Khi nào cần đổi giấy phép lái xe?

(PLO)- “Hiện chưa có văn bản nào quy định bắt buộc người dân phải đổi giấy phép lái xe máy bản giấy sang thẻ PET…”- đại diện Cục Đường bộ khẳng định.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thời gian qua, ở nhiều địa phương như Đà nẵng, Bình Thuận, Đồng Nai, Long An... người dân nghe tin đồn nên đã ùn ùn đi đổi giấy phép lái xe hạng A1. Điều này khiến các trung tâm bị quá tải.

Trao đổi với PLO, Cục Đường bộ Việt Nam cho biết thời gian qua cục có khuyến khích người dân đổi giấy phép lái xe từ giấy bìa sử dụng CMND 9 số sang vật liệu nhựa (PET) theo CCCD 12 số. Việc này nhằm để triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hiển thị trên hệ thống VneID…

“Hiện chưa có văn bản nào quy định bắt buộc người dân phải đổi giấy phép lái xe máy bản giấy sang thẻ PET…”- đại diện Cục Đường bộ khẳng định.

Người dân đi đổi giấy phép lái xe tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Long An. Ảnh: HD
Người dân đi đổi giấy phép lái xe tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Long An. Ảnh: HD

Về quy định đổi giấy phép lái xe bắt buộc, Cục cho biết đang được Bộ Công an đề xuất trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Dự luật vừa trình Quốc hội cho ý kiến để hoàn thiện, chưa được thông qua nên quy định đổi bằng bắt buộc chưa có hiệu lực. Thêm vào đó, dự luật cũng nêu rõ giao cho Chính phủ quy định lộ trình, phương thức đổi và các chính sách liên quan.

“Vì vậy, việc này chỉ được thực hiện khi luật được ban hành với những thông tư, nghị định hướng dẫn thực hiện đi kèm”- đại diện Cục Đường bộ nhấn mạnh.

Cũng theo đại diện Cục Đường bộ, khi Luật được ban hành sẽ có những hướng dẫn, trong đó có thể cân nhắc cách thức thực hiện đổi. Chẳng hạn như chỉ cần người dân đến khai thông tin sau đó cập nhật trên hệ thống VNeID.

Trước tình trạng người dân ồ ạt đi đổi giấy phép lái xe ở TP.HCM, đại diện Cục Đường bộ khuyến cáo chủ phương tiện cần phải hiển thị thông tin trên tài khoản VneID có thể đi đổi ngay, trong trường hợp chưa cần thiết thì chờ luật ban hành.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm