từ lâu đã nhất quyết nói không với ghế chủ tịch VFF. Bên cạnh việc quá bận với công việc kinh doanh, không đủ thời gian vắt óc suy nghĩ hướng phát triển cho bóng đá nước nhà, họ cũng ngại ngùng gia nhập một tổ chức xã hội có những mối quan hệ phức tạp. Nó dẫn đến đánh giá chung của ứng viên Cấn Văn Nghĩa về VFF rằng “trong suốt nhiệm kỳ VII và thời gian vừa qua đã xảy ra quá nhiều tồn tại, bất cập”.
Khi lên ngồi ghế chủ tịch VFF, tất cả đều phải chấp nhận bị soi tứ phía. Có người chán nản, người đổ bệnh, người không có nhiều thời gian,… để làm việc theo quy tắc chung ở mỗi kỳ đại hội thường niên sẽ chọn người khác lên thay nhưng chưa bao giờ xảy ra điều này cả. Sau thời của doanh nhân Lê Hùng Dũng làm chủ tịch VFF, bóng đá lại chịu sự đảm trách của người từ cơ quan quản lý.
Bầu Đức với tư cách phó chủ tịch VFF góp công lớn trong sự thành công của thầy trò ông Park với chức á quân U-23 châu Á. Ảnh: CT
Với bốn ứng viên khác rút lui, giờ chót chỉ còn mỗi thứ trưởng Bộ VH-TT&DL ứng cử và mặc nhiên ông Lê Khánh Hải đã ngồi vào ghế chủ tịch VFF nhiệm kỳ mới. Trong bối cảnh bóng đá Việt Nam còn nhiều bất cập như hiện nay, ông Hải có nhiều thuận lợi khi đứng mũi chịu sào.
Thứ trưởng Lê Khánh Hải đã nhiều năm theo dõi và quản lý tình hình thể thao nước nhà, đặc biệt là bóng đá. Ông ngồi vào ghế chủ tịch VFF cũng là hợp lý. Trong những cuộc họp trước đây, ông từng có nhiều chất vấn lãnh đạo VFF rất thẳng thắn và đúng đắn về nhiều mặt còn tồn tại.
Vấn đề của Thứ trưởng - tân Chủ tịch VFF Lê Khánh Hải là cách thể hiện như thế nào khi nhận lời dẫn dắt đời sống bóng đá Việt Nam vốn có lắm phức tạp, ngóc ngách phe cánh rắc rối.
Mong cho VFF thời kỳ mới có tân thuyền trưởng tâm huyết sẽ lèo lái con tàu đi vào quỹ đạo một cách hết mình, quyết liệt, chuyên nghiệp và đúng nghĩa phụng sự cho bóng đá Việt Nam.