Tàu sân bay lớp Essex của Mỹ
Sau khi trải nghiệm tàu sấn bay lớp Lexington và Yorktown, Hải quân Mỹ nhận ra rằng, họ cần những tàu sân bay cỡ lớn, nhanh mới có thể chi phối Thái Bình Dương và duy trì ảnh hưởng trên Đại Tây Dương.
Kết quả là một bước tiến cách mạng với sự xuất hiện của tàu sân bay lớp Essex. Với độ giãn nước 28.000 tấn, Essex khi đó có thể triển khai đội quân hùng hậu gồm 9 tàu sân bay.
USS Essex đầu tiên được biên chế năm 1942, 6 chiếc tiếp theo ra mắt năm 1943. Lớp tàu này trở thành xương sống sức mạnh tấn công khu vực Thái Bình Dương do Nhật Bản kiểm soát từ năm 1943-1945, nhân tố quyết định thắng lợi trên biển Philippin và Vịnh Leyte chống lại Hải quân Nhật hoàng.
Tổng cộng Mỹ đã sở hữu 24 tàu lớp Essex. 8 chiếc khác đã bị dừng đóng. Mặc dù bị hư hại nặng nề trước những đợt tấn công cảm tử của quân Nhật nhưng không chiếc nào bị bắt giữ. Sau chiến tranh, hầu hết số tàu Essex tiếp tục là những tàu chiến hàng đầu, được cải tiến theo yêu cầu nhiệm vụ, trong đó một số trở thành tàu tấn công, tàu chống ngầm.
Năm 1972, Hải quân Mỹ mới cho nghỉ hưu tàu lớp Essex, do chi phí bảo trì, và boong tàu không còn đủ sức phục vụ các máy bay hiện đại. Chiếc Essex cuối cùng là USS Lexington, có vai trò tàu huấn luyện tới năm 1991.
Tàu chiến lớp Queen Elizabeth của Anh
Những chiếc Queen Elizabeth là bước tiến cách mạng trong giai đoạn phát triển công nghệ đóng tàu chiến. Với độ giãn nước lớn hơn tới 4.000 tấn sô với nhưng “tiền bối”, 5 chiếc tàu chiến Queen Elizabeth có thể mang 8 súng 15 mm, cỡ súng lớn nhất thời đó. Chúng có tốc độ nhanh hơn 2-3 hải lý/h so với các đối thủ nước ngoài nhờ những nồi dầu cháy.
Tàu chiến Queen Elizabeth có vai trò quyết định sức mạnh Hải quân Anh trong hai cuộc thế chiến với tổng thời gian phục vụ 30 năm nhờ tốc độ và đô linh hoạt trong thiết kế. Sau khi được hiện đại hóa, 3 trong số 5 chiếc tham gia Thế chiến thứ II.
4 chiếc Queen Elizabeth tham gia Hạm đội chiến đấu số 5 đã gây thiệt hai nặng nề cho tàu Đức. Trong Thế chiến thứ II, chúng tham gia chiến dịch Na Uy, chiến đấu trên biển Địa Trung Hải, Normandy và Thái Bình Dương, trong đó, chỉ 1 chiếc là HMS Barham bị bắt giữ.
Tàu ngầm lớp U-31 của Đức
Trước Thế chiến thứ I, tàu ngầm chưa thể hiện nhiều vai trò của mình. Chúng chỉ thể hiện vai trò thực sự trong vai trò “chống tàu buôn”. Trước khi bị Mỹ phản đối, Đức đã tiến hành nhiều cuộc tấn công đối với các tàu buôn của phe đồng minh. Năm 1917, sự xuất hiện của tàu ngầm lớp U-31 mang lại sức mạnh to lớn cho quân Đức.
Tàu ngầm U-31 lọt vào top 4 tàu ngầm đáng sợ nhất trong lịch sử. U-31 có tầm tấn công tốt, trang bị súng tấn công các tàu nhỏ và đạt tốc độ tốt trên bề mặt. Trước khi có Hải quân Anh có tàu hộ tống, những chiếc U-31 thực sự là nỗi khiếp sợ đối với bờ biển nước Anh.
Chiếc tàu lớp U-31 có tên U-35 đã đánh chìm 224 tàu, gồm cả tàu buôn và tàu chiến đối phương. 3 trong số 11 tàu U-31 sống sót sau thế chiến, gồm cả U-35.
Tàu khu trục lớp Kagero của Nhật Bản
Kagero là tàu chiến ấn tượng nhất trong số các tùa chiến của Hải quân Hoàng gia Nhật trên Thái Bình Dương năm 1941. Tập tủng vào phát triển ưu thế về tính năng, Nhật Bản đã phát triển những tàu khu trục có thể đánh chìm và tiêu diệt tàu đối phương.
Được trang bị 6 súng 5 mm trên hai tháp súng kép, 9 tàu Kagero có thể giành ưu thế so với các siêu tàu khu trục lớn nhât của Pháp thời đó. Tuy nhiên mối đe dọa thực sự từ tàu Kagero là thủy lôi 24 mm “Long Lance” (Type 93), có thể phóng xa xấp xỉ 40.000 mét và gây thiệt hại nặng nề cho đối phương. Kagero còn sở hữu hệ thống chống hạm và chông ngầm hiện đại thời bấy giờ.
Chiếc tàu Kagero duy nhất sống sót sau chiến tranh là Yukikaze, sau trở thành tàu chỉ huy thuôc Hải quân Công hòa Trung Hoa. Con tàu đã đưa Tưởng Giới Thạch tới Đài Loan trong những tháng cuối của cuộc nội chiến Trung Quốc. Yukikaze bị thải loại năm 1970.
Tàu tuần dương lớp Town của Anh
Theo Hiệp ước Hải quân Luân Đôn, các nước tham gia chỉ chế tạo các tàu lớp nhỏ. Mỹ và Nhật Bản dã đóng nhữ tàu tuần dương lớn “hạng nhẹ”, trang bị súng 15.6 mm. Anh sau đó đã phản ứng lại bằng 9 tàu lớp Town, chia làm 3 lớp nhỏ. Với độ giãn nước khoảng 12.000 tấn, Town được trang bị súng 12,6 mm, cùng các vũ khí chống máy bay và thủy lôi khác.
Tàu chiến Town tham gia chiến đấu gần trọn Thế chiến thứ II. Chúng săn tàu Đức, ngăn đe trên biển Nam Đại Tây Dương, hộ tống các tàu tới Malta trước sự bắn phá của Đức và Italia, đánh đuổi tàu chiến và máy bay Đức ra khỏi Na Ủy, hỗ trợ đổ bộ Normandy, tham gia lực lượng Anh tại Đông Nam Á… 3 chiếc bị đánh chìm ở Địa Trung Hải, 1 chiếc ở Bắc Cực.
Sau Thế chiến thứ II, những tàu chiến lớp Town tiếp tục phục vụ trong Hải quân Anh tại Hàn Quốc, Suez và Malaysia.
Theo The National Interest/TPO