Giới truyền thông Nga trích dẫn lại lời của ông Mikhail Ulyanov,Tổng giám đốc của bộ phận chuyên trách về vấn đề không phổ biến và kiểm soát vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga cho hay: “Chúng tôi đã cân nhắc các ưu lẫn khuyết điểm và quyết định rằng việc tham gia là không cần thiết”.
Nhà ngoại giao khẳng định xét về mặt bằng chung, bản văn kiện vẫn còn yếu kém và đặt ra gánh nặng khá lớn cho các nước. Bên cạnh đó, Hội nghị của các Quốc gia thành viên có khả năng sẽ sửa đổi hiệp ước trong tuong lai.
Ông Ulyanov nghi ngờ rằng Hội nghị sẽ chẳng thể đi tới đâu khi muốn thực thi các điều khoản liên quan đến hệ thống kiểm soát xuất khẩu quốc gia. Một trong những lý do mà ông đưa ra chính là “các nước đang phát triển đang phải chịu sức ép thành lập các hệ thống kiểm soát này.”
Mẫu súng phóng lựu GM-94 của Nga (Ảnh: Sputnik News)
Mối lo ngại chính của Nga trong ATT chính là các nhà phát triển văn kiện này từ chối thêm vào các điều khoản cung cấp vũ khí cho các chủ thể phi quốc gia và tổ chức không sở hữu quyền lực chính thức.
“Mặc dù đã có nhiều quốc gia lên tiếng, ATT vẫn chưa nghiêm cấm các hành động cung cấp vũ khí cho các thực thể phi quốc gia. Đây chính là lỗ hỏng gây ảnh ưởng đến tính hiệu quả của việc thực thi Hiệp ước Buôn bán Vũ khí”, Đặc phái viên Nga tại Liên Hiệp Quốc Vitaly Churkin phát biểu.
ATT là một hiệp ước quốc tế quy định các hoạt động buôn bán quốc tế về lĩnh vực trao đổi vũ khí thông thường từ hạng nhẹ tới xe tăng, chiến đấu cơ hay chiến hạm. ATT có hiệu lực từ tháng 12 năm ngoái. Đến nay, 130 quốc gia đã ký tên và 67 nước khác chính thức thông qua thỏa thuận.