Kiên Giang xử vụ mua bán, tàng trữ và chế tạo súng quy mô 'khủng'

(PLO)- Có 17 bị cáo bị truy tố các tội mua bán, vận chuyển, tàng trữ, chế tạo trái phép vũ khí quân dụng, đây là án liên quan đến vũ khí quân dụng lớn nhất miền Tây Nam Bộ từ trước đến nay.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 10-8, TAND tỉnh Kiên Giang đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án mua bán, vận chuyển, tàng trữ, chế tạo trái phép vũ khí quân dụng lớn nhất miền Tây Nam Bộ từ trước đến nay. Dự kiến phiên toà diễn ra đến hết ngày 11-8.

Các bị cáo trong vụ án gồm: Vũ Thị Diệp (33 tuổi, ngụ TP.HCM), Dương Minh Tuấn (tự Tuấn Ba Teo, 31 tuổi, ngụ tỉnh Kiên Giang) cùng 15 đồng phạm.

Bị cáo Vũ Thị Diệp tại tòa. Ảnh: VĂN VŨ

Bị cáo Vũ Thị Diệp tại tòa. Ảnh: VĂN VŨ

Theo cáo trạng, rạng sáng 22-8-2022, Công an tỉnh Kiên Giang đã bắt quả tang Tuấn có hành vi tàng trữ ma túy loại methamphetamine tại một nhà nghỉ ở TP Rạch Giá. Khám xét chỗ ở của Tuấn, Công an phát hiện và thu giữ nhiều dụng cụ, thiết bị để chế tạo súng.

Qua điều tra, Tuấn khai nhận đã lên mạng xã hội học, nghiên cứu cách chế tạo súng bắn đạn thể thao, đạn cao su và đặt mua các loại súng cùng các linh kiện khác để chế tạo súng.

Từ tháng 5-2022 đến tháng 8-2022, Tuấn thuê Trần Văn Năng (ngụ TP Rạch Giá) cắt tiện 6 bộ ống đồng để chế tạo súng. Khi đã có đầy đủ các bộ phận, Tuấn lắp ráp hoàn chỉnh 15 khẩu súng bắn được đạn thể thao, đạn cao su.

Cạnh đó, Tuấn còn mua đạn cao su sử dụng cho các khẩu súng do Tuấn chế tạo.

Sau khi thử súng chế tạo thành công, Tuấn bắt đầu bán súng và đạn cho các đối tượng có nhu cầu ở Kiên Giang và các tỉnh An Giang, Cà Mau...

Các bị cáo tại phiên xét xử sơ thẩm vụ án chế tạo, tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng lớn nhất miền Tây nam Bộ từ trước đến nay. Ảnh: VĂN VŨ

Các bị cáo tại phiên xét xử sơ thẩm vụ án chế tạo, tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng lớn nhất miền Tây nam Bộ từ trước đến nay. Ảnh: VĂN VŨ

Theo kết quả điều tra, Tuấn đã bán súng và đạn với giá dao động từ 1 triệu đến 5,5 triệu đồng. Theo kết luận giám định Tuấn đã chế tạo, tàng trữ và mua bán là chín khẩu súng có tính năng, tác dụng tương tự vũ khí quân dụng, thuộc danh mục vũ khí quân dụng.

Đối với vợ chồng Hoài, Trăm (người bán đạn cho Tuấn), khi bắt và khám xét nơi ở, công an đã phát hiện thu giữ 70 khẩu súng, 239 viên đạn, 16 vỏ đạn và một số tang vật khác. Vợ chồng Hoài khai nguồn súng và đạn là của Vũ Thị Diệp ở TP.HCM cung cấp.

Mở rộng vụ án, cơ quan điều tra đã bắt Diệp. Khai với công an, Diệp cho biết khoảng đầu năm 2022, Diệp thỏa thuận với Đặng Quốc Huân (ngụ tỉnh Khánh Hòa) sử dụng Facebook đăng hình ảnh các loại súng để rao bán.

Toàn cảnh phiên tòa xét xử Vũ Thị Diệp cùng các đồng phạm. Ảnh: VĂN VŨ

Toàn cảnh phiên tòa xét xử Vũ Thị Diệp cùng các đồng phạm. Ảnh: VĂN VŨ

Từ đầu năm 2022 đến ngày bị bắt (24-8-2022), thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh của các nhà xe, Diệp đã chuyển cho Hoài, Trăm khoảng 400 khẩu súng các loại; khoảng 1.300 viên đạn cao su, đạn thể thao, khoảng 1.300 bình khí CO2.

Sau đó, Hoài, Trăm đã trực tiếp bán khoảng 40 khẩu súng, ngoài ra, còn bán theo đơn hàng của Diệp khoảng 190 khẩu súng. Riêng đối với đạn cao su, đạn thể thao, bình khí CO2, Hoài không xác định rõ số lượng bán. Ngoài ra Hoài, Trăm có bán cho Dương Minh Tuấn khoảng 200 viên đạn cao su.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm