Khu hồi sức: Ngày đêm chiến đấu trên lằn ranh sinh tử

Vào điểm nóng điều trị COVID-19 - Bài 1

Khu hồi sức: Ngày đêm chiến đấu trên lằn ranh sinh tử

(PLO)- Bên trong cánh cửa khu hồi sức tích cực COVID-19 không chỉ có những bệnh nhân nặng. Ở đó, chúng tôi còn thấy được sự nỗ lực không mệt mỏi của các y bác sĩ. Họ lặng lẽ chiến đấu trong từng giây phút, tất cả cho sự sống hồi sinh.
LTS: Cuộc chiến này không có bom đạn khi mà kẻ thù nhỏ bé đến mức vô hình. Họ, những y bác sĩ tuyến đầu vẫn đang ngày đêm bám trụ, quên cả bản thân, dốc toàn lực giành giật sự sống cho bệnh nhân… Báo Pháp Luật TP.HCM vào điểm nóng điều trị COVID-19, tận mắt chứng kiến cuộc chiến khốc liệt của đội ngũ y tế.
Khu hồi sức: Ngày đêm chiến đấu trên lằn ranh sinh tử ảnh 1
Tiếng “tèn ten ten” phát ra từ những chiếc máy monitor theo dõi chỉ số sức khỏe bệnh nhân vang vọng. Những bước chân vội vã, liên tục thăm khám, đặt ống thở, kiểm tra sinh hiệu cho các bệnh nhân.Những y lệnh ngắn gọn, dứt khoát. Cả những dòng mồ hôi ướt nhòe dòng chữ trên đồ bảo hộ...
“Chuẩn bị đặt nội khí quản, không được rồi”, bác sĩ Trần Hữu Chinh - Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy- thốt lên. Ngay lập tức, mọi người lấy dụng cụ y tế lao vào khai thông đường hô hấp cho một bệnh nhân lớn tuổi bị khó thở.
Rời khỏi phòng bệnh, bác sĩ Chinh lại tất bật quay ra nhận điện thoại: “Chuyển xuống nhưng phải chuyển bệnh an toàn, oxy phải tốt mới được. Hiện tại bây giờ mình đang xếp giường, dưới này không còn giường nữa…”.
Sau cuộc điện thoại vội, bác sĩ Chinh lại tiếp tục đến thăm khám cho các bệnh nhân khác. Họ tất bật trên từng bước chân trong mỗi cuộc trao đổi.
“Anh em ở đây ngoài điều trị bệnh nặng còn làm ca ECMO ở các bệnh viện khác. So với lần đi chi viện tại Đà Nẵng trước đây, cường độ lần này dữ dội hơn rất nhiều. Một bác sĩ khám trung bình khoảng 6 bệnh nhân. Lượng bệnh nặng chuyển về đây rất nhiều, tôi chỉ lo sợ bỏ sót bệnh nhân”, bác sĩ Chinh bộc bạch.
Khu hồi sức: Ngày đêm chiến đấu trên lằn ranh sinh tử ảnh 5
Khu hồi sức: Ngày đêm chiến đấu trên lằn ranh sinh tử ảnh 6
“Tình hình này khá tốt, chiều nay có thể rút máy thở, cho thở oxy dòng cao, bệnh nhân này còn trẻ, mới 28 tuổi...”, bác sĩ Trần Thanh Linh, Phó Khoa Hồi sức Cấp cứu (ICU), Bệnh viện Chợ Rẫy, kiêm Phó Giám đốc Bệnh viện Hồi sức COVID-19 dặn dò đồng nghiệp.
Hằng ngày, bác sĩ Linh phải liên tục di chuyển giữa các phòng bệnh, kiểm tra tình trạng bệnh nhân, yêu cầu y bác sĩ bổ sung, thay đổi phương thức điều trị linh hoạt.
“Còn đây là sản phụ mang song thai 25 tuần, bệnh nhân mới 30 tuổi, 4 ngày trước được báo động đỏ từ Bệnh viện Trưng Vương, song thai vẫn ổn. Sau khi chạy ECMO, sản phụ bước đầu ổn định, nhưng vẫn còn đang trong tình trạng nặng. Lo lắng lớn nhất của chúng tôi là bệnh nhân này phải dùng thuốc trong quá trình điều trị, điều này có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Và chúng tôi phải nghĩ đến việc chấp nhận cứu được mẹ thì thai nhi sẽ bị ảnh hưởng”, bác sĩ Linh nói.
Khu hồi sức: Ngày đêm chiến đấu trên lằn ranh sinh tử ảnh 7
Vừa dứt lời, bác sĩ Linh nhanh tay kéo tấm chăn và đắp cẩn thận che lại chiếc bụng bầu cho sản phụ, anh tiếp tục di chuyển qua phòng chạy ECMO số 16. Đây là bệnh nhân nam 29 tuổi, mắc COVID-19 trên nền bệnh béo phì với 110kg, được tiếp nhận từ bệnh diện dã chiến Củ Chi vào ngày 23-7.
“Những bệnh nhân mắc COVID, trên nền bệnh béo phì thông thường rất nặng. Khi bệnh nhân đến với mình gần như trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở. Do thể trạng bệnh nhân béo phì nên khó can thiệp các kỹ thuật trong quá trình điều trị, bệnh diễn biến phức tạp, nguy cơ tổn thương rất nặng, đồng thời còn khó khăn trong việc chăm sóc, xoay trở. Sau khi thực hiện ECMO thì huyết áp của bệnh nhân đã ổn định, tình trạng oxy máu cũng đã cải thiện, tuy nhiên con đường phía trước cũng còn nhiều khó khăn”, bác sĩ Linh tâm sự.
Theo bác sĩ Linh, trên 400 bệnh nhận được chuyển vào đây hầu hết đều trong tình trạng ngưng hô hấp, tuần hoàn; có trường hợp đến phải đặt nội khí quản ngay, thở máy, làm ECMO cấp cứu, tạo sức ép rất lớn trong đội ngũ y tế.
Bên ngoài, xe cấp cứu ra vào liên tục. Một ca mới được chuyển vào, bệnh nhân là một cụ già, đang vật vờ ngớp từng chút oxy từ màn chụp. Các y bác sĩ đặt nội khí quản cho bệnh nhân, thủ thuật giúp duy trì đường thở thông thoáng và thông khí nhân tạo xâm nhập. Đây là công việc hết sức nguy hiểm vì bệnh nhân dễ sặc, ho dẫn đến phát tán virus. Một lát sau bệnh nhân đã hồi sinh, lấy lại được nhịp thở. “Giỏi lắm bác ơi”, một bác sĩ vui mừng thốt lên.
Hiện bệnh viện có tổng 4 ca chạy ECMO. Ca nhẹ chuyển ra, ca nặng tiếp tục chuyển vào. Đa phần bệnh nhân đều đã mất liên lạc với người nhà. Hành trang đi theo từ lúc họ đi cách ly điều trị đến khi bệnh chuyển biến nặng và chuyển đến đây chỉ vỏn vẹn vài bộ đồ, nhiều hơn thì được cái gối, cái mền.
“Dự kiến có khoảng 100 giường bệnh giành cho bệnh nhân nguy kịch, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, bệnh viện thu dung từ các nơi đã lên đến 120 bệnh nhân nặng, nguy kịch. Trên các lầu trại chúng tôi triển khai gần như đã kín hết”, bác sĩ Linh nói.
Khu hồi sức: Ngày đêm chiến đấu trên lằn ranh sinh tử ảnh 10
Khoảnh khắc hiếm hoi khi chúng tôi bắt gặp hình ảnh “bác sĩ 91” Trần Thanh Linh không mặc áo bảo hộ. Thay vào đó, anh mặc chiếc áo thun, quần short giản dị, ngồi trong một góc nhỏ với ly mì tôm còn dang dở, mắt vẫn dõi vào điện thoại vì có ca bệnh cần xử lý.
Lượng bệnh nhân chuyển đến ngày càng nhiều, các y bác sĩ lúc nào cũng tất bật lao vào công việc. Đối với họ, một ngày nghỉ trọn vẹn là điều xa xỉ.
Có những lúc, những tin nhắn động viên của người thân trong gia đình tôi cũng không có thời gian trả lời. Có những đêm chúng tôi vào đây ráng giải phóng bệnh lên các lầu trại để nhường chỗ cho những bệnh nhân mới đang phải xếp hàng đợi. Nó không cho mình thời gian để nghĩ đến những chuyện khác”, bác sĩ Linh trải lòng.
Lại có những đêm anh cùng đồng nghiệp đi cấp cứu, làm ECMO tại cơ sở, nhìn thấy Sài Gòn lặng ngắt mà đau lòng.
“Thực sự mọi người rất mệt mỏi. Có những đuối sức nhưng anh em không cho phép mình dừng lại, không cho phép bỏ cuộc. Anh em động viên nhau còn bệnh nhân, còn những ca nặng thì mọi người cùng nắm tay, cùng nhau vì người bệnh. Ráng làm sao có thể cứu được nhiều bệnh nhân nhất”, bác sĩ Linh nói.
Khu hồi sức: Ngày đêm chiến đấu trên lằn ranh sinh tử ảnh 14
Ngồi nép bên hành lang của bệnh viện để nghỉ sức, một điều dưỡng vẫn không quên hướng mắt về phía bệnh nhân bên trong phòng hồi sức.
Khu hồi sức: Ngày đêm chiến đấu trên lằn ranh sinh tử ảnh 15
Khu hồi sức: Ngày đêm chiến đấu trên lằn ranh sinh tử ảnh 16
“Do đặc thù công việc và nguồn nhân lực có hạn, hiện các bác sĩ làm cả công việc của điều dưỡng, điều dưỡng làm cả công việc của hộ lý, tất cả không có khái niệm người nào nhiệm vụ nào, người nào rảnh tay, có thể phụ công việc của người khác thì làm ngay”, điều dưỡng Thư (Bệnh viện chợ Rẫy) chia sẻ.
Tan ca, những phần cơm được tiếp tế cũng đã nguội. Bữa ăn vội của bác sĩ Chinh ngoài cơm hộp, anh còn bóc thêm một gói mì tôm để ăn sống cho lạ miệng. Những đồng nghiệp khác thì đun nước sôi chế mì tôm để được húp miếng “canh” nóng. Nhiều người trong số họ có người thức trắng mấy đêm liền để chăm sóc bệnh nhân.
Khu hồi sức: Ngày đêm chiến đấu trên lằn ranh sinh tử ảnh 17
Khu hồi sức: Ngày đêm chiến đấu trên lằn ranh sinh tử ảnh 18
Khu hồi sức: Ngày đêm chiến đấu trên lằn ranh sinh tử ảnh 19
Khu hồi sức: Ngày đêm chiến đấu trên lằn ranh sinh tử ảnh 20
Khu hồi sức: Ngày đêm chiến đấu trên lằn ranh sinh tử ảnh 21
Hơn 10 ngày ở tâm dịch, kỹ thuật viên xét nghiệm Nguyễn Đình Hoàng ngày đêm ở phòng Lab dốc sức mình cho từng mẫu xét nghiệm. Ít ai biết, anh và vợ chỉ mới đăng ký kết hôn được 10 ngày.Gác lại hạnh phúc riêng, anh xung phong vào TP.HCM chống dịch.
Anh Nguyễn Đình Hoàng (34 tuổi) là một trong 55 nhân viên y tế của tỉnh Phú Thọ tình nguyện vào TP.HCM chi viện. Anh cùng đồng nghiệp nhận nhiệm vụ tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 (BV Ung bướu cơ sở 2, TP Thủ Đức) - nơi tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch.
Khu hồi sức: Ngày đêm chiến đấu trên lằn ranh sinh tử ảnh 22
Gặp anh Hoàng vào buổi chiều sau giờ ra ca, anh đang tranh thủ gọi điện thoại về nhà.“Ở đây anh ổn… vợ ở nhà nhớ giữ sức khỏe”, anh Hoàng nhắn nhủ với vợ.
Anh Hoàng cho hay, anh là kỹ thuật viên Khoa Xét nghiệm của BV Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ. Trong 55 nhân viên y tế của tỉnh Phú Thọ chi viện vào TP.HCM thì BV Hùng Vương có 3 người, gồm 1 bác sĩ hồi sức, 1 điều dưỡng và anh, còn lại là 52 nhân sự của Sở Y tế.
Những ngày đầu đợt dịch bệnh thứ 4 bùng phát ở một số tỉnh thành, anh và nhiều đồng nghiệp đã xung phong chi viện ở Bắc Giang nhưng lại lỗi hẹn vì thời điểm đó ngành y tế Bắc Giang cần nhiều điều dưỡng. Anh nhường suất lại cho các đồng nghiệp điều dưỡng lên đường.Ngay khi dịch bùng phát mạnh tại TP.HCM, anh quyết tâm không để mình đứng ngoài cuộc, tiếp tục đăng ký tham gia.
Ngày nhận thông báo vào chi viện cho TP.HCM, anh Hoàng và vợ chỉ vừa đăng kí kết hôn được 10 ngày.
Khu hồi sức: Ngày đêm chiến đấu trên lằn ranh sinh tử ảnh 23
Cũng giống như anh Hoàng, bác sĩ Lực (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện chợ Rẫy) theo đơn vị viện trợ cho Bệnh viện Hồi sức COVID-19. Chỉ vài ngày trước khi đi chi viện, anh và bạn gái còn quyến luyến, nhắc nhở nhau bảo trọng sức khỏe. Vậy mà vài tiếng trước khi lên xe, bạn gái anh là bác sĩ Thư được tin báo điều động bổ sung do có 1 bác sĩ tham gia vị trí đó bị cách ly tại nhà.
“Tôi nghe bạn gái báo điện thoại xong thì lo lắm, chấp nhận mình có gì xảy ra hổng sao nhưng lo cho bạn gái. Nhưng mà tình hình hiện tại thì giống như chiến trường, nên mỗi chiến sĩ áo trắng khi nhận "mệnh lệnh từ trái tim" là xung phong ra trận thôi à chị. Giờ bạn gái tham gia chiến đấu cùng em dưới khu Hồi sức ICU 2A - khu bệnh nặng hồi sức tích cực của Bệnh viện Hồi sức COVID -19", bác sĩ Lực chia sẻ.
Với đội ngũ nhân viên y tế, khi bước vào cuộc chiến khốc liệt này, ai cũng có những câu chuyện tình hết sức đời thường. Gác lại những trăn trở, lo âu, họ đặt nhiệm vụ cứu chữa cho người bệnh lên mục tiêu hàng đầu.
Khu hồi sức: Ngày đêm chiến đấu trên lằn ranh sinh tử ảnh 24
Khu hồi sức: Ngày đêm chiến đấu trên lằn ranh sinh tử ảnh 25
Khu hồi sức: Ngày đêm chiến đấu trên lằn ranh sinh tử ảnh 26

Đọc thêm