Từ ngày 6 đến 12-4, Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1) đã đóng điện đưa vào vận hành các công trình: Nâng công suất Trạm biến áp 500 kV Nho Quan; lắp đặt giàn tụ bù ngang 110 kV tại các trạm biến áp 220 kV Vĩnh Yên, Yên Bái, Lưu Xá… vượt trước tiến độ được giao.
Trạm biến áp 500 kV Nho Quan (Ninh Bình).
Công trình “Nâng công suất TBA 500 kV Nho Quan” được Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc (NPMB) khởi công ngày 31-12-2019 nhằm chống quá tải cho máy biến áp (MBA) hiện hữu tại trạm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên nhà sản xuất MBA không thể sang Việt Nam để hướng dẫn, giám sát lắp đặt MBA.
EVNNPT đã giao PTC1 chủ trì, phối hợp với Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS) tiến hành thí nghiệm, vận chuyển MBA 500 kV - 600 MVA dự phòng tại TBA 500 kV Phố Nối đến lắp đặt đưa vào vận hành tạm tại TBA 500 kV Nho Quan cho đến khi đủ điều kiện lắp đặt MBA 500 kV - 900 MVA thuộc dự án nâng công suất TBA 500 kV Nho Quan.
Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng điện năng khu vực mua điện Trung Quốc, ngày 11-3, EVNNPT đã giao PTC1 thực hiện di chuyển 2 giàn tụ bù ngang 110 kV - 25 MVAr từ TBA 220 kV Vĩnh Yên lắp đặt vận hành tại các TBA 220 kV Yên Bái, Lưu Xá và di chuyển 1 giàn tụ bù ngang 110 kV - 50 MVAr từ TBA 500 kV Thường Tín để lắp đặt vận hành tại TBA 220 kV Vĩnh Yên.
Tiến độ được giao phải hoàn thành các công trình trước ngày 15-4 thực sự là thách thức với PTC1 và các đơn vị thi công khi mà công ty đang thực hiện phương án cô lập lực lượng vận hành tại các TBA để phòng, chống dịch bệnh.
Để đảm bảo an toàn và phòng chống dịch bệnh, PTC1 và các đơn vị đã tuân thủ những quy định kiểm soát chặt chẽ tránh nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trên công trường. Ngoài ra, lực lượng giám sát, thi công cũng phải cách ly, hạn chế tiếp xúc với bên ngoài, nếu cần tiếp xúc thì phải hạn chế số lượng và bố trí khu vực riêng cho việc tiếp xúc, trao đổi công việc. Đồng thời, tuân thủ tuyệt đối việc giám sát thi công để đảm bảo chất lượng công trình, an toàn trong thi công.
Không chỉ khó khăn trên công trường, việc di chuyển máy biến áp, các bộ giàn tụ và cung cấp vật tư thiết bị cũng gặp không ít khó khăn. Công ty đã phối hợp chặt chẽ với các nhà thầu cung cấp đúng hạn, hạn chế các rủi ro xảy ra. Theo chỉ đạo của EVNNPT về việc xin cấp phép vận chuyển máy móc, thiết bị liên tỉnh, thành phố để phục vụ sản xuất, công ty đã chủ động làm việc với các sở, ban, ngành địa phương để việc vận chuyển vật tư, thiết bị được an toàn và thuận lợi.
Việc đóng điện thành công các công trình sớm hơn so với kế hoạch sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải, nâng cao độ ổn định và tin cậy trong việc đảm bảo cung cấp điện mùa hè năm 2020.
Vừa qua, Truyền tải điện Quảng Bình cho biết dự án "Hoàn thiện hệ thống phân phối ngoài trời TBA 220kV Đồng Hới" đã được đóng điện vận hành đúng tiến độ. Đây là công trình gắn biển chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ Công ty Truyền tải điện 2 (PTC2) lần thứ X, tiến tới Đại hội Đại biểu Đảng bộ EVNNPT nhiệm kỳ 2020-2025. |
Kon Tum ứng dụng công nghệ giám sát đường dây 500 kV Thời gian qua, Truyền tải điện Kon Tum đã triển khai công tác sửa chữa thường xuyên, ứng dụng công nghệ vệ sinh sứ hotline các đường dây 220 kV - 500 kV và TBA 220 kV. Thực hiện ký kết quy chế phối hợp với lực lượng bảo vệ, công an địa phương và ký cam kết với một số tổ chức, cá nhân dọc tuyến đường dây. Giao thời giữa 2 mùa khô và mùa mưa của Tây Nguyên là thời gian dễ xảy ra sự cố lưới điện do giông sét, khu vực Kon Tum có mật độ sét hàng năm rất cao, lưới điện đi qua đồi núi cao nên khả năng sét đánh vào đường dây là rất lớn. Chính vì vậy trước mùa giông sét, các đơn vị triển khai các giải pháp xử lý đảm bảo thoát sét cùng với các giải pháp khác như: lắp chống sét đa tia, lắp dây néo giảm tổng trở sóng cột... Truyền tải điện Kon Tum cũng thực hiện giải pháp ứng dụng công nghệ như sử dụng Flycam, camera lắp trên cột đường dây nhằm giám sát, kiểm tra thiết bị và hành lang tuyến, phát hiện sớm các nguy cơ ở những đoạn tuyến xung yếu như đường dây qua đồi núi, thung lũng, địa hình phức tạp... |