Ép nạn nhân viết giấy nợ rồi cướp tài sản

(PLO)- Đòi tiền bị hại nhiều lần không được, bị hại cũng không thừa nhận thiếu tiền nên bị cáo Nghĩa đã thuê người mang theo vũ khí đến nhà đòi nợ. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 28-8, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên xử phúc thẩm đối với tám bị cáo về tội cướp tài sản.

Theo đó, HĐXX tuyên y án sơ thẩm, phạt bị cáo Nguyễn Thị Nghĩa (chủ mưu) 8 năm tù; bảy bị cáo còn lại gồm: Nguyễn Văn Khang, Huỳnh Quốc Toản, Nguyễn Thị Thúy An, Lê Văn Vẽ, Nguyễn Quốc Khánh, Lê Chí Thiện và Lê Vĩ Khang nhận mức án từ 4-7 năm tù.

TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Nghĩa (chủ mưu) 8 năm tù tội cướp tài sản. Ảnh: VĂN VŨ

TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Nghĩa (chủ mưu) 8 năm tù tội cướp tài sản. Ảnh: VĂN VŨ

Theo cáo trạng, đầu năm 2020, bị cáo Nghĩa cho bị hại LHK vay tiền nhưng không có biên nhận hay giấy tờ gì chứng minh. Sau đó, Nghĩa đòi tiền K nhiều lần nhưng K không trả và cũng không thừa nhận thiếu tiền.

Chiều 30-4-2022, Nghĩa điện thoại thuê nhóm của Khang đi đòi nợ với mức tiền công là 10 triệu, buộc K phải trả tiền, trường hợp không trả thì phải ký giấy nợ.

Đến chiều hôm sau, nhóm của Khang cùng với anh em Nghĩa mang hung khí, gồm: dao, gậy ba khúc và vỏ chai bia nhiều lần đi đến nhà K đập phá tài sản và buộc K ký giấy nợ, rồi dùng hung khí đe dọa cướp tài sản.

Trong đó, ba người khống chế K để Nghĩa lấy điện thoại di động. Sau đó, Nghĩa và hai người khác đè vợ K xuống nền nhà để lấy điện thoại.

Cả nhóm tiếp tục khống chế vợ chồng K buộc ký giấy nợ, nếu không sẽ chặt tay K. Lúc này, một người trong nhóm phát hiện bóp của bị hại trên bàn nên lục soát lấy được một sợi dây chuyền bằng kim loại màu vàng bỏ vào túi quần.

Sau đó, K yêu cầu trả lại bóp thì mới đồng ý ký giấy nợ nên nhóm Nghĩa đồng ý. Lấy giấy nhận nợ của nạn nhân xong, cả nhóm bỏ về.

Cả tám bị cáo cùng kháng cáo, nhưng không đưa ra được chứng cứ mới so với phiên xử sơ thẩm. Ảnh: VĂN VŨ

Cả tám bị cáo cùng kháng cáo, nhưng không đưa ra được chứng cứ mới so với phiên xử sơ thẩm. Ảnh: VĂN VŨ

Sau khi có bản án sơ thẩm, cả tám bị cáo cùng kháng cáo, thế nhưng, tại phiên xử phúc thẩm, các bị cáo không đưa ra được chứng cứ mới so với phiên xét xử sơ thẩm trước đó.

Xét thấy hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, thực hiện hành vi rất quyết liệt và nhiều lần. HĐXX cấp phúc thẩm cho rằng bản án mà tòa cấp sơ thẩm đã tuyên phạt là đúng người, đúng tội.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm