UBND huyện Hóc Môn vừa đề xuất đầu tư các công trình trọng điểm trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025. Trong đó, hai dự án được đưa vào dạng cấp bách để giải quyết các vấn đề ngập nước, kẹt xe và chỉnh trang đô thị trên địa bàn huyện là dự án cải tạo rạch Hóc Môn và xây dựng tuyến song hành với đường Phan Văn Hớn. Tổng mức đầu tư dự kiến hơn 5.000 tỉ đồng, bao gồm cả kinh phí bồi thường và xây lắp.
Đường Phan Văn Hớn hiện hữu nhỏ hẹp, chưa được nâng cấp theo chủ trương của huyện. Ảnh: VIỆT HOA
Ngập nước nghiêm trọng vào mùa mưa
Theo báo cáo của UBND huyện, rạch Hóc Môn có chiều dài khoảng 5 km, từ đường Tô Ký đến rạch Tra thuộc xã Đông Thạnh. Theo quy hoạch thì con rạch này rộng 14-30 m, hai bên là đường giao thông, cây xanh cách ly rộng 6-15 m.
Tuy nhiên, thực trạng của rạch Hóc Môn hiện nay chỉ rộng 4-10 m. Chỉ có đoạn đi qua khu vực trung tâm huyện đã được kiên cố hóa, còn lại đang là bờ đất hai bên và được gia cố bằng cừ tràm.
Ông Nguyễn Văn Tuyên, Phó Chủ tịch huyện Hóc Môn, cho biết tuyến rạch này có vai trò là cửa thoát nước chính của khu vực trung tâm huyện. Đây cũng là nơi các rạch Lý Thường Kiệt, Bà Triệu, Trưng Nữ Vương đổ vào, bao gồm toàn bộ lưu vực thị trấn Hóc Môn và bảy xã Tân Xuân, Tân Hiệp, Thới Tam Thôn, Trung Chính, Xuân Thới Đông, Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Nhì. Diện tích thoát nước khoảng 14.000 ha, chiếm gần 13% diện tích tự nhiên của huyện.
Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trên toàn bộ lưu vực rạch làm tăng mật độ bê tông hóa, giảm diện tích thấm bề mặt. “Kết quả là lượng nước bề mặt cần thoát vào mùa mưa tràn bờ rạch gây ngập sâu tại nhiều tuyến đường tại khu vực trung tâm huyện như Tô Ký, Lê Thị Hà…” - ông Tuyên nói.
Ngoài ra, hiện nay có gần 400 hộ dân có nhà, đất nằm trong hành lang bảo vệ rạch, thường xuyên xả rác, chất thải xuống rạch. Huyện Hóc Môn nhận định đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến dòng chảy của rạch bị thu hẹp, ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị. Theo báo cáo của huyện, hiện nay tuyến rạch này chỉ đáp ứng 50% nhu cầu tiêu thoát nước của lưu vực.
Huyện đã đưa dự án này vào danh mục dự án trọng điểm, cấp bách trên địa bàn huyện. Dự kiến tổng mức đầu tư gần 1.400 tỉ đồng.
Theo UBND huyện Hóc Môn, việc đầu tư hoàn chỉnh rạch Hóc Môn theo quy hoạch là rất cần thiết và cấp bách để giải quyết triệt để tình trạng ngập nước khu vực trung tâm huyện. Đồng thời giải tỏa, di dời, sắp xếp nhà đất nằm trong hành lang bảo vệ rạch, góp phần chỉnh trang đô thị. Ngoài ra, việc đầu tư cải tạo rạch sẽ hình thành hai tuyến đường mới dọc theo rạch, tăng cường khả năng kết nối giao thông, đảm bảo người dân đi lại thuận lợi hơn.
