Nguyên đơn trong vụ án là ông Lê Phong Linh và bị đơn là Công ty TNHH TM-DV-KT&Phát triển tin học Phan Thị (Công ty Phan Thị) và bà Phan Thị Mỹ Hạnh (Giám đốc Công ty Phan Thị).
Trước đó, vụ án đã được đưa ra xét xử lần đầu vào ngày 28-12-2018 nhưng bị đơn vắng mặt nên tòa phải hoãn.
Gần 9 giờ phiên tòa bắt đầu, rất đông người đến tham dự phiên tòa. Phòng xử B (tầng trệt) tại trụ sở TAND quận 1 khá nhỏ nên không đủ chỗ cho những người đến tham dự. Rất đông người phải ngồi bên ngoài phòng, ngóng vào cửa bên hông theo dõi phiên xử.
Rất đông người phải ngồi ngoài, theo dõi vụ án qua cửa bên hông phòng xử. Ảnh: YC
Tại tòa, ông Linh trình bày các yêu cầu khỏi kiện. Ông Linh yêu cầu xác định ông là tác giả duy nhất của các hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo trong bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt từ tập 1 đến tập 78.
Ông yêu cầu Công ty Phan Thị không được làm các biến thể của các nhân vật từ các tập tiếp theo; đề nghị bà Hạnh phải xin lỗi công khai ông và độc giả của Thần đồng đất Việt trên một số báo...
Hai bên đương sự tại tòa. Ảnh: YC
Đáp lại, đại diện bị đơn đề nghị bác các yêu cầu của nguyên đơn. Theo bị đơn, ông Linh không phải là tác giả, ông Linh chỉ là một thành viên của nhóm vẽ, bà Hạnh mới chính là người lên ý tưởng.
Việc bà Hạnh có ý tưởng thực hiện bộ truyện từ trước khi ông Linh vào công ty Phan Thị làm việc.
Đại diện bị đơn (đứng) đang trình bày. Ảnh: YC
Theo bị đơn, Thần đồng đất Việt mang dấu ấn của bà Hạnh. Vì bà Hạnh không phải họa sĩ nên cần có một người vẽ ra thật thể hóa ý tưởng của mình. Quá trình tạo ra các nhân vật gồm nhiều người trong đó có Lê Phong Linh, bà Hạnh luôn theo sát.
Ông Linh đã ký vào thỏa thuận ông và bà Hạnh là đồng tác giả. Sau đó, Cục Bản quyền cũng đã công nhận ông Linh và bà Hạnh là đồng tác giả. Việc ông Linh khởi kiện nhằm hạ uy tín của công ty Phan Thị và chiếm đoạt Thần đồng đất Việt...
Hiện tại, phiên tòa đang tiếp tục với phần hỏi...