Cựu tổng giám đốc CNS Chu Tiến Dũng hầu tòa vụ gây thất thoát 22 tỉ đồng

(PLO)- Bị cáo Chu Tiến Dũng và các đồng phạm bị cáo buộc gây thất thoát 22 tỉ đồng tại CNS, trong đó, 17,3 tỉ đồng của quỹ khen thưởng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Video: Cựu tổng giám đốc CNS Chu Tiến Dũng hầu tòa vụ gây thất thoát 22 tỉ đồng

Ngày 29-5, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí đối với Chu Tiến Dũng, nguyên Tổng giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Sài gòn TNHH MTV (CNS) cùng chín đồng phạm.

Chín đồng phạm nguyên là các cán bộ của CNS và đơn vị có liên quan gồm: Đỗ Văn Ngà (kế toán trưởng), Nguyễn Hoành Hoa (Chủ tịch HĐTV), Nguyễn Hoàng Anh (chánh văn phòng, Phó tổng giám đốc CNS), Phạm Thuý Oanh (kế toán trưởng Công ty TIE, Phó tổng giám đốc TIE); Hoàng Minh Trí (nguyên thành viên HĐQT TIE), Lê Viết Ba (Phó phòng tài chính kế toán CNS), Nguyễn Đức Vượng (chánh văn phòng CNS), Vũ Lê Tùng (nguyên Phó Tổng giám đốc CNS), Huỳnh Tấn Tư (nguyên Phó tổng giám đốc CNS).

Bị cáo Chu Tiến Dũng (áo xanh) hầu toà vụ gây thất thoát 22 tỉ đồng của CNS. Ảnh: HỮU ĐĂNG

Bị cáo Chu Tiến Dũng (áo xanh) hầu toà vụ gây thất thoát 22 tỉ đồng của CNS.

Ảnh: HỮU ĐĂNG

Bị cáo Chu Tiến Dũng bị VKSND Tối cao truy tố với vai trò chủ mưu, phạm tội thuộc trường hợp hai lần trở .

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, 10 bị cáo trong vụ án này bị cáo buộc gây thất thoát 22 tỉ đồng tại CNS. Trong đó, 17,3 tỉ đồng của quỹ khen thưởng CNS và 4,689 tỉ đồng trong việc thoái vốn đầu tư của CNS tại Công ty Cổ phần TIE.

Theo đó, Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, trực thuộc UBND TP.HCM.

Thời điểm ngày 1-12-2015, Nghị định số 91/2015 quy định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp có hiệu lực thi hành.

Các bị cáo tại phiên toà. Ảnh: HỮU ĐĂNG

Các bị cáo tại phiên toà. Ảnh: HỮU ĐĂNG

Các cá nhân là ban tổng giám đốc CNS, lãnh đạo phòng tài chính - kế toán CNS và văn phòng CNS biết rõ CNS phải ban hành quy chế quản lý, sử dụng quỹ khen thưởng mới theo quy định tại Nghị định 91 thay thế quy chế cũ để quản lý và sử dụng quỹ khen thưởng.

Ngoài ra, do có sự thống nhất trong ban lãnh đạo CNS về việc sử dụng nguồn tiền từ quỹ khen thưởng CNS phục vụ công tác đối ngoại, ngoại giao… nên khi có sự đề xuất chi tiền ban giám đốc CNS, phòng kế toán - tài chính đã không kiểm tra về thông tin đối tượng được khen thưởng, thành tích cụ thể, cơ sở để đưa ra mức khen thưởng cho các đơn vị, cá nhân mà vẫn ký tờ trình, phiếu chi, không kiểm tra việc sử dụng tiền chi thưởng.

Trong vụ án này có 5 kiểm sát viên VKSND TP.HCM giữ quyền công tố tại toà. Ảnh: HỮU ĐĂNG

Trong vụ án này có 5 kiểm sát viên VKSND TP.HCM giữ quyền công tố tại toà. Ảnh: HỮU ĐĂNG

Trong đó, bị cáo Chu Tiến Dũng với tư cách Tổng giám đốc CNS đã trực tiếp duyệt chi tổng số tiền hơn 17,3 tỉ đồng từ quỹ khen thưởng của CNS trên cơ sở 106 tờ trình đề xuất của các phòng/ban thuộc CNS.

Cáo trạng cũng xác định giai đoạn năm 2015-2016, khi thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND TP.HCM về việc thực hiện kế hoạch tái cơ cấu, thoái vốn đầu tư của CNS tại Công ty Cổ phần TIE, các cá nhân là lãnh đạo CNS đã không thực hiện đúng các quy định của pháp luật và chỉ đạo của UBND TP.HCM liên quan trong việc quản lý vốn đầu tư của CNS tại TIE, gây thất thoát hơn 4,6 tỉ đồng.

Đối với Vũ Quốc Vinh (đại diện 61% vốn góp của CNS tại Công ty TIE) do bị can này đang bỏ trốn nên Cơ quan ANĐT đã ra quyết định truy nã và tạm đình chỉ điều tra, tách vụ án để xét xử độc lập.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm