BS Nguyễn Hữu Tùng, Chủ tịch Công ty Trường ĐH Y khoa Quốc tế Sài Gòn, Phó Chủ tịch Hội Hành nghề y tư nhân TP.HCM, cảnh báo về thông tin Bộ GD&ĐT vừa cấp phép cho ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội mở ngành y đa khoa và dược. Phải chăng đào tạo bác sĩ sẽ tăng giá trị trường ĐH mà nhiều trường mở ngành đào tạo y khoa? Ông Tùng đặt câu hỏi.
Chưa có ngành nào danh giá như ngành y
. Phóng viên: Thưa ông, hiện nay có nhiều trường được phép mở khoa y, ngành y. Ông đánh giá hiện tượng này như thế nào?
Tất cả vấn đề đó làm cho vị thế, hình ảnh của bác sĩ mất đi vì nó đồng hóa với ngành nghề kỹ thuật chứ không phải ngành nghề nhân văn. Đa phần các nhà đầu tư vào khoa y để kiếm tiền nhiều hơn là nghĩ đến đào tạo nghề phục vụ xã hội.
. Vậy sinh viên các trường này học ra trường rồi sẽ như thế nào?
+ Chất lượng của ngành y nằm trong vấn đề đào tạo ra con người yêu nghề, con người “y đức” trước khi hành nghề. Tôi phỏng vấn một bác sĩ mới ra trường, hỏi điện tim thì không biết. Hỏi những kiến thức cơ bản thì cũng không còn nhớ. Họ chỉ có trên tay một cái bằng và đặt vấn đề với bệnh viện (BV) là “lương bao nhiêu”. bác sĩ đã tự biến mình thành một loại hàng hóa trao đổi mất rồi.
SV Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch trong giờ thực hành. Ảnh: DUY TÍNH
Đầu tư phải bài bản
. Mức đầu tư theo cái chuẩn mà ông nói phải ra sao?
+ Muốn đầu tư một trường y khoa, ít nhất tiền đầu tư ban đầu là 12,5 triệu USD, phải có 5 ha đất. Cách dễ hơn là các trường ĐH đa ngành chỉ cần thêm “bát, đũa” là trở thành một khoa y, vì họ nghĩ cơ sở hạ tầng hiện có là đủ. Nên một số trường thuộc tỉnh cũng có khoa y là như vậy.
Để đảm bảo chất lượng thì điều kiện giảng dạy cho sinh viên y khoa cần: Phần thực hành về y học cơ sở lý, hóa, sinh, giải phẫu học… Tiêu chuẩn đầu tiên của trường y ít nhất phải có 12 cái labo. Về thực tập, trường y phải có BV, đủ bệnh nhân và đủ cơ sở lâm sàng, đủ thầy hướng dẫn lâm sàng cho sinh viên. Đôi khi một thầy hướng dẫn cho hai sinh viên mới đủ chất lượng.
. Ông đánh giá thế nào về chuyện thực tập của sinh viên y khoa ngoài công lập?
+ Hiện chỉ các trường ĐH y khoa công lập là có đủ viện - trường để thực hành. Những trường ĐH đa ngành xin lập khoa y lấy đâu ra cơ sở lâm sàng. Họ đi ký hợp đồng với các BV nhưng chủ trương của trường và BV là hai thực thể khác nhau. Vậy ai hướng dẫn, giảng dạy, theo dõi sinh viên và sinh viên sẽ thực hành như thế nào? Rồi lấy cái gì để xác định trình độ của sinh viên đó?
. Vì sao trường ĐH đa ngành xin dễ mà ông làm trường ĐH y khoa khó vậy?
+ Bởi tôi xin làm trường y khoa nên khó. Điều kiện cần có và đủ không phải là đất mà là cơ sở thực hành, cơ sở thực tập và thầy.
tại Mỹ trường nổi tiếng nhất cũng chỉ tuyển 100 bác sĩ/năm. Nhiều trường tuyển một năm từ vài đến vài chục bác sĩ, điều kiện tuyển khắt khe. Cho nên ở Mỹ nhiều nhà đầu tư tìm đến một số nước khác ở Nam Mỹ đầu tư viện-trường, sinh viên sau khi học tám năm lại về Mỹ tiếp tục thi nội trú và ra trường, lúc này mới được làm việc.
Hiện nay chúng ta đặt vấn đề tiêu chuẩn bác sĩ/dân là không đúng. Một trường ĐH tuyển hàng ngàn sinh viên y khoa thì cơ sở đâu học, thực hành, thầy đâu dạy, đó là chưa nói công nghệ chúng ta còn rất thấp.
. Xin cám ơn ông.
Đào tạo y khoa đâu phải trò đùa Đào tạo y khoa đòi hỏi một nền tảng kiến thức căn bản từ toán học, vật lý y học, sinh học, giải phẫu học, sinh lý học, mô phôi, sinh hóa, vi sinh, ký sinh trùng, sinh học phân tử... Mà những môn căn bản này đòi hỏi lượng giảng viên chuyên sâu, cơ sở thực tập đầy đủ trang thiết bị, xác người... là những thứ rất đặc thù không phải muốn là có được. Học y khoa là học ngay giường bệnh, tại sao các trường y khoa thường ở các thành phố lớn vì chỉ nơi đó có đầy đủ các cơ sở y tế từ đa khoa đến chuyên sâu cho sinh viên thực tập, lực lượng giảng viên của trường cắm chốt ở bệnh viện. Hiện nay có các trường y tư nhân đào tạo trung cấp điều dưỡng, có ai tin điều dưỡng tốt nghiệp ra trường không biết đo huyết áp, khi hỏi tới thì các em trả lời các em chỉ được kiến tập. Chỉ mới trung cấp đã vậy rồi, nếu là đào tạo bác sĩ đa khoa sẽ như thế nào. Xã hội hóa trong đào tạo y tế là một đòi hỏi thực tiễn nhưng tiêu chuẩn để được đào tạo bác sĩ là phải cực kỳ khắt khe. Chúng ta cứ nghĩ trong 10 năm tới, đất nước có vài ngàn bác sĩ không đủ trình độ ngay từ tuyển sinh, đào tạo không đúng chuẩn, trình độ không tương đương bằng cấp thì sự trả giá sẽ như thế nào? ThS-BS CAO XUÂN MINH Có nơi chào hàng mời tôi về làm giám đốc trường y tế trung cấp, mỗi tháng đến trường một lần để ký giấy tờ thôi nhưng tôi không làm. Tôi hết sức lo ngại những chuyện như vậy. Xã hội có nhu cầu đào tạo bác sĩ nhưng đừng để đào tạo ra một ông bác sĩ không biết gì. Đào tạo vì mục tiêu kinh tế, kinh doanh là không đúng. GS TRẦN NGỌC SINH, Chủ tịch Hội Niệu - Thận học TP.HCM |