Trao đổi vớiPLO, ông Vũ Việt Anh, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Hải Dương cho biết, năm 20201, diện tích vải của toàn tỉnh Hải Dương vào khoảng 9.500ha, sản lượng dự kiến đạt khoảng 50.000-55.000 tấn.
Đặc biệt, từ năm 2020 đến nay, Hải Dương đã xây dựng vùng vải thiều đạt chất lượng xuất khẩu đi các thị trường khó tính.
Theo báo cáo, cơ bản diện tích vải tại huyện Thanh Hà và huyện Chí Linh đã sản xuất theo hướng VietGap, trong đó có khoảng 1.000ha được cấp chứng nhận VietGap, 520ha sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGap với 50ha đã được cấp chứng nhận.
Hải Dương, Bắc Giang sẵn sàng cho kế hoạch tiêu thụ vải thiều. Ảnh minh họa: AH
Trong nhiều năm trước, vải thiều của tỉnh Hải Dương có đến 50% là xuất bán sang Trung Quốc, còn lại tiêu thụ nội địa. Nhưng những năm gần đây, quả vải đã bắt đầu xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật, Úc, Singapore... Đây là bước chuyển mình đột phá của quả vải thiều. Bởi dù sản lượng vải thiều xuất khẩu sang các thị trường khó tính chưa lớn nhưng có tính dẫn dắt thị trường rất tốt.
"Năm 2020, giá vải thiều rất cao, trung bình 50.000-60.000 đồng/kg lúc đầu vụ, 30.000-40.000 đồng/kg giai đoạn chính vụ, thậm chí có thời điểm khách hàng có nhu cầu tìm mua không được.
Vì vải thiều được giá cao nên dù năm 2020 sản lượng vải chỉ được khoảng 43.000 tấn, trong khi năm 2019 đạt 65.000 tấn, nhưng tổng giá trị thu về từ vải thiều năm 2020 cao hơn năm 2019 khoảng 600 tỷ đồng" - ông Việt Anh cho biết.
Trên tinh thần đó, từ cuối năm 2020 đến nay, Hải Dương đã có kế hoạch xây dựng, duy trì phát triển vùng vải thiều đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn xuất khẩu và đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tổ chức các lễ hội vải thiều, ngày hội mở vườn. Dự kiến các lễ hội vải thiều sẽ được tổ chức vào đầu tháng 6-2021.
Mùa vải ở Hải Dương chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch.
Để chuẩn bị cho vải thiều xuất khẩu, Hải Dương đã kết nối với các công ty xuất khẩu như Công ty Amei, Công ty Rồng đỏ... Hiện các công ty này đã lắp đặt buồng vô trùng tại Hải Dương, sẵn sàng cho các công đoạn xuất khẩu vải thiều.
Cùng với những hoạt động trên, Sở NN&PTNT Hải Dương đang phối hợp với các đơn vị của Bộ Công Thương thực hiện thủ tục để đưa vải thiều lên bốn sàn thương mại điện tử là Alibaba.com, Voso.vn, Sendo.vn và Lazada.vn. Theo kế hoạch, từ ngày 15-5, vải thiều Hải Dương sẽ chính thức được bán trực tuyến qua các kênh kể trên.
Còn tại Bắc Giang, năm 2021, dự kiến sản lượng vai thiều của tỉnh đạt khoảng 120.000 tấn, tập trung chủ yếu ở huyện Lục Ngạn.
Năm nay, huyện Lục Ngạn tiếp tục tập trung cho ba thị trường xuất khẩu chính gồm: Trung Quốc với 36 mã số vùng trồng, duy trì 236 mã số cơ sở đóng gói, tăng 7 cơ sở so với năm 2020; thị trường Mỹ, EU với 18 mã số vùng trồng; riêng đối với thị trường Nhật Bản xây thêm 9 mã vùng trồng, nâng tổng số lên 27 mã số vùng trồng, diện tích trên 194 ha.
Để xúc tiến, tiêu thụ quả vải được thuận lợi, địa phương này đưa ra hai phương án tiêu thụ vải thiều, đảm bảo phòng chống dịch COVID-19.