Danh nhân tuổi Tỵ thời xưa…

Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng, giải phóng phần lớn lãnh thổ quốc gia.

NGÔ CHÂN LƯU: Sinh năm Quý Tỵ 933, quê Thanh Hóa, quốc sư thời Đinh và Tiền Lê. Vua Đinh Tiên Hoàng rất trọng vọng, năm 973 phong cho hiệu là Khuông Việt đại sư, thường cùng đàm đạo việc đại sự và xin ý kiến cố vấn của ông. Thời Tiền Lê, ông tham gia rộng rãi vào công việc triều chính và có cống hiến đặc biệt trong lĩnh vực đối ngoại.

VŨ HỮU: Sinh năm ?inh T? 1437Đinh Tỵ 1437, quê Hải Dương, danh sĩ, nhà toán học thời Hậu Lê. Thông minh, đỗ hoàng giáp rồi làm đến chức Thượng thư, nổi tiếng là vị quan thanh liêm. Bộ sách Lập thành toán pháp của ông là một tác phẩm xuất sắc trong nền toán học Việt Nam thời xưa.

NGUYỄN BÁ LÂN: Sinh năm Tân Tỵ 1701, quê Hà Nội, nhà thơ thời Lê mạt. Năm 30 tuổi đỗ tiến sĩ, làm quan đến chức Thượng thư. Khí phách ngang tàng và nổi tiếng văn chương, được người đương thời tôn xưng là một trong bốn “con hổ” ở kinh đô (Tràng An tứ hổ). Ông để lại những bài phú cực hay trong lịch sử văn học Việt Nam.

VŨ HUY TẤN: Sinh năm Kỷ Tỵ 1749, quê Hải Dương, danh sĩ đời Lê Hiển Tông và thời Tây Sơn. Khi vua Quang Trung ra Bắc, ông tích cực giúp triều Tây Sơn trị nước, an dân, được thăng tới Thượng thư. Hai lần đi sứ Trung Quốc, rất được nể phục bởi tài ứng đối cùng thái độ quyết liệt giáng trả sự xúc phạm của quan lại nhà Thanh, bảo vệ vẹn toàn quốc thể và lòng tự tôn dân tộc.

NGUYỄN VĂN THOẠI: (ảnh) 

Sinh năm Tân Tỵ 1761, quê Quảng Nam, đại thần, nhà doanh điền thời Nguyễn. Là võ quan xuất sắc và nhà hành chính mưu lược, sau khi Gia Long lên ngôi, ông được tin cử làm Bảo hộ Cao Miên (cai quản toàn bộ những lãnh thổ hải ngoại phụ thuộc triều Nguyễn). Ông còn tự thiết kế và chỉ huy việc đào nhiều kênh lớn ở miền Tây Nam Bộ, đem lại hiệu quả đặc biệt về doanh điền, thủy lợi, giao thương và quốc phòng.

TRƯƠNG QUỐC DỤNG: (ảnh)

Sinh năm Đinh Tỵ 1797, quê Hà Tĩnh, đại thần đời Minh Mạng. Năm 32 tuổi, đỗ tiến sĩ, làm tới Thượng thư. Nổi tiếng liêm chính, ngay thẳng, không xu phụ kẻ quyền thế và từng nhiều lần cầm quân dẹp loạn.

CAO BÁ QUÁT: (ảnh)

Sinh năm Kỷ Tỵ 1809, quê Hà Nội, danh sĩ đời Tự Đức. Cực kỳ thông minh, chí khí lớn, giỏi văn chương (cùng với Nguyễn Siêu được người đương thời xưng tụng “Thần Siêu, Thánh Quát”). Chán ghét triều đình suy đồi, năm 1854 lãnh đạo nông dân Mỹ Lương nổi dậy khởi nghĩa nhưng bị đàn áp và thất bại. Ông là tấm gương ngời sáng về tài hoa và tiết tháo nam nhi.

TRẦN TRỌNG KHIÊM: Sinh năm Tân Tỵ 1821, quê Phú Thọ, nhà yêu nước, người Việt Nam đầu tiên đến Hoa Kỳ. Năm 1843 rời quê xin vào làm thủy thủ cho các đoàn tàu buôn quốc tế, qua rất nhiều nước Nam Á, Tây Á, Bắc Phi, Tây Âu… cuối cùng đến Hoa Kỳ vào năm 1850. Ông tham gia thám hiểm miền Viễn Tây, rồi tới bang California, làm báo và hoạt động xã hội. Năm 1854, trở lại Việt Nam, khai phá và định cư tại Đồng Tháp. Năm 1864, Pháp chiếm ba tỉnh Nam Kỳ; ông cùng Võ Duy Dương tuyển mộ nghĩa quân chống giặc, làm nên những chiến thắng vang dội.

ĐÀO TẤN: (ảnh)

Sinh năm Ất Tỵ 1845, quê Bình Định, danh sĩ, nhà soạn tuồng. Nổi tiếng liêm khiết, công bằng, lại có tài văn thơ, thích soạn tuồng hát nên rất được người đương thời mến trọng. Ông là nhà soạn tuồng (hát bội) lớn nhất Việt Nam.

CÔNG HIẾU

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm