RIMPAC được cho là hoạt động tập trận hải quân quốc tế lớn nhất thế giới hiện nay, với sự tham gia của 49 tàu trên mặt nước, 6 tàu ngầm, trên 200 máy bay, và 25.000 người từ 22 quốc gia.
Mỹ, Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Canada và nhiều quốc gia khác cùng tham gia tập trận năm 2014.
Mặc dù RIMPAC chủ yếu liên quan tới việc điều phối quân sự, nhưng tập trận cũng để củng cố khả năng hợp tác của nhiều quốc gia nhằm tiến hành các nhiệm vụ nhân đạo trong tương lai. Tuy nhiên, một trong những thành viên đáng chú ý của RIMPAC là Trung Quốc lại vi phạm tinh thần hợp tác của tập trận này, khi gần đây gửi tới một tàu do thám ở bờ biển Haiwaii. Nhiều người cho rằng hành động này của Trung Quốc nhằm do thám tập trận.
Các phương pháp huấn luyện chung là một nội dung chính của RIMPAC. Tại đây, một huấn luyện viên người Mỹ hướng dẫn cho Lực lượng Bộ binh Hải quân Mexico thở bằng khí nén.
Các quốc gia phối hợp trong huấn luyện tác chiến chung. Trong hình, lực lượng đặc nhiệm SEALS của Hàn Quốc đảm bảo an ninh cho lực lượng đặc nhiệm Mỹ và Peru.
Một lính thủy đánh bộ của Mỹ và chó nghiệp vụ tác chiến cùng với đội SEALS của Hàn Quốc và Lực lượng đặc nhiệm Peru.
Lực lượng Đặc nhiệm Mỹ cũng tiến hành một loạt hoạt động của không quân, chẳng hạn như đổ bộ nhanh vào một chiến trường trận giả từ một máy bay trực thăng MH-60S Seahawk.
Tập trận RIMPAC lần này cũng là lần đầu tiên mà trực thăng AH-64 Apache phiên bản E tiến hành đổ bộ lên khoang của một tàu tấn công đổ bộ.
Chiếc trực thăng AH-64E Apache Guardian từ Tiểu đoàn số 1, Lữ đoàn không quân chiến đấu số 25 tiến hành đổ bộ trên khoang tàu.
Một phần lớn nội dung của RIMPAC tập trung quanh việc tác chiến hải quân và tấn công đổ bộ.
Một tàu đổ bộ tấn công của Lục quân Thủy chiến Mỹ vượt sóng.
Thủy quân Lục chiến Indonesia cũng tiến hành tấn công đổ bộ với thiết bị của mình.
Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ sử dụng RIMPAC để thử nghiệm một trong số các thiết bị mới nhất của họ là UHAC - một thiết bị vận tải quy mô lớn.
Các quan chức từ Hải quân và Quân đội Singapore có mặt để theo dõi UHAC chạy thử.
Bên cạnh UHAC, Thủy quân Lục chiến Mỹ cũng thử nghiệm Hệ thống Hỗ trợ gắn chân (LS3) - một robot có hình dáng giống thú bốn chân có thể mang thiết bị nặng tới trên 180kg.
Theo Lê Thu/Vietnamnet (theo Business Insider)