Hàng ngàn học sinh lo lắng thi thử THPT quốc gia

Bài thi đầu tiên là ngữ văn với 120 phút. Buổi chiều các em thi tiếp bài toán theo hình thức trắc nghiệm trong 90 phút. Ngày mai (17-5) các em sẽ thi tiếp bài thi khoa học tự nhiên (KHTN), tiếng Anh và ngày 18-5 sẽ thi bài thi khoa học xã hội (KHXH).

Được biết kỳ thi này do các cụm chuyên môn trong TP tổ chức theo tinh thần tự nguyện, nhằm giúp HS trải nghiệm và làm quen với những điểm mới của kỳ thi THPT quốc gia năm nay như cấu trúc đề thi, quy chế thi, tổ chức… Ngoài ra, kỳ thi này cũng để HS kiểm tra và hệ thống lại kiến thức đã học, nếu những em nào còn yếu thì sẽ được nhà trường phụ đạo, ôn tập kỹ càng thêm trong thời gian tới.

Theo đó, HS sẽ thi 5 bài thi theo nguyện vọng đăng ký là toán, ngữ văn, ngoại ngữ, KHTN và KHXH. Trong đó có ba môn bắt buộc là toán, ngữ văn và ngoại ngữ. Các bài thi sẽ do ban ra đề của từng cụm chuyên môn ra đề và tổ chức giống kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.

Các em trường THPT Trưng Vương đang làm bài thi thử môn ngữ văn sáng 16-5.

Các em Trường THPT Trưng Vương đang làm bài thi thử môn ngữ văn sáng 16-5. Ảnh: P.A

Tại Trường THPT Lê Quý Đôn, kết thúc bài thi ngữ văn, nhiều HS cho rằng vì đã ôn rất nhiều rồi nên thi thử khá thoải mái, chỉ coi như thi để ôn lại kiến thức. Tuy nhiên, một số em cũng khá lo lắng với những môn thi trắc nghiệm và tổ hợp nhiều môn vì sợ làm không kịp thời gian, nội dung dàn trải nhiều nên khó có điểm cao khi thi chính thức.

Em Trần Mạnh Hải cho hay em muốn thi thử chủ yếu để xem kiến thức mình đến đâu và làm bài có kịp thời gian không. Vì em chọn bài thi KHTN nên có nhiều môn trắc nghiệm dài và khó. Ngoài ra, em đã đọc đề thi tham khảo của Bộ và làm thử nhiều lần để kịp thời gian vì đề dài quá, nhiều câu nâng cao phải tính toán nhiều lần để nhuần nhuyễn hơn.

Trước đó, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết sau khi tham khảo ý kiến từ cơ sở, Sở sẽ không chủ trương tổ chức thi thử như kế hoạch ban đầu nữa. Thay vào đó, các cụm chuyên môn sẽ tự đề xuất thi thử gói gọn cho HS trong từng cụm, chủ yếu để các em làm quen, tránh gây áp lực, căng thẳng cho HS.

Được biết năm nay TP.HCM dự kiến có khoảng 80.000 thí sinh dự thi THPT quốc gia tại hơn 126 điểm thi. Và kỳ thi chính thức sẽ diễn ra từ ngày 22 đến 24-6 tới.

Môn tích hợp có làm khó giáo viên?

Môn tích hợp có làm khó giáo viên?

(PLO)-  Theo bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM, nên chăng Bộ GD&ĐT cần xem xét, đánh giá lại việc triển khai môn tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông 2018
Giờ học môn âm nhạc của học sinh Trường Tiểu học Lương Thế Vinh, quận Gò Vấp.

Tìm cách gỡ khó khi thực hiện chương trình mới

(PLO)- Trong điều kiện thiếu phòng học, thiếu giáo viên, trường học đã tổ chức dạy chéo buổi, bố trí giáo viên kiêm nhiệm để đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018.