Dòng họ 7 đời giữ tục dựng nêu

(PLO)- Theo truyền thống hàng trăm năm qua, mỗi dịp Tết đến xuân về, con cháu trong dòng họ Trần (xã Phước Hiệp, huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre) lại cùng nhau dựng cây nêu trước cửa phủ thờ.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Một thế kỷ dựng cây nêu trên đất xứ dừa

Cứ đến độ 15 tháng Chạp, anh Trần Hữu Phú, truyền nhân đời thứ 7 của dòng họ Trần, lại mang mực và vải đỏ ra để viết bùa chuẩn bị dựng cây nêu. Theo anh, việc viết bùa sớm với mục đích chờ mực trên bùa khô rồi mới treo lên cây nêu. Lá bùa cho cây nêu được anh Phú dùng mực nho và keo da trâu để viết. Loại mực này giúp cho chữ được viết trên nền vải không bị nhòe, loang lổ.

Đúng ngày 23 tháng Chạp, anh Phú cùng các anh em, chú bác trong dòng họ bận áo dài khăn đóng làm lễ đưa ông Táo về trời, sau đó thực hiện nghi thức dựng cây nêu. Người lớn tuổi nhất trong gia tộc sẽ đứng ra chọn cây tre đẹp nhất để con cháu đốn hạ. Khoảng năm, sáu thanh niên khỏe mạnh hợp sức mới vác được cây tre dài khoảng 23 m vào sân nhà. Không khí rộn ràng, tiếng nói cười vang khắp phủ thờ họ Trần.

Cây nêu được chọn phải là cây tre già, suông dài, mắt lóng đẹp, có đủ gốc và ngọn. Sau khi đốn hạ, tre được chặt, vót và giữ lại một phần lá trên ngọn cây. Theo anh Phú, sở dĩ ông bà ta chọn cây tre thay vì loài cây khác là vì bản tính khiêm cung của nó. Cây tre tượng trưng cho quân tử, tre càng già thì ngọn luôn “cúi đầu” quay về gốc. Vì lẽ đó, ông bà ta muốn nhắc nhở con cháu, người càng trưởng thành thì càng phải biết giữ lễ và nhớ về nguồn cội, tổ tiên.

34-Anh-1.jpg
Cây nêu dựng trước cửa nhà họ Trần cầu bình an, may mắn. Phẩm vật treo trên cây nêu là lá bùa đỏ, trầu cau, giấy vàng bạc. Ảnh: TRẦN PHÚ
34-Anh-2.jpg
Nghi thức cúng dựng cây nêu nhà họ Trần. Ảnh: TRẦN PHÚ
34-Anh-3.jpg
Anh Trần Hữu Phú viết bùa nêu vào ngày 15 tháng Chạp. Ảnh: TRẦN PHÚ

Phẩm vật treo lên cây nêu là một lá bùa đỏ dài khoảng 10 m có dòng chữ Nho được anh Phú trau chuốt cẩn thận, thể hiện ước muốn của gia chủ. Ngoài lá bùa, cây nêu còn có ba lá trầu, ba trái cau tầm vung và giấy vàng bạc.

“Trước đây, ông bà ta quan niệm sau khi đưa ông Táo về trời, trong nhà không có các vị thần trấn giữ, cây nêu sẽ giúp trừ ma diệt quỷ. Ngoài ra, cây nêu còn có ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa và một năm mới may mắn, hạnh phúc” - anh Phú chia sẻ.

Trên mâm cúng ngày dựng cây nêu, ngoài hoa quả, nhang đèn, bánh trái, truyền thống nhà anh Phú luôn có ba chén nước dừa thay cho rượu, trà, nước. Ba chén nước dừa trước dâng lên trời đất, sau là tổ tiên, nhằm tri ân, kính nhớ những người đã có công khai khẩn vùng đất Bến Tre - xứ dừa.

Một khạp nước được đặt cạnh cây nêu để tưới cho cây trong những ngày Tết. Và để sau này, mùng 7 Tết hạ nêu, nước ấy sẽ dùng để rửa mặt và tưới cho cây cối trong vườn với mong ước một năm mới an lành, mùa màng bội thu.

Nối tiếp thế hệ duy trì phong vị Tết

Đã hơn 100 năm từ khi dòng họ Trần đến miền đất Bến Tre khai hoang, dựng nhà, con cháu trong gia tộc vẫn cố gắng gìn giữ truyền thống ăn Tết của ông bà với đầy đủ lễ nghi như dựng và hạ nêu, rước ông bà, rước ông Táo, cúng ra mắt đầu năm, Tết nhà, Tết vườn…

Anh Phú sinh ra dường như để mang sứ mệnh giữ lửa truyền thống gia đình và ngay từ nhỏ, anh đã được ông nội truyền dạy các phong tục, lễ nghi. Những nghi thức cúng kiếng trong phủ thờ họ Trần đã ăn sâu vào tâm trí, anh xem đó là niềm đam mê chứ không đơn thuần là trách nhiệm. Vì lẽ đó, từ khi 15 tuổi anh đã thay ông nội tổ chức lễ dựng cây nêu trước dịp năm mới.

Không khí ngày xuân đang rộn ràng ở xứ dừa, đây là thời điểm đoàn tụ sum vầy của bao gia đình, cũng là lúc người ta nhớ đến tổ tiên, nguồn cội. Phong vị Tết xưa vẫn đang hiện hữu ngay chính trong phủ thờ họ Trần với sự nỗ lực, gìn giữ của các thế hệ. Dịp Tết cổ truyền, nếp xưa ông bà đón Tết ra sao thì đời con cháu vẫn giữ y nguyên như vậy. Chuyện dựng cây nêu đón Tết của Trần gia như một sợi chỉ đỏ, được duy trì tạo nên nếp nhà xuyên suốt hàng trăm năm.

