Đà Nẵng tăng giá nước sạch sau 10 năm và 4 lần trì hoãn

(PLO)- Sau 10 năm và bốn lần trì hoãn, Đà Nẵng sẽ tăng giá nước sạch từ năm 2025 và có trợ giá nước cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 28-12 theo tin từ UBND TP Đà Nẵng, giá tiêu thụ nước sạch hiện nay trên địa bàn TP được thực hiện từ năm 2014 theo quyết định 06/2014 và được giữ ổn định trong suốt 10 năm qua.

Sau bốn lần trì hoãn, TP Đà Nẵng quyết định sẽ tăng giá nước sạch từ năm 2025 và có trợ giá nước cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa.

Đà Nẵng đầu tư Nhà máy nước Hòa Liên góp phần tăng công suất cấp nước, nâng cao chất lượng nguồn nước. Ảnh: TẤN VIỆT

Đà Nẵng đầu tư Nhà máy nước Hòa Liên góp phần tăng công suất cấp nước, nâng cao chất lượng nguồn nước. Ảnh: TẤN VIỆT

Chi phí sản xuất nước sạch tăng cao

Theo UBND TP Đà Nẵng, có nhiều yếu tố trong chi phí cấu thành giá nước sạch đã biến động tăng. Cụ thể như tiền lương cơ sở đã tăng qua sáu lần, lương tối thiểu vùng tăng từ 2,4 triệu đồng lên 4,16 triệu đồng.

So với năm 2014, giá điện đã tăng hơn 40%; giá đầu vào của hóa chất xử lý nước, vật tư, thiết bị duy tu bảo dưỡng hệ thống cấp nước… qua 10 năm cũng tăng cao.

Bên cạnh đó, một số chi phí chưa được cấu thành trong giá nước như tiền dịch vụ môi trường rừng, tiền cấp quyền khai thác nước, tiền thuê tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước.

Thực hiện kế hoạch phát triển cấp nước của TP, thời gian qua, Công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) đã đầu tư nâng công suất cấp nước toàn TP từ nguồn vốn vay nên chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí lãi vay tăng.

UBND TP Đà Nẵng cho hay, Dawaco đã bốn lần đề nghị tăng giá nước sạch vào các năm 2017, 2019, 2022, 2023.

Tuy nhiên, để ổn định đời sống người dân, đặc biệt trong giai đoạn 2019 – 2023 khi tình hình kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, lãnh đạo TP đã cân nhắc, chưa xem xét việc tăng giá nước sạch.

Năm 2024, Dawaco đã trình phương án giá nước sạch và được các cơ quan thẩm quyền xem xét, thẩm định.

Lãnh đạo Đà Nẵng đã thảo luận, cân nhắc và cơ bản thông qua phương án giá bán lẻ nước sạch trên địa bàn TP theo nguyên tắc xác định giá nước sạch được tính đúng, đủ các yếu tố chi phí sản xuất hợp lý, hợp lệ.

Việc tăng giá nước sạch cũng phải phù hợp điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng và thu nhập của người dân, hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của Dawaco và khách hàng.

Ngoài việc khuyến khích khách hàng sử dụng nước tiết kiệm, mức giá phù hợp cũng góp phần thu hút đầu tư vào hoạt động sản xuất, phân phối nước sạch.

Đập An Trạch góp phần phòng mặn cho nguồn nước tự nhiên của Đà Nẵng. Ảnh: TẤN VIỆT

Đập An Trạch góp phần phòng mặn cho nguồn nước tự nhiên của Đà Nẵng. Ảnh: TẤN VIỆT

Trợ giá nước cho đồng bào khó khăn

UBND TP Đà Nẵng cho hay trong phương án giá lần này, TP sẽ hỗ trợ giá cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, nông thôn.

Về mức giá dự kiến, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Hòa Phú, Hòa Bắc (huyện Hòa Vang) dùng nước từ mức 15m3/đồng hồ/tháng trở xuống được miễn tiền nước; sử dụng trên 15m3/đồng hồ/tháng thì giữ nguyên mức giá cũ là 2.000 đồng/m3..

Các hộ dân cư nông thôn (trừ hai xã nói trên), hộ dân cư đô thị tính theo giá bậc thang tăng dần theo khối lượng sử dụng và có mức giá tăng khoảng 13%.

Đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, trường học, bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, phục vụ mục đích công cộng, tổ chức, cá nhân sản xuất vật chất, tổ chức, cá nhân kinh doanh, dịch vụ có mức giá tăng từ 13,48% - 13,97%.

Nhìn chung, tăng giá nước sạch trong giai đoạn hiện nay có tác động nhưng không lớn đối với đời sống xã hội của người dân. Chẳng hạn các hộ ở nông thôn nếu sử dụng nước dưới 10m3/đồng hồ/tháng, mức tăng tối đa chỉ 4.000 đồng/tháng.

Đối với hộ ở đô thị bình quân sử dụng từ 10m3 – 15m3/đồng hồ/tháng thì mức chi trả hàng tháng tăng khoảng từ 5.500 đồng đến 8.800 đồng/tháng. So với mặt bằng chung cả nước, giá nước dự kiến điều chỉnh vẫn thấp hơn so với giá nước sạch của một số địa phương khác.

Đảm bảo an ninh nguồn nước lâu dài

Năm 2014, công suất cấp nước toàn TP là 210.000m3/ngày. Đến nay công suất cấp nước toàn TP là 460.000m3/ngày. Mạng lưới cấp nước của TP được mở rộng hơn 1,5 lần. Chất lượng nước được nâng lên rõ rệt.

Công tác đầu tư cho phòng mặn lấy nước nguồn từ đập An Trạch về đã làm cho nước không còn bị nhiễm mặn như trước. Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng đầu tư Nhà máy nước Hòa Liên, góp phần tăng công suất cấp nước, nâng cao chất lượng nguồn nước, đảm bảo an ninh nguồn nước sạch lâu dài cho người dân và phát triển TP.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

EVNGENCO1 có tân Tổng giám đốc

EVNGENCO1 có tân Tổng giám đốc

(PLO)- Ngày 24-2, tại trụ sở Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, ông Lê Hải Đăng - Phó Tổng giám đốc EVNGENCO1 đã được Đảng uỷ EVN chuẩn y tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ EVNGENCO1 và được Hội đồng thành viên EVN bổ nhiệm giữ chức vụ Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc EVNGENCO1.