20 câu điểm liệt khi thi bằng lái xe A1 bạn cần biết

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(PLO)- Trong kỳ thi sát hạch bằng lái xe A1, nếu bạn làm sai câu hỏi điểm liệt sẽ coi như là thi rớt mặc dù các đáp án khác đúng hoàn toàn.

Bằng lái xe là gì?

Bằng lái xe (hay còn được gọi là giấy phép lái xe - GPLX), một loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho phép cá nhân được lái xe cơ giới trên đường.

Bằng lái xe có vai trò quan trọng trong việc chứng minh năng lực và trình độ của người lái xe, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông và là cơ sở để xử lý vi phạm giao thông.

Tại Việt Nam, bằng lái xe được phân thành nhiều hạng khác nhau, mỗi hạng cho phép lái một số loại xe nhất định. Đơn cử như bằng lái xe hạng A, B, C, D, E, F…

Cách hạn chế bị rớt khi thi bằng lái xe máy A1 và ô tô. Ảnh: TIỂU MINH
Cách hạn chế bị rớt khi thi bằng lái xe máy A1 và ô tô. Ảnh: TIỂU MINH

20 câu điểm liệt khi thi bằng lái xe máy

Tổng cục Đường bộ (Bộ Giao thông Vận tải) vừa ban hành 200 câu hỏi lý thuyết thi bằng lái xe máy mới, thay thế cho bộ 150 câu hỏi trước đó. Trong bộ câu hỏi mới có 20 câu được xếp vào nhóm điểm liệt, tức là nếu bạn làm sai một câu trong nhóm này thì sẽ coi như rớt phần thi lý thuyết, bất kể các câu khác làm đúng.

Do đó để hạn chế bị rớt khi thi bằng lái xe máy, bạn hãy ôn tập và làm thật kỹ 20 câu điểm liệt dưới đây (đáp án đúng sẽ được in đậm).

Câu 1: Cuộc đua xe chỉ được thực hiện khi nào?

A. Diễn ra trên đường phố không có người qua lại

B. Được người dân ủng hộ

C. Được cơ quan có thẩm quyền cấp phép

Câu 2: Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy có bị nghiêm cấm hay không?

A. Bị nghiêm cấm

B. Không bị nghiêm cấm

C. Không bị nghiêm cấm, nếu có chất ma túy ở mức nhẹ, có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông

Câu 3: Sử dụng rượu bia khi lái xe, nếu bị phát hiện thì bị xử lý như thế nào?

A. Chỉ bị nhắc nhở

B. Bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị xử lý hình sự tùy theo mức độ vi phạm

C. Không bị xử lý hình sự

Câu 4: Theo Luật phòng chống tác hại của rượu, bia, đối tượng nào dưới đây bị cấm sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông?

A. Người điều khiển: Xe ô tô, xe mô tô, xe đạp, xe gắn máy

B. Người ngồi phía sau người điều khiển xe cơ giới, người đi bộ

C. Cả ý 1 và ý 2

Câu 5: Hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu có bị nghiêm cấm hay không?

A. Bị nghiêm cấm tùy từng trường hợp

B. Không bị nghiêm cấm

C. Bị nghiêm cấm

Câu 6: Ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, đường cao tốc, đường hẹp, đường dốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có được quay đầu xe hay không?

A. Được phép

B. Không được phép

C. Tùy từng trường hợp

Câu 7: Người điều khiển xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy có được phép sử dụng xe để kéo hoặc đẩy các phương tiện khác khi tham gia giao thông không?

A. Được phép

B. Nếu phương tiện được kéo, đẩy có khối lượng nhỏ hơn phương tiện của mình

C. Tùy trường hợp

D. Không được phép

Câu 8: Khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, những hành vi buông cả hai tay; sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác; sử dụng chân chống của xe quệt xuống đường khi xe đang chạy có được phép hay không?

A. Được phép

B. Tuỳ trường hợp

C. Không được phép

Câu 9: Khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, những hành vi nào không được phép?

A. Buông cả hai tay; sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác; sử dụng chân chống của xe quệt xuống đường khi xe đang chạy

B. Buông một tay; sử dụng xe để chở người hoặc hàng hóa; để chân chạm xuống đất khi khởi hành

C. Đội mũ bảo hiểm; chạy xe đúng tốc độ quy định và chấp hành đúng quy tắc giao thông đường bộ

D. Chở người ngồi sau dưới 16 tuổi

Câu 10: Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được mang, vác vật cồng kềnh hay không?

A. Được mang, vác, tùy trường hợp cụ thể

B. Không được mang, vác

C. Được mang, vác nhưng phải đảm bảo an toàn

D. Được mang vác tùy theo sức khỏe của bản thân

Câu 11: Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác không?

A. Được phép

B. Được bám trong trường hợp phương tiện của mình bị hỏng

C. Được kéo, đẩy trong trường hợp phương tiện khác bị hỏng

D. Không được phép

Câu 12: Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được sử dụng ô khi trời mưa hay không?

A. Được sử dụng

B. Chỉ người ngồi sau được sử dụng

C. Không được sử dụng

D. Được sử dụng nếu không có áo mưa

Câu 13: Khi đang lên dốc người ngồi trên xe mô tô có được phép kéo theo người đang điều khiển xe đạp hay không?

A. Chỉ được phép nếu cả hai đội mũ bảo hiểm

B. Không được phép

C. Chỉ được phép thực hiện trên đường thật vắng

D. Chỉ được phép khi người đi xe đạp đã quá mệt

Câu 14: Hành vi sử dụng xe mô tô để kéo, đẩy xe mô tô khác bị hết xăng đến trạm mua xăng có được phép hay không?

A. Chỉ được kéo nếu đã nhìn thấy trạm xăng

B. Chỉ được thực hiện trên đường vắng phương tiện cùng tham gia giao thông

C. Không được phép

Câu 15: Hành vi vận chuyển đồ vật cồng kềnh bằng xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được phép hay không?

A. Không được vận chuyển

B. Chỉ được vận chuyển khi đã chằng buộc cẩn thận

C. Chỉ được vận chuyển vật cồng kềnh trên xe máy nếu khoảng cách về nhà ngắn hơn 2 km

Câu 16: Người ngồi trên xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách khi nào?

A. Khi tham gia giao thông đường bộ

B. Chỉ khi đi trên đường chuyên dùng; đường cao tốc

C. Khi tham gia giao thông trên đường tỉnh lộ hoặc quốc lộ

Câu 17: Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy có được đi xe dàn hàng ngang; đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) hay không?

A. Được phép nhưng phải đảm bảo an toàn

B. Không được phép

C. Được phép tùy từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể

Câu 18: Người lái xe phải xử lý như thế nào khi quan sát phía trước thấy người đi bộ đang sang đường tại nơi có vạch đường dành cho người đi bộ để đảm bảo an toàn?

A. Giảm tốc độ, đi từ từ để vượt qua trước người đi bộ

B. Giảm tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trước vạch dừng xe để nhường đường cho người đi bộ qua đường

C. Tăng tốc độ để vượt qua trước người đi bộ

Câu 19: Khi điều khiển xe mô tô tay ga xuống đường dốc dài, độ dốc cao, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào dưới đây để đảm bảo an toàn?

A. Giữ tay ga ở mức độ phù hợp, sử dụng phanh trước và phanh sau để giảm tốc độ

B. Nhả hết tay ga, tắt động cơ, sử dụng phanh trước và phanh sau để giảm tốc độ

C. Sử dụng phanh trước để giảm tốc độ kết hợp với tắt chìa khóa điện của xe

Câu 20: Khi đang lái xe mô tô và ô tô, nếu có nhu cầu sử dụng điện thoại để nhắn tin hoặc gọi điện, người lái xe phải thực hiện như thế nào trong các tình huống nêu dưới đây?

A. Giảm tốc độ để đảm bảo an toàn với xe phía trước và sử dụng điện thoại để liên lạc

B. Giảm tốc độ để dừng xe ở nơi cho phép dừng xe sau đó sử dụng điện thoại để liên lạc

C. Tăng tốc độ để cách xa xe phía sau và sử dụng điện thoại để liên lạc.

Làm thế nào để hạn chế bị rớt khi thi giấy phép lái xe?

Theo thông tin từ Sở GTVT TP.HCM, chỉ tính riêng từ đầu năm 2023 đến nay đã có gần 120.000 trường hợp bị rớt khi thi giấy phép lái xe, chủ yếu liên quan đến phần thi lái xe mô phỏng. Đây là phần mềm mô phỏng lại các tình huống thường gặp khi tham gia giao thông. Từ đó, người điều khiển xe có thể hiểu và biết cách xử lý tình huống thực tế, tránh các va chạm đáng tiếc có thể xảy ra.

Trước đó không lâu, Kỷ Nguyên Số cũng đã có bài viết hướng dẫn bạn đọc cách ôn thi GPLX để tránh bị rớt phần thi mô phỏng.

Đọc thêm