Lịch xét giáo sư, phó giáo sư năm 2022

(PLO)- Cuối tháng 10, Hội đồng Giáo sư Nhà nước họp xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2022.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hội đồng Giáo sư Nhà nước (HĐGSNN) vừa công bố lịch xét giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) năm 2022. Theo đó, ngày 6-5 là hạn cuối cùng ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2022 tại cơ sở giáo dục đại học.

Ngày 20-5 là hạn cuối cùng các HĐGS cơ sở gửi hồ sơ và quyết định thành lập HĐGS cơ sở, kết quả bầu chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký HĐ, danh sách ứng viên đăng ký và lịch xét của HĐ về văn phòng HĐGSNN.

Ngày 27-5, Văn phòng HĐGSNN tập hợp danh sách các HĐGS cơ sở và thông báo trên trang thông tin điện tử của HĐGSNN.

Ngày 1 đến15 - 6, tập huấn công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.

Ngày 30-6, hạn cuối cùng ứng viên nộp hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2022 tại HĐGS cơ sở; Hạn cuối cùng ứng viên gửi bản đăng ký xét đạt tiêu chuẩn chức danh lên trang thông tin điện tử của HĐGSNN.

Ngày 1 đến 25-7, các HĐGS cơ sở xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2022.

Ngày 15-8, hạn cuối cùng các HĐGS cơ sở nộp cho văn phòng HĐGSNN báo cáo kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2022 (gồm hồ sơ, tài liệu xét của hội đồng và hồ sơ của ứng viên,... theo quy định).

Ngày 5 - 9, hạn cuối cùng văn phòng HĐGSNN bàn giao hồ sơ ứng viên cho các HĐGS ngành, liên ngành

Ngày 12 đến 30 - 9, HĐGS ngành, liên ngành. Các HĐGS ngành, liên ngành xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2022.

Ngày 17- 10, hạn cuối cùng các HĐGS ngành, liên ngành nộp cho văn phòng HĐGSNN báo cáo kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2022 (gồm các Hồ sơ, tài liệu xét của Hội đồng và Hồ sơ của ứng viên,... theo quy định).

Ngày 25 đến 30-10 HĐGSNN họp xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2022.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Kiểm tra miệng: Quan trọng phương pháp thực hiện!

Kiểm tra miệng: Quan trọng phương pháp thực hiện!

Quan trọng không phải là có kiểm tra miệng hay không mà mấu chốt ở chỗ giáo viên sử dụng hình thức/phương pháp kiểm tra ra sao. Áp lực vừa phải, áp lực đúng tâm sinh lý độ tuổi, áp lực nhưng không tiêu cực, chèn ép… thì vẫn ổn, đâu có sao.

Kiểm tra bài cũ, không thiếu cách mới!

Kiểm tra bài cũ, không thiếu cách mới!

 (PLO)- Kiểm tra học sinh suốt buổi học bằng nhiều hình thức sinh động như vẽ tranh, viết thư, kể chuyện…là cách mà cô Vũ Thị Mừng đang áp dụng thay vì kiểm tra bài cũ đầu giờ.

Tự chủ đại học bị “trói buộc” nhiều thứ

Tự chủ đại học bị “trói buộc” nhiều thứ

(PLO)- PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật cho biết việc thực hiện tự chủ đại học trong thời gian vừa qua không hẳn suôn sẻ bởi các trường phải đối mặt với bất cập nhất là cơ chế và khung pháp lý.

Nỗi oan mang tên "trả bài cũ"

Nỗi oan mang tên "trả bài cũ"

(PLO)- Mới đây, trong chỉ đạo chuyên môn đầu năm học, sở GD -ĐT Thành phố Hồ Chí Minh đã lưu ý giáo viên hạn chế áp dụng kiểm tra miệng đầu giờ học. Thông tin này khiến dư luận xã hội dậy lên một cuộc tranh luận sôi nổi với nhiều ý kiến trái chiều.