Vì thế chứng hơi thở hôi không phải là chuyện bình thường, nó là dấu hiệu của nhiều loại bệnh tật ẩn giấu, cần tìm hiểu và chữa trị nguyên nhân.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến hơi thở bị hôi:
Trào ngược acid: Theo TS Ritika Malhotra thuộc Viện Nghiên cứu Fortis (Ấn Độ), một phần lớn nguyên nhân khiến hơi thở bị hôi là do acid trào ngược. Về lâu dài trào ngược acid có thể dẫn đến các chứng ợ nóng và khó tiêu.
Nhiễm khuẩn có hại trong miệng do vệ sinh răng miệng không đúng cách. Vi khuẩn có hại không chỉ khiến hơi thở hôi mà còn ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa.
Thiếu nước: Cơ thể càng thiếu nước hơi thở càng bị hôi. Tránh các loại thức uống như cà phê, thức uống lạnh, nước có gas vì những thức uống này dễ khiến cơ thể mất nước, hơn nữa caffein làm cho vấn đề trào ngược acid trầm trọng hơn.
Dư acid trong dạ dày là một nguyên nhân khiến hơi thở hôi. Một vấn đề nghiêm trọng cần phải biết là khi cơ thể có khối u ung thư và khối u càng phát triển, acid trong cơ thể càng sản sinh nhiều. Ăn kiêng và thiếu vận động cũng là nguyên nhân khiến cơ thể tăng sản xuất acid.
Tiểu đường cũng khiến hơi thở hôi. Cơ thể tìm cách thích ứng với việc thiếu hụt insulin bằng cách đốt cháy mỡ. Quá trình này tạo ra chất xeton, chất này sẽ đào thải qua cơ thể từ đường phổi và nước tiểu, dẫn đến hơi thở có mùi hôi như acetone.
Thận hư cũng là nguyên nhân khiến hơi thở hôi. Khi thận có vấn đề nhưng vẫn phải ráng sức lọc độc chất cho cơ thể, miệng sẽ thiếu nước bọt và khô, dẫn đến hơi thở bị hôi vì miệng không còn nước bọt để làm sạch.