Khi Euro bị thương mại hóa

Nó không khiến Euro hay hơn về mặt chuyên môn nhưng lại được lý giải là giúp cho các đội bóng nhỏ có cơ hội đến với vòng chung kết.

Thực chất thì nhu cầu phát triển bóng đá ở những quốc gia nhỏ chỉ là một cách nói bóng bẩy trong việc nở rộ vòng chung kết lên đến 24 đội và sau hai tuần thi đấu thì chỉ có tám đội bị loại.

Vòng chung kết Euro từ công thức 16 - 8 = tứ kết nay đã chuyển qua công thức 24 - 8 = vòng 16 đội. Với quỹ thời gian hai tuần cho vòng bảng chỉ để loại tám đội đã nảy sinh nhiều phiền hà và bất trắc đi ngược với yếu tố chuyên môn. Rõ nhất là lượt đấu cuối vòng bảng (lượt 3) với hàng loạt những toan tính làm giảm hẳn sức hấp dẫn và yếu tố chuyên môn. Đó cũng là lý do không có đội nào thắng tuyệt đối (thắng ba trận) ở vòng bảng. Hoặc như Ý đã chắc suất đầu bảng nên trận cuối thay hết đội hình và thua CH Ireland để đội này hưởng sái vé vớt nhờ 3 điểm “trời cho”. Hoặc Bồ Đào Nha không thắng trận nào (ba hòa) với hiệu số bàn thắng bại bằng 0 mà vẫn vào vòng trong bằng vé vớt.

Ý dư điểm thay hết đội hình và “ban phát” cho Ireland ở lượt cuối và thế là đội này vào vòng trong bằng vé vớt. Tương tự, Bồ Đào Nha ba trận không biết thắng với hiệu số bàn thắng bại bằng 0 mà vẫn vào vòng 16 đội. Ảnh: GETTY IMAGES

Euro tăng số đội, tăng thời gian thi đấu kéo dài đến một tháng mục đích chính không nằm ngoài việc làm tăng tính thương mại hóa của UEFA. Nó buộc các đội bóng phải thi đấu nhiều hơn, dày hơn và số trận tăng cũng tỉ lệ với nguồn thu từ nhiều nhà tài trợ cùng các nguồn khác. Thậm chí là phần thu của những nhà cái cũng tăng đậm do số trận tăng tiến và kéo dài suốt tháng.

Tính đến thời điểm này thì Euro chưa có bản thu hoạch nào về chất đặc biệt từ các đội bóng lớn bởi họ lo xa, tính xa và chắc chắn là không dám bung sức ở vòng bảng 24 đội gồng lên nhưng chỉ có tám đội về nước.

Giờ thì vòng knock out mới là đá thật nhưng có khi chính những cái giả giả ở vòng bảng lại làm mất chất thật cần có của nhiều đội.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm