Ngã tư Bốn Xã sẽ có cầu vượt bê tông, thay thế cầu vượt thép

(PLO)- Sở GTVT TP.HCM đề xuất với UBND TP.HCM giao nhiệm vụ lập, điều chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao ngã tư Bốn Xã.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Điểm giao của 6 con đường

Nút giao ngã tư Bốn Xã là điểm giao nhau của 6 tuyến đường: Bình Long, Thoại Ngọc Hầu, Hòa Bình, Phan Anh, Hương Lộ 2 và Lê Văn Quới.

ngã tư Bốn Xã
Ngã tư Bốn Xã - nơi giao nhau của 6 tuyến đường.

Chính vì là điểm giao cắt nhiều tuyến đường nên mật độ phương tiện lưu thông qua khu vực rất lớn, thường xuyên xảy ra kẹt xe, nhất là giờ các khung giờ cao điểm, là nỗi ám ảnh của người dân mỗi khi lưu thông qua đây. Nút giao này cũng là một trong 24 điểm đen về ùn tắc giao thông trên địa bàn TP.HCM.

nga-tu-bon-xa-14.jpg
Các phương tiện thường xuyên xung đột giữa giao lộ.
nga-tu-bon-xa-16.jpg

Theo ghi nhận của PLO chiều 12-7, lưu lượng người và xe qua lại tại nút giao thông này rất lớn, dẫn tới ùn tắc bủa vây khắp các tuyến đường kết nối với ngã tư Bốn Xã. Các phương tiện rẽ hướng lung tung, thường xuyên đối đầu nhau giữa giao lộ.

nga-tu-bon-xa-18.jpg
Khu vực có xe lưu thông đông đúc.
nga-tu-bon-xa-11.jpg

Đáng chú ý, tuyến đường kẹt xe nghiêm trọng nhất là đường Phan Anh - nơi có khu chợ tự phát tồn tại nhiều năm qua. Có thể nói, đường Phan Anh là tuyến đường nhỏ hẹp nhất trong 6 tuyến đường kết nối với ngã tư Bốn Xã. Dọc hai bên tuyến đường này người buôn bán tự phát bủa vây khiến khu vực luôn trong tình trạng quá tải.

nga-tu-bon-xa-12.jpg
Đường Phan Anh nhỏ hẹp, tồn tại chợ tự phát.

Ông Phước Thành, người dân sống trong khu vực cho biết: "Trừ ngày chủ nhật, còn lại hầu như ngày nào ở đây cũng kẹt xe. Sáng và chiều là kẹt nặng nhất, ngoài ra việc kẹt xe một phần do một số người dân buôn bán, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để họp chợ trên đường Phan Anh, đường Hương Lộ 2".

nga-tu-bon-xa-13.jpg
Đường Hòa Bình ùn ứ kéo dài.

Đi làm mỗi ngày qua đường Hương Lộ 2, chị Đinh Phương Anh (ngụ quận Bình Tân) cho biết: "Khoảng 6, 7 giờ sáng, Hương Lộ 2 ùn ứ hàng km do người họp chợ. Khu vực này đa số đều là công nhân thuê trọ, sinh sống nên mật độ phương tiện lưu thông rất đông. Người đi làm, đi chợ, đi học vào cùng thời điểm tạo nên cảnh hỗn loạn, ùn ứ nghiêm trọng.

Nhà tôi cách nơi làm việc 4km nhưng ngày nào cũng phải mất hơn 30 phút mới thoát khỏi ngã tư này để đến chỗ làm. Hy vọng cơ quan chức năng sớm có phương án khơi thông cho điểm kẹt xe này để đường sá thông thoáng”.

Cấp bách làm cầu vượt "giải cứu" ngã tư Bốn Xã

Trước thực trạng đó, Sở GTVT TP.HCM vừa đề xuất UBND TP.HCM giao nhiệm vụ lập, điều chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao Bốn Xã.

Theo Sở GTVT, trước đó vào tháng 4-2016, dự án này đã được HĐND TP.HCM thông qua quyết định chủ trương đầu tư và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM làm chủ đầu tư.

Theo đó dự án được duyệt với quy mô đầu tư cầu vượt thép 2 chiều theo hướng Thoại Ngọc Hầu - Hương Lộ 2, chiều dài 280m, chiều rộng 9m. Tổng mức đầu tư 1.860 tỷ đồng bằng ngân sách TP. Tuy nhiên đến nay dự án chưa được triển khai do chưa được bố trí vốn.

nga-tu-bon-xa-15.jpg
Khu vực này sẽ được xây cầu vượt bê tông.

"Hiện nay, với mật độ các phương tiện lưu thông qua nút giao là rất Iớn và tiếp tục gia tăng, tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra, nhất là vào các khung giờ cao điểm. Với các giải pháp tổ chức giao thông đã thực hiện, tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực nút giao ngã tư Bốn Xã cũng như các tuyến đường lân cận chưa thể giải quyết căn cơ.

Do đó, việc đầu tư xây dựng dự án cầu vượt tại ngã tư Bốn Xã là rất cần thiết và cấp bách để đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông và phát huy hiệu quả đầu tư các dự án trong khu vực" - Sở GTVT nhấn mạnh.

nga-tu-bon-xa-2.jpg
Phối cảnh cầu vượt ngã tư Bốn Xã. Ảnh: Sở GTVT

Do dự án được phê duyệt đã lâu nhưng không triển khai thực hiện nên đến nay việc xây dựng cầu vượt thép không còn phù hợp nên Sở GTVT đề xuất điều chỉnh quy mô đầu tư dự án xây dựng nút giao khác mức hoàn chỉnh.

Theo đó, Sở GTVT đề xuất sẽ xây dựng cầu vượt bằng bê tông thay vì cầu sắt như ban đầu. Cầu vượt dự kiến được xây dựng theo hướng đường Lê Văn Quới - Hòa Bình, lưu thông 2 chiều với chiều dài 280m, chiều rộng cầu 12m.

nga-tu-bon-xa.jpg

Phương án đầu tư cả cầu vượt và nút giao thông, bao gồm cả giải phóng mặt bằng với tổng mức đầu tư dự kiến là hơn 2.383 tỷ đồng, trong đó riêng giải phóng mặt bằng là gần 2.100 tỷ đồng. Lý do điều chỉnh để phù hợp với quy mô đầu tư điều chỉnh và cập nhật khối lượng, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Thời gian thực hiện cũng sẽ được điều chỉnh từ 2016 - 2019 thành 2016-2027.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm