Giá vàng bất ngờ 'xì hơi' nhưng vẫn cao chót vót

Sáng 7-3, khi giá vàng thế giới leo lên 1.997 USD/ounce, tương đương 55,5 triệu đồng/lượng, thì giá vàng trong nước đảo chiều rớt xuống còn 69 triệu đồng/lượng.

Nhưng đến đầu giờ chiều giá vàng thế giới giảm còn 1.985 USD/ounce (55,2 triệu đồng/lượng), thì giá vàng trong nước tăng vọt lên 72,85 triệu đồng. Giới đầu tư chốt lời đã giúp vàng hạ nhiệt.

Theo các chuyên gia, do lo ngại tính rủi ro của giá vàng thế giới tăng giảm đột ngột nên vàng trong nước tăng mạnh để vô hiệu hoá điều này. Tuy nhiên, nói cho công bằng, với mức tăng bán ra mạnh áp sát mốc 73 triệu đồng thì các công ty vàng trong nước mua vào với mức giá cao kỷ lục là 71,25 triệu đồng/lượng. Điều có này có nghĩa những người mua vàng thời gian trước đó kể cả vào Ngày Thần tài với giá 63 triệu đồng vẫn có lãi lớn.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) xung đột Nga và Ukraine đang tạo ra cú sốc giá trên toàn cầu. Giá dầu tăng vọt lên 130 USD/thùng cùng với giá các mặt hàng, nguyên liệu cũng tăng mạnh. Trước tình hình lạm phát bùng phát đã đẩy giới đầu tư lao vào vàng để trú ẩn an toàn.

Ngân hàng Goldman Sachs đánh giá, sự căng thẳng địa chính trị gần đây đã tạo ra lạm phát tăng cao nhưng cũng khiến nền kinh tế đình đốn. Bức tranh đình lạm này sẽ đẩy giá vàng tăng vọt lên 2.150 USD/ounce.

Theo Tổng hợp
Khóa SIM và trách nhiệm của nhà mạng

Khóa SIM và trách nhiệm của nhà mạng

(PLO)- Mấy năm trước người dân đã phải rồng rắn xếp hàng chờ đăng ký thông tin chính chủ cho SIM điện thoại và khi CCCD mấy lần thay đổi, người dân lại phải tất bật cập nhật nhưng SIM rác tràn lan mà không thấy trách nhiệm gì của nhà mạng.
EVN đề xuất phương án điều chỉnh giá điện

EVN đề xuất phương án điều chỉnh giá điện

(PLO)- Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đề xuất phương án điều chỉnh giá bán điện năm 2023. Bộ Công Thương đang phối hợp rà soát và có phương án phù hợp báo cáo Thủ tướng theo quy định.