(PLO)- Chợ quê trên cù lao Tân Thuận Đông (Đồng Tháp) bày bán các món đặc sản địa phương, cây trái "nhà trồng" đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan, thưởng thức.
Cù lao Tân Thuận Đông (xã Tân Thuận Đông, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp) gồm 2 cồn nổi trên sông Tiền là cồn Chày và cồn Lân (còn gọi là cồn Đông Định). Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi với cảnh quan trù phú, khí hậu trong lành, cây trái quanh năm tươi tốt, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái.
Chợ quê hoạt động lần đầu vào tháng 12-2022, đây là phiên chợ bày bán các sản phẩm đặc trưng của địa phương do UBND xã Tân Thuận Đông phối hợp với Công ty Cổ phần Mỹ Phước Thành Du lịch Đồng Tháp khởi xướng.
Bản đồ Cù lao Tân Thuận Đông Chợ quê trên cù lao Tân Thuận Đông bắt đầu mở bán vào thứ bảy hàng tuần từ 16 đến 20 giờ. Tại đây, du khách không chỉ được thưởng thức đặc sản địa phương mà còn được trải nghiệm khung cảnh chợ quê truyền thống Nam Bộ được tái hiện đặc sắc qua các gian hàng làm từ cây tre, trúc và lợp mái lá. Trong trang phục áo bà ba truyền thống của người Nam Bộ, các tiểu thương tại đây bày bán đầy đủ các loại trái cây, mứt trái cây đặc sản như xoài, chùm ruột, me, ổi, cà na, cóc... Các món ăn đặc sản miền sông nước như bún cá, bún riêu cua, cá lóc nướng trui, ốc hấp sả, tôm nướng... được người dân bày bán và chế biến hấp dẫn tại chợ quê khiến du khách không kiềm lòng đua nhau kê bàn gọi món, ngồi thành dãy. Du khách ngồi kín bàn thưởng thức các món ăn tại chợ quê. Du khách thưởng thức tôm nướng tại chợ
Bún cá miền Tây hấp dẫn nhiều du khách. Du khách đứng chờ mua chuối chiên. Các món bánh dân gian như bánh xèo, bánh khọt, bánh đúc, bánh lá mít... được người dân địa phương chế biến và bày bán tận chỗ để phục vụ du khách. Chị Bùi Thị Mai (ngụ TP Sa Đéc, Đồng Tháp) cho biết chị biết đến chợ quê từ các thông tin trên mạng xã hội. Vì yêu thích khung cảnh sông nước mát mẻ cùng các món ăn tại đây nên chị đã quay lại chợ quê lần hai để thưởng thức và mua các loại trái cây. Bánh khọt nơi đây được đông du khách yêu thích vì mùi vị thơm, ngọt và béo của nước cốt dừa pha với bột đổ bánh. "Ai bắp nướng mỡ hành, khoai lang nướng hôn...ôn...ôn!" Khách đứng xếp hàng tại gian hàng thịt nướng. Là vùng đặc sản của cây trái, chợ quê không thể thiếu các món trái cây ngào với đường như cà na, cóc, chùm ruột với màu sắc bắt mắt, mùi vị đậm chất ngọt ở miền Tây. Với gần 60 hộ tham gia buôn bán, chợ quê đã góp phần quảng bá văn hóa, đặc sản vùng miền, là nơi tiêu thụ các loại nông sản và đem đến một phần nguồn thu cho người dân sinh sống trên cồn. Tại đây, các biển hiệu được trang trí bắt mắt, có giá cả rõ ràng để thực khách dễ dàng lựa chọn. Các sản phẩm thủ công được làm từ tre, trúc mang đậm chất miền sông nước được bày bán.