Khoảng đầu thế kỷ 19, tổ tiên họ Trần đến vùng đất Bến Tre khai phá, dựng nhà. Mãi đến năm 1934, ông Trần Văn Biêng (đời thứ 4) đã khởi công xây dựng ngôi phủ thờ của dòng họ tại làng Phước Hiệp (nay là xã Phước Hiệp, huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre). Ban đầu, ngôi phủ thờ được làm bằng gỗ, có ba gian, hai chái theo kiến trúc Nam Bộ, diện tích khoảng 500 m2. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ, ngôi phủ thờ bị hư hại nhiều. Sau này, ông Trần Văn Sáu (đời thứ 5) phục hồi ngôi phủ thờ và cho di dời về khu phố 3, thị trấn Mỏ Cày. Hiện nay, phủ thờ do anh Trần Hữu Phú (đời thứ 7) phục dựng và phụng thờ. Phủ thờ cũng thường xuyên đón tiếp các đoàn khách du lịch đến tham quan vào các dịp lễ, Tết.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 5-5: Diễn tiến mới vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long; Nghi phạm sát hại chủ quán cà phê khai gì?

Bản tin trưa 5-5: Diễn tiến mới vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long; Nghi phạm sát hại chủ quán cà phê khai gì?

(PLO)- Diễn tiến mới nhất vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long; Tìm thấy thi thể cháu bé 12 tuổi mất liên lạc ở Hà Tĩnh; Chủ tịch tỉnh Nam Định yêu cầu làm rõ vụ ‘không được cấp cứu vì chưa đóng viện phí’; Lời khai của nghi phạm sát hại nữ chủ quán cà phê ở Tiền Giang; Lâm Đồng: Phát hiện thi thể đang phân hủy trong nhà tắm.

Đọc thêm

Cầu vồng trên sông

Cầu vồng trên sông

(PLO)- “Tôi đã nghe có người nhận định từ góc nhìn cá nhân của họ rằng hiếm có dòng sông nào đẹp lạ và huyền bí như sông Sài Gòn.”

Mùi nhiệt đới

Mùi nhiệt đới

(PLO)- Ta đâu hay nhiệt đới len lỏi vào ta từ buổi bào thai, định dạng rồi thành... thứ “con người nhiệt đới”.

Thông điệp từ 3 món quà Tết

Thông điệp từ 3 món quà Tết

(PLO)- Với ba món quà Tết nhỏ, tôi đã tạo được thói quen không dùng ly nhựa một lần dù mua nước ở bất cứ đâu để mang đi.

Rủ nhau đi đánh bài chòi...

Rủ nhau đi đánh bài chòi...LENS

(PLO)- Trong không khí vui xuân đón tết, đông đảo người dân và du khách háo hức tham gia hội đánh bài chòi ở Bình Định.

Mẹ Việt nuôi sinh viên Lào

Mẹ Việt nuôi sinh viên Lào

(PLO)- Xem nhau như ruột thịt, những bà mẹ Việt Nam còn chịu khó đưa các con đi tham quan, làm từ thiện, hướng dẫn phong tục, tập quán của người Việt cho các con.

Tâm trí sạch tết an lành

Tâm trí sạch tết an lành

(PLO)- Các mục tiêu của bạn, dù đơn giản hay phức tạp, đều nằm trong mục tiêu lớn nhất là nâng cao chất lượng sống.

Biển mãi xanh màu huyền bí

Biển mãi xanh màu huyền bí

(PLO)- Tôi nhớ đã ngắm nhìn “đàn voi” đi trên biển rất lâu trong một ngày bão giông ở một hòn đảo nọ…

Sài Gòn cây và nước

Sài Gòn cây và nước

(PLO)- Đô thị được sinh thành từ nhiều yếu tố thiên nhiên và nhân tạo. Trở lại buổi khai sinh và lớn dậy của Sài Gòn xưa và nay, ta có thể nhận ra nhiều điểm độc đáo về thiên nhiên và cách sống của người xưa.

Lớp học trong rừng

Lớp học trong rừng

(PLO)- Những đứa trẻ sẽ học được vô số bài học quý giá từ những cánh rừng xanh thẳm, nơi dưỡng nuôi những thảm thực vật, động vật vô cùng phong phú.

Góp thanh xuân cho Trường Sa

Góp thanh xuân cho Trường Sa

(PLO)- Trường Sa luôn là mái nhà rộng cửa cho những người con đất Việt đến cống hiến, nương nhờ.

Ngẫu hứng Sài Gòn

Ngẫu hứng Sài Gòn

(PLO)- Và Sài Gòn vẫn một lối đi về cho những ai yêu tính cách lạ lùng của đô thị náo nhiệt này…

Những phố đêm Sài Gòn

Những phố đêm Sài Gòn

(PLO)- Giới trẻ đến với phố đêm ở TP.HCM không hẳn chỉ vì mua sắm, cũng không hẳn vì giải trí mà là cần hưởng trọn “nightlife”.

Sài Gòn có bóng đá… xanh

Sài Gòn có bóng đá… xanh

(PLO)- Nhiều câu chuyện đẹp, thấm đẫm tình người khiến lịch sử bóng đá Sài Gòn như một hành trình xanh với nhiều ý nghĩa.

Hoa hậu Phương Khánh: Vì biển là nhà…

Hoa hậu Phương Khánh: Vì biển là nhà…

(PLO)- Nhân dịp đầu xuân Giáp Thìn 2024, Hoa hậu Nguyễn Phương Khánh có những chia sẻ về 1/3 hành trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” mà chị đã đồng hành.