Ngân hàng Nhà nước lại cho doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tệ

Theo Thông tư số 07/2016/TT-NHNN sửa đổi thì từ ngày 1-6, DN xuất khẩu sẽ được vay ngoại tệ. Cụ thể, DN sẽ được vay vốn ngắn hạn bằng ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu khi có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay.
Như vậy, DN sau khi xuất khẩu đi thu USD về thì phải bán số ngoại tệ vay đó cho ngân hàng. Nhưng khi cần thì được vay USD bán ra lấy VND để phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM, cho biết thông tư này để hỗ trợ DN xuất khẩu. Sau hai tháng áp dụng, NHNN đánh giá có nhiều DN xuất khẩu còn gặp khó khăn trong vấn đề thực hiện sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt là các DN xuất khẩu phải đi vay với lãi suất tiền đồng cao hơn gấp đôi so với lãi suất bằng USD. Điều này khiến các DN khó có thể hạ giá thành sản phẩm, kéo theo năng lực cạnh tranh hàng hóa trên thị trường cũng giảm đi. NHNN cũng nhận thấy các DN nước ngoài hoạt động kinh doanh trên địa bàn TP.HCM khá nhiều và họ có vốn đầu vào lãi suất thấp. Do đó với cơ chế cho vay USD trở lại, các DN xuất khẩu coi như đang được hưởng lãi suất chỉ bằng khoảng một nửa lãi suất VND. Nhờ vậy DN giảm được giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa.

Lãnh đạo một công ty xuất khẩu thủy sản cho rằng: Đối với các DN xuất khẩu có nguồn thu bằng ngoại tệ, việc mở lại cho vay ngoại tệ là một tin vui. Tuy nhiên, vị lãnh đạo này cũng bày tỏ mong muốn NHNN nên ổn định chính sách này thay vì sẽ kết thúc vào ngày 31-12-2016. Bởi lẽ như vậy nó cũng chưa đáp ứng được nhu cầu chính đáng của các DN làm hàng xuất khẩu. Những DN này cũng hoàn toàn có thể kiểm soát được dòng tiền nên không ngại ảnh hưởng đến quá trình đô la hóa.

Việc mở lại đối tượng cho vay dù là tin vui cho DN xuất khẩu nhưng các chuyên gia khuyến cáo cần phải chú ý đến công cụ bảo hiểm rủi ro tỉ giá. Chẳng hạn mua bán quyền chọn hay là những công cụ hoán đổi ngoại tệ...
Do đó đòi hỏi các DN phải có những dự báo và có những ký kết từ bây giờ. Nếu không sử dụng những công cụ phòng, chống rủi ro tỉ giá tương lai thì khi tỉ giá biến động chắc chắn các DN phải đối diện với nhiều rủi ro. Bởi tỉ giá biến động tăng là chủ yếu, còn biến động giảm là rất ít.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

ĐHĐCĐ năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(PLO)- Sáng 28-3, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

(PLO)- Thị trường vàng trong nước có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp. Đáng nói là trong khi vàng nhẫn tăng không đáng kể thì vàng miếng SJC lại có bước nhảy vọt, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.