Tại chợ quê, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều loại rau, trái cây nhà trồng được các hộ dân hái vào và bày bán. Với tiêu chí an toàn vệ sinh và bảo vệ môi trường, ban quản lý ra quy định để các hộ sử dụng giấy báo, túi ni lông dễ phân hủy, ly giấy, hộp giấy để gói và đựng thực phẩm. Xoài, vú sữa là hai loại quả được bày bán phổ biến tại phiên chợ. Quầy rau trái tươi xanh nhìn là muốn mua (Rau) càng cua mà trộn gỏi gà, ăn vào là cứ hít hà không thôi... Cá chốt được đánh bắt trên sông Tiền, mua về kho tiêu là "hết sảy" Túi làm từ lá sen - một sản phẩm độc đáo xứ Đồng Tháp Mười Gian hàng bày bán khăn rằn Nam bộ và các sản phẩm linh tinh khác. Vì mở vào cuối tuần và vào dịp Tết nên phiên chợ thu hút đông du khách trong và ngoài tỉnh, có cả khách nước ngoài đến tham quan, trải nghiệm. Không chỉ đặc sắc bởi ẩm thực, chợ quê còn có không gian đờn ca tài tử để du khách tham quan.
Với khung cảnh xung quanh là sông nước, chợ quê còn là điểm check-in của nhiều người. Vì nằm trên cù lao giữa sông Tiền, để đến được chợ quê, du khách phải ngồi tàu vượt sông Tiền tầm 15 phút từ khu vực Tượng đài sự kiện Tập kết năm 1954.
(PLO)- Nằm lọt thỏm trên một con đường dài tầm 700 m ở trung tâm quận 1, chợ cũ Tôn Thất Đạm (phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM) dường như là một “đặc sản” hiếm có giữa những ngôi nhà cao tầng, giữa dòng xe cộ ồn ào, náo nhiệt...
(PLO)-Đoàn tàu Hoa Phượng Đỏ trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng với thiết kế sang trọng, quý tộc chính thức vận hành, đưa vào khai thác từ sáng nay 10-5.
(PLO)- Hà Nội đặt mục tiêu đón 31 triệu lượt khách du lịch trong năm 2025, trong đó có 7,5 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu từ du lịch đạt khoảng 130.000 tỉ đồng.
(PLO)- Côn Đảo từng một thời được ví như “địa ngục trần gian” nay được đánh giá là “thiên đường du lịch” khám phá, trải nghiệm sinh thái với rất nhiều loại hình du lịch hấp dẫn, thu hút du khách.
(PLO)- UBND TP Hà Nội vừa chỉ đạo triển khai quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có kế hoạch triển khai 9 tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực…
(PLO)- Trong năm ngày nghỉ lễ dịp 30 - 4 năm nay, ngành du lịch cả nước ước đón khoảng 10,5 triệu lượt khách, riêng TP.HCM ghi nhận lượng khách tăng đột biến.
(PLO)- Các điểm đến du lịch biển nổi tiếng của miền Bắc đều đón lượng khách lớn. Quảng Ninh đạt hơn 1 triệu lượt, Hải Phòng đón gần 780.000 lượt và Thanh Hóa đón gần 1,6 triệu lượt du khách, mang về doanh thu ước đạt hơn 4.170 tỉ đồng, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
(PLO)- Nếu tính trong 15 ngày dịp lễ 30-4 và 1-5 (từ 20-4 đến 4-5), tổng khách tham quan ước đạt 2,7 triệu lượt, khách quốc tế đến TP.HCM ước khoảng 355.000 lượt và tổng doanh thu ước đạt 15.707 tỉ đồng.
(PLO)- Ba sự kiện thể thao đặc sắc, thu hút người dân, du khách gồm Liên hoan diều nghệ thuật; Giải đua thuyền buồm quốc tế và Giải lân - sư - rồng mở rộng sẽ được trình diễn và thi đấu tại khu vực Bãi Sau, Vũng Tàu từ ngày 1 đến 3-5.
(PLO)-Trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay, các tuyến điểm du lịch nổi tiếng tại Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng như động Phong Nha-Tiên Sơn, sông Chày-Hang Tối, suối Nước Moọc,... ghi nhận lượng khách tăng đột biến.