Giáo sư Phan Văn Trường mách bạn trẻ cách trở thành công dân toàn cầu

(PLO)- Hơn 200 độc giả đã đến với buổi giới thiệu ra mắt sách "Công dân toàn cầu - Công dân vũ trụ" của giáo sư Phan Văn Trường vào sáng 10-7 tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nói về mục đích viết cuốn sách tại buổi giao lưu, giáo sư Phan Văn Trường cho biết “Cuốn sách này tôi viết trước tiên để trả lời cho câu hỏi “Thế nào là công dân toàn cầu”…”.

Giáo sư Phan Trường chia sẻ về sách tại buổi giao lưu. Ảnh: VĂN HÀ.

Giáo sư Phan Trường chia sẻ về sách tại buổi giao lưu. Ảnh: VĂN HÀ.

Bên cạnh đó, Giáo sư Phan Văn Trường cũng cho rằng “Chúng ta đang sẵn là công dân Vũ trụ, ngay lúc này, ngay tại đây. Và tất nhiên chúng ta đang mang một sứ mệnh. Chính vì thế mà tinh thần “công dân toàn cầu” không thể là một xu thời, mà còn phải được hiểu như một sự tự giác tu thân".

Như câu nói của triết gia Socrates: "Tôi không phải là công dân của riêng thành phố Athens hay nước Hy Lạp, mà còn là một công dân toàn cầu".

Tuy nhiên, bằng những trải nghiệm phong phú của bản thân, sinh ra ở Việt Nam, có vợ là người Việt, học Pháp ngữ, làm việc bằng tiếng Anh, tiếng Bồ Đào Nha, biết cả tiếng Thái, tiếng Bahasa Indonesia và Malaysia, là cố vấn của Chính phủ Pháp về thương mại quốc tế..., giáo sư Phan Văn Trường cũng cho rằng làm công dân toàn cầu trước tiên phải là một "công dân", trước khi nghĩ đến chuyện "toàn cầu".

Tác phẩm "Công dân toàn cầu - Công dân vũ trụ" của giáo sư Phan Văn Trường. Ảnh: NXB Trẻ.

Tác phẩm "Công dân toàn cầu - Công dân vũ trụ" của giáo sư Phan Văn Trường. Ảnh: NXB Trẻ.

Và ông cũng cho rằng, công dân toàn cầu là một phong thái văn hóa, khó lòng đưa ra định nghĩa cho khái niệm này dựa trên những tiêu chuẩn vật chất.

Vì vậy, để giải mã cụm từ "công dân toàn cầu" và xa hơn là "công dân vũ trụ", giáo sư Phan Văn Trường đã chọn một cách đặc biệt: Chia sẻ về cuộc sống của những người mà ông từng gặp và cho rằng họ đang sống và làm việc như một công dân toàn cầu, và để độc giả tự đúc kết cho mình cảm nhận riêng.

Ông cũng nhấn mạnh niềm tin vào nội lực, trí tuệ và những điều đáng tự hào của người Việt. Cùng với tinh thần "bình đẳng, hồn nhiên, thẳng thắn và tích cực", ông hy vọng mọi người sẽ tự tin: "Thế giới là của mọi người và có một phần của tôi". Từ đó, mọi người đều trở thành công dân toàn cầu và nhận trách nhiệm để cùng tái kiến thiết thế giới này.

Bên cạnh phần giới thiệu, chia sẻ về sách, tại buổi giao lưu, nhiều độc giả cũng đã có dịp đặt ra những câu hỏi giao lưu xoay quanh cuốn sách với giáo sư Phan Văn Trường.

Trong số những câu hỏi, gây chú ý nhất là câu hỏi đến từ bé Khải Vy. Theo chia sẻ của mẹ bé, khi tốt nghiệp mẫu giáo bé đã được cô giáo cho biết “lớn lên, các con sẽ trở thành "công dân toàn cầu" ngay sau đó bé đã đem câu nói về hỏi mẹ.

Bé Khải Vy và mẹ tại buổi giao lưu ra mắt sách. Ảnh: BTC.

Bé Khải Vy và mẹ tại buổi giao lưu ra mắt sách. Ảnh: BTC.

Nhưng vì không thể lý giải theo thế giới quan của bé, mẹ đã đưa bé đến buổi giao lưu để hỏi giáo sư: "Công dân toàn cầu là gì ạ?".

Đáp lại cô bé, giáo sư Trường hóm hỉnh: "Công dân toàn cầu đơn giản lắm. Con hãy nói với mọi người: Thế giới này là của con, con có quyền và trách nhiệm với nó vì con là công dân toàn cầu. Rồi khi tiếp tục hỏi và tìm kiếm câu trả lời, lý luận hệ thống của con sẽ bắt đầu".

Giáo sư Phan Văn Trường lắng nghe những chia sẻ của Khải Vy và mẹ. Ảnh: VĂN HÀ.

Giáo sư Phan Văn Trường lắng nghe những chia sẻ của Khải Vy và mẹ. Ảnh: VĂN HÀ.

"Công dân toàn cầu - Công dân vũ trụ" là quyển sách thứ 4 của giáo sư Phan Văn Trường sau 3 tác phẩm thành công và đã được Nhà xuất bản Trẻ tái bản nhiều lần trước đó là Một đời thương thuyết, Một người như kẻ tìm đường và Một đời quản trị.

Đặc biệt, quyển Công dân toàn cầu - Công dân vũ trụ cũng vừa được Nhà xuất bản Trẻ cho tái bản ngay sau khi vừa ra mắt.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm