Tiêm văcxin Quinvaxem cho trẻ tại TP Đà Lạt - Ảnh: Mai Vinh
Trong khi đây là đơn vị được ngành y tế tỉnh Lâm Đồng đánh giá là chuẩn bị kỹ càng, cẩn trọng nhất do có tiền lệ hai ca tử vong vào cuối năm 2012 và đầu năm 2013.
Đã khám sàng lọc kỹ
Tại Đà Lạt có đến sáu ca phản ứng nặng phải nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng; 11 huyện, thành phố còn lại của Lâm Đồng là chín ca. Về phản ứng sau tiêm, đội y tế dự phòng Trung tâm Y tế TP Đà Lạt ghi nhận từ phụ huynh thì có 203 ca có phản ứng (tổng số trẻ được tiêm 1.627). Ghi nhận của Sở Y tế Lâm Đồng cho thấy tại các địa bàn khác có 310 ca phản ứng nhẹ sau tiêm văcxin Quinvaxem.
Đà Lạt có độ cao 1.500-1.600m so với mực nước biển. So với 11 huyện và thành phố tại Lâm Đồng, |
Bác sĩ Lê Văn Khôi, trưởng Trạm y tế Tà Nung (TP Đà Lạt) - nơi có ba trẻ phản ứng nặng phải nhập viện điều trị hơn một ngày, cho biết trước khi tiêm trẻ đều được khám sàng lọc. Thông tin ghi nhận tại trạm đều cho thấy các bé có sức khỏe ổn định, không có tiền sử bệnh tật. Bà Phạm Thị Bạch Yến, giám đốc Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng, cho biết hiện tượng trên đã được Sở Y tế Lâm Đồng giao các bộ phận chuyên môn kiểm tra. “Cơ địa của trẻ em vùng cao cũng cần được quan tâm, song hiện vẫn chưa có đánh giá, nghiên cứu cụ thể cấp quốc gia về vấn đề này” - bà Yến nói.
Văcxin ít dị ứng hơn: khó do thiếu kinh phí!
Ngày 18-11, ông Trần Đắc Phu - cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - cho hay đến nay đã có 53 địa phương triển khai tiêm ngừa Quinvaxem trở lại, khoảng 300.000 trẻ được tiêm. Tỉ lệ phản ứng sau tiêm theo dõi tại một địa phương tiêu biểu là Hà Nội có sốt 0,18%/số trẻ được tiêm là 47.000 trẻ, tím tái 0,03%, co giật 0,02%, nổi ban đỏ 0,01%... Trả lời về việc nhiều ý kiến liên quan đến văcxin Quinvaxem có tỉ lệ phản ứng sau tiêm cao, ông Nguyễn Trần Hiển - chủ nhiệm Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia - cho biết nếu phản ứng sau tiêm cao quá giới hạn của Tổ chức Y tế thế giới thì sẽ cho dừng sử dụng văcxin ngay. Tuy nhiên, các con số hiện cho thấy tỉ lệ phản ứng phụ sau tiêm Quinvaxem ở VN trong ngưỡng cho phép!
Cũng theo ông Hiển, phương án dùng văcxin tương tự Quinvaxem nhưng có thành phần ho gà vô bào ít dị ứng hơn từng được tính đến, tuy nhiên khó khăn lớn nhất là kinh phí. Do nếu dùng văcxin 5 trong 1 có thành phần ho gà vô bào thì riêng chi phí văcxin này là 730 tỉ đồng, gấp nhiều lần tổng chi từ ngân sách nhà nước cho toàn bộ chương trình tiêm chủng mở rộng (năm 2013 là 240 tỉ đồng).
Ông Hiển nói thêm dự kiến kinh phí cho tiêm chủng mở rộng năm 2014 bị cắt giảm mạnh, còn khoảng 144 tỉ đồng, nên nhiều loại văcxin có thể bị ngừng. Ngoài ra, vì thiếu kinh phí nên chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ không đủ tiền để bảo dưỡng dây chuyền lạnh bảo quản văcxin và hỗ trợ vận chuyển văcxin.
Theo M.VINH - L.ANH (TTO)