Xây tuyến song hành thay vì nâng cấp đường Phan Văn Hớn
Đường Phan Văn Hớn là một trong những tuyến đường trọng điểm đi qua xã Xuân Thới Thượng và xã Bà Điểm. Tháng 8-2015, HĐND TP đã ban hành nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư công với việc nâng cấp, mở rộng tuyến đường này rộng 40 m, dài gần 8,5 km. Đồng thời giao cho Khu quản lý giao thông đô thị số 3 thuộc Sở GTVT (nay là Trung tâm Quản lý giao thông đường bộ) làm chủ đầu tư, thực hiện trong giai đoạn 2016-2021. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn nên đến nay tuyến đường vẫn chưa được thực hiện.
Nhằm giải quyết cấp bách về thoát nước và giao thông, trong thời gian chờ đợi dự án nâng cấp, mở rộng với mặt cắt ngang 40 m, Khu quản lý giao thông đô thị số 3 đã thi công sửa chữa mặt đường rộng 8 m và vỉa hè theo hiện trạng. Đồng thời thi công hệ thống cống thoát nước (không bồi thường giải phóng mặt bằng) và đã hoàn thiện trong năm 2019.
Theo đánh giá của huyện Hóc Môn, việc sửa chữa đã góp phần cải thiện tình trạng ngập nước. “Tuy nhiên, qua kiểm tra và đánh giá tình hình thực tế, huyện nhận thấy việc sửa chữa đường Phan Văn Hớn về cơ bản chỉ đáp ứng trước mắt tình trạng ngập nước. Về giao thông vẫn chưa giải quyết được tình trạng ùn ứ thường xuyên xảy ra” - Phó Chủ tịch huyện Hóc Môn Nguyễn Văn Tuyên cho biết.
Ông Tuyên cũng đánh giá trong vài năm tới, đường Phan Văn Hớn sẽ trong tình trạng quá tải giao thông, ùn tắc thường xuyên xảy ra. Vì vậy, huyện đề xuất làm tuyến song hành đường Phan Văn Hớn thay vì cải tạo, nâng cấp.
Phân tích ưu điểm của giải pháp này, ông Tuyên cho rằng tuyến song hành chủ yếu đi qua khu vực đất nông nghiệp nên việc giải phóng mặt bằng có nhiều ưu điểm và thuận lợi. Đó là sẽ giảm được chi phí bồi thường, tái định cư. Kinh phí đầu tư vì thế cũng sẽ giảm đáng kể so với việc nâng cấp, mở rộng.
Đồng thời khu vực phía nam huyện Hóc Môn cũng sẽ hình thành tuyến đường mới, chia sẻ lưu lượng giao thông, giảm tình trạng quá tải cho tuyến Phan Văn Hớn hiện hữu.
Tuyến song hành Phan Văn Hớn được huyện Hóc Môn đề xuất xây dựng đi qua xã Bà Điểm và xã Xuân Thới Thượng theo quy hoạch lộ giới 30 m. Tuyến đường sẽ nối quốc lộ 1A - xã Bà Điểm, cắt ngang đường Dương Công Khi, kết nối với Khu công nghiệp Delta, xã Xuân Thới Thượng (giáp Long An) và đường vành đai 3. Tổng chiều dài là 8.493 m, kinh phí dự kiến khoảng 3.720 tỉ đồng.•
Giao sở, ngành tổng hợp, trình TP xem xét Tại buổi làm việc của Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hòa Bình phê duyệt kế hoạch triển khai nhiệm vụ của huyện năm 2021 (ngày 25-3), huyện Hóc Môn đã đề xuất TP và các sở, ngành chấp thuận chủ trương đầu tư hai dự án này ưu tiên trong số năm dự án từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025. Riêng dự án cải tạo rạch Hóc Môn, tổng mức đầu tư dự kiến gần 1.400 tỉ đồng nhưng huyện chỉ xin khoảng 1.000 tỉ đồng từ ngân sách, còn lại huyện sẽ tự cân đối bằng nguồn ngân sách từ việc bán đấu giá đất công trên địa bàn huyện. Huyện cũng kiến nghị áp dụng mô hình thu hồi đất dọc theo hai bên đường để khai thác theo chủ trương của TP đối với dự án xây dựng tuyến song hành Phan Văn Hớn. Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hòa Bình đã giao các sở, ngành có liên quan tổng hợp, đề xuất để TP xem xét, quyết định.
(PLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Trung ương thống nhất cao các chủ trương về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp là cấp tỉnh (tỉnh, TP trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, TP); số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, TP...
(PLO)- Từ chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa trường mầm non cho con công nhân của TP.HCM, một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư xây trường khang trang, kèm theo nhiều chính sách ưu đãi cho công nhân.
(PLO)- Bắt tạm giam 2 tài xế gây tai nạn rồi bỏ trốn; Vụ nam DJ đánh vợ: Người vợ bỏ qua nhưng pháp luật có tha thứ?; 22 người dương tính với ma túy trong quán karaoke ở Long An; Khởi tố 6 nhân viên của nhà xe Anh Phát; Bị bắt vì đánh bạn gái sau khi hai người đi nhậu.
(PLO)- TP.HCM đang gắn nhiều biển báo chú ý nhường đường cho xe rẽ phải tại các giao lộ, đây là một trong những giải pháp "mở đường" cho các phương tiện khi muốn rẽ phải.
(PLO)- Theo Sở Xây dựng TP Cần Thơ, đến nay, dự án đường tỉnh 918 giai đoạn 2 chỉ mới triển khai thi công 1/3 gói thầu xây lắp, dự án đường tỉnh 917 chỉ mới triển khai thi công 2/4 gói thầu xây lắp.
(PLO)- Lúc 22 giờ 45 phút ngày 10-4-2025, Nhà máy Thủy điện Thác Bà đã ghi nhận sản lượng điện sản xuất lũy kế đạt 20 tỷ kWh sau 55 năm vận hành. Đây là một dấu mốc quan trọng và đầy ý nghĩa đối với toàn thể cán bộ, công nhân viên của Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà.
(PLO)- Dự án nhà ở xã hội Hoàng Quân Mê Kông tại tỉnh Vĩnh Long sau 10 năm triển khai vẫn chưa hoàn thành, bị Thanh tra tỉnh kết luận mắc hàng loạt sai phạm nghiêm trọng.
(PLO)- Ngày 9-4 vừa qua, đoàn công tác của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cùng NSMO, ERVA đã đến kiểm tra công tác đảm bảo điện cho dịp lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2025) tại TP.HCM.
(PLO)- Hàng loạt dự án trọng điểm của TP.HCM đang được gấp rút triển khai để kịp khởi công vào dịp Lễ 30-4, chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(PLO)- Trên công trường thi công dự án cầu Rạch Miễu 2, các nhà thầu đang tập trung nhân lực, máy móc thi công 3 ca, 4 kíp, vượt nắng, thắng mưa để kịp hợp long cầu chính vào ngày 19-4 tới.
(PLO)- Bình Dương đã thống nhất huy động nguồn lực thực hiện dự án Tuyến đường sắt đô thị số 1 Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương - Suối Tiên, TP.HCM.
(PLO)-Đường ven biển Quảng Bình được kỳ vọng sẽ mở ra trục phát triển mới. Thế nhưng sau hơn ba năm khởi công, dự án này đang phải thi công kiểu "nhảy cóc".
(PLO)- Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Công Thương sớm ban hành khung giá phát điện phù hợp để làm cơ sở cho nhà đầu tư tính toán, xây dựng kế hoạch đầu tư theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
(PLO)- Nghị quyết 188 của Quốc hội đã giải quyết các điểm nghẽn về thể chế, thủ tục, rút ngắn thời gian làm các tuyến đường sắt đô thị. Đây là cơ sở để TP.HCM làm 355 km đường sắt đô thị trong 10 năm tới.
(PLO)- Chủ tịch tỉnh Cà Mau ra Quyết định thành lập tổ kiểm tra do Thanh tra tỉnh phụ trách tiến hành kiểm tra vụ "vé câu cá lạ" ở vườn quốc gia U Minh Hạ.
(PLO)- EVNNPC lên phương án từ đầu năm 2025 để đảm bảo cung ứng điện cho 27 tỉnh thành khu vực miền Bắc nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng của Chính phủ.