Bí ẩn số cửa sổ “lệch pha” ở Viện Pasteur; Grammy về tay người hốt hơn triệu USD/ngày?; Chứng chỉ biên tập: Chưa đủ!; Ai ơi chớ để ruột rò!; Từ bia Sapporo đến cao su Yokohama…
Thị dân:
Thượng lộ… bất an
Người thành phố bây giờ bắt buộc chấp nhận sống chung với ô nhiễm, ngập nước, kẹt xe… Kể cả thực phẩm bẩn, vì có bệnh thì cũng còn lâu mới chết. Nhưng có một nỗi ám ảnh kinh hoàng không thể nào chấp nhận “sống chung” được là tai nạn giao thông.
Nguy cơ tiềm ẩn mọi lúc mọi nơi. Bởi văn hóa giao thông ngày càng tỉ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế.
Cây bút công nghệ Phạm Hồng Phước:
Chọn thành phố thông minh kiểu nào?
Trong những năm qua, cả Nhà nước lẫn người dân ở Việt Nam đều đã bắt đầu làm quen với những hình thái của thành phố thông minh. Ngày cũng càng có thêm nhiều dịch vụ hành chính công được thực hiện qua mạng Internet. Nhà trường và phụ huynh cũng đã tương tác với nhau qua tin nhắn, email, tài khoản website…
Góc nhỏ Sài Gòn của nhà văn Lê Văn Nghĩa:
Sài Gòn trong chú Tư Sâm!
Chú được xem là nhà văn viết về Nam Bộ và sau này chú được xem là nhà văn của Nam Bộ nhưng thật ra hầu hết các truyện làm thành danh Trang Thế Hy, Văn Phụng Mỹ đều được viết và đăng tải trên các tạp chí tại Sài Gòn như Nhân Loại Vui Sống, Bách Khoa, Đời Mới… Cho tôi xin được có chút tự hào khi nói về chú Tư như một nhà văn đã sống, đã viết tại Sài Gòn. Cũng không lấy làm lạ, bởi vì từ nhỏ khi học dở dang ở Mỹ Tho, chú Tư Sâm lên Sài Gòn làm nhân viên kiểm vé xe điện trên tuyến đường Sài Gòn - Chợ Lớn, rồi tìm đến vùng đất đỏ miền Đông làm kế toán cho đồn điền cao su ở Bến Củi (Tây Ninh). Thời gian sau 1954, chú sống ở Sài Gòn, làm đủ thứ nghề như dạy học, sửa lỗi trong nhà in, thủ kho để tạo vỏ bọc để hoạt động... và chủ yếu là viết cho tạp chí Nhân Loại…
Hồ sơ tư liệu:
Vệt bài DI SẢN SÀI GÒN 300 NĂM - Bài cuối:
Bí ẩn số cửa sổ “lệch pha” ở Viện Pasteur
Thay vì xây dựng với kiến trúc một trệt một lầu như các công trình khác thì người Pháp xây Viện Pasteur với thêm một tầng “bán hầm”, số cửa sổ mỗi tầng mỗi khác.
Viện Pasteur Sài Gòn (L’Institut Pasteur de Sai gon) được thành lập từ năm 1891, do ý tưởng của nhà khoa học Louis Pasteur và học trò của ông là Albert Calmette. Đây là chi nhánh của Viện Pasteur đầu tiên được thành lập ngoài nước Pháp. Năm 1976, Viện đổi tên thành Viện Dịch tễ học. Năm 1979 thì đổi tên thành Viện Pasteur TP.HCM.
Văn hóa - Giải trí:
Grammy về tay người hốt hơn triệu USD/ngày?
Danh sách đề cử giải thưởng Grammy 2016 vừa được công bố hôm 7-12, cái tên Taylor Swift đã gây “choáng váng” người trong giới bởi gần như chiếm trọn tất cả các hạng mục quan trọng.
Forbes đã xếp nàng vào vị trí thứ tám danh sách Những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng nhất thế giới, tạp chí này còn dự đoán công chúa sẽ trở thành tỉ phú khi 30 tuổi.
Chứng chỉ biên tập: Chưa đủ!
Ngày 9-12 tại Hà Nội, Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ TT&TT) - gọi tắt là CXB - đã tổ chức lễ trao chứng chỉ hành nghề biên tập cho ngành xuất bản.
Tôi không biết những biên tập viên được cấp chứng chỉ hành nghề vừa qua được huấn luyện hay đào tạo biên tập ra sao. Nhưng theo tôi, trừ những BTV đã có kinh nghiệm biên tập, đối với các BTV mới thì với một chứng chỉ hành nghề như thế vẫn chưa đủ để họ hành nghề.
DS NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG, Australia:
Ai ơi chớ để ruột rò!
Rò ruột sẽ gây ra một loạt các hậu quả nghiêm trọng lên sức khỏe. Các triệu chứng mà người bệnh phải vất vả chống chọi là đau bụng, lên cơn hen suyễn, khó tiêu, tâm lý thất thường, miễn dịch yếu...
Từ bia Sapporo đến cao su Yokohama
Hãng bia Nhật Bản khi “đổ bộ” qua thị trường Việt Nam thì cũng là lúc tiền đạo Công Vinh sang đầu quân cho Sapporo Consolde. Điều đấy có khác gì với sự kiện cầu thủ Tuấn Anh của HA Gia Lai sang Yokohama làm mọi người liên tưởng đến… lốp xe.