -2024”.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch VCCA cho biết, văn hóa ẩm thực Việt Nam là một kho tàng di sản vô giá, việc khảo sát, phát hiện và thu thập dữ liệu của văn hóa ẩm thực Việt Nam là bước đệm để đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới thông qua văn hóa ẩm thực, thúc đẩy cạnh tranh quốc gia và là tiền đề của phát triển kinh tế Việt Nam.

Mục đích của đề án là mang lại lợi ích cho nhiều đối tượng trong ba lĩnh vực chính gồm khoa học dinh dưỡng, kinh tế ẩm thực và văn hóa ẩm thực.

Cụ thể, trong giai đoạn 2022, đề án dự kiến thu thập cơ sở dữ liệu 300 món ăn tiêu biểu của Việt Nam và xét chọn 100 món ẩm thực đặc sắc của địa phương được công nhận bởi Hội đồng chuyên môn VCCA. Đồng thời tham khảo đánh giá của cộng đồng qua các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội.

Kết thúc giai đoạn 2022 sẽ là sự kiện “Liên hoan 100 đặc sắc Việt Nam” quy tụ nghệ nhân của 63 tỉnh thành. Dự kiến phối hợp tổ chức cùng với Sở Du lịch TP.HCM.

Đề án triển khai chuyển đổi số cơ sở dữ liệu 1.000 món ăn thành bản đồ ẩm thực Việt Nam

Đề án triển khai chuyển đổi số cơ sở dữ liệu 1.000 món ăn thành bản đồ ẩm thực Việt Nam

Giai đoạn 2023, đề án dự kiến thu thập dữ liệu 1.000 món ẩm thực và phát triển thành tổng tập của dữ liệu ẩm thực Việt Nam. Qua đó, chọn ra các món tiêu biểu, đặc sắc có tính phổ biến cao các vùng miền để xây dựng mô hình kinh tế khởi nghiệp cùng các chuyên gia của VCCA.

Tạo tiền đề cho thế hệ trẻ và các nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước, đưa ẩm thực Việt Nam phát triển hơn trên bản đồ thế giới.

Đồng thời tận dụng giá trị của đề án để xây dựng thực đơn Việt Nam theo từng vùng miền hoặc các chủ đề mang tính văn hóa truyền thống, phục vụ cho công tác ngoại giao, trao đổi văn hóa và quảng bá du lịch vùng miền Việt Nam.

Giai đoạn 2024, đề án sẽ triển khai chuyển đổi số cơ sở dữ liệu thành Bản đồ ẩm thực Việt Nam. Đồng thời, hướng đến xây dựng Bảo tàng ẩm thực Việt Nam theo định hướng thực tế ảo 3D và Bảo tàng ẩm thực thực tế phục vụ cho du khách tham quan trong tương lai nếu được các tỉnh thành, nhà đầu tư quan tâm.

Tại sự kiện đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa liên minh Chuyển đổi số (DTS) và VCCA.

Ông Trương Gia Bảo, Thành viên Ban tư vấn đề án, Chủ tịch DTS cho biết, trong quá trình triển khai các hoạt động liên quan đến chuyển đổi số, cụ thể là “du lịch số” luôn trăn trở ẩm thực Việt Nam đang ở đâu trên bàn ăn thế giới. Do vậy, ông rất vui mừng khi được đồng hành cùng VCCA trong triển khai đề án trên.

Theo ông Bảo, giá trị và sức lan tỏa của đề án sẽ không chỉ dừng lại ở một ứng dụng bản đồ ẩm thực Việt Nam trong giới hạn 1.000 món vào năm 2023 mà độ phủ sóng, tương tác, cùng tham gia xây dựng bản đồ ẩm thực này sẽ lan rộng, tạo hiệu ứng tích cực trong quảng bá hình ảnh, văn hoá đất nước, con người Việt Nam.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Về nơi một tiếng gà gáy 5 huyện đều nghe ở Thanh Hóa

Về nơi một tiếng gà gáy 5 huyện đều nghe ở Thanh HóaLENS

(PLO)- Ở Thanh Hóa nhắc đến vùng đất một tiếng gà gáy 5 huyện đều nghe ai cũng biết.  Nơi đây cũng chính là vùng đất thiêng có đền Cô Bơ tọa lạc ở vị trí ngã ba sông Mã và sông Lèn đang thu hút hàng vạn khách du lịch về tham quan, vãn cảnh.

GIỚI THIỆU KHU DU LỊCH KHAI LONG

GIỚI THIỆU KHU DU LỊCH KHAI LONG

(PLO)- Khu du lịch (KDL) Khai Long tọa lạc tại Bãi biển Khai Long dài 3,5km thuộc Ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.