Nghị quyết 98 sẽ giúp 'khơi thông' trùng tu, tôn tạo di tích tại TP.HCM

(PLO)- Theo ThS Nguyễn Thị Lê Uyên nghị quyết 98 tạo điều kiện thuận lợi rất lớn đối với tương lai các công trình văn hoá và đặc biệt là công tác trùng tu di tích tại Tân Phú, TP.HCM.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 20-10, quận uỷ quận Tân Phú phối hợp với Học viện cán bộ TP.HCM tổ chức hội thảo khai thác các giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống phục vụ tiến trình phát triển bền vững quận Tân Phú tại UBND quận (TP.HCM).

hoi-thao-tan-phu.JPG
Toàn cảnh buổi hội thảo. Ảnh: VĂN HÀ

TS. Bùi Thị Ngọc Trang, Phó Giám đốc Học viện Cán bộ TP.HCM cho biết Quận Tân Phú là nơi hội tụ và lưu dấu nhiều sắc thái văn hoá cùng với những giá trị lịch sử văn hoá và truyền thống đã được các thế hệ cư dân trao truyền gìn giữ và xây đắp.

bui-thi-ngoc-trang.JPG
TS. Bùi Thị Ngọc Trang, Phó Giám đốc Học viện Cán bộ TP.HCM phát biểu

Bên cạnh các địa danh, tên những con đường thì quận Tân Phú có nhiều di tích có giá trị lịch sử văn hoá. Đặc biệt, cũng chính là những “địa chỉ đỏ” của lịch sử Sài Gòn – Gia Định trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Đó là những ngôi đình làng như đình Phú Thạnh, Tân Hoà Tây, Hoà Thạnh, Tân Sơn Nhì, Phú Thọ Hoà, Cầu Sắt (Cầu Xéo)…

Ngoài ra, bà Bùi Thị Ngọc Trang cũng cho biết tinh thần lưu truyền văn hoá dân tộc được thể hiện khá đậm nét trong đời sống cư dân. Trong đó, có nhiều hội nhóm, câu lạc bộ văn hoá văn nghệ đã được thành lập như câu lạc bộ nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, Đàn tính đàn then, Dân ca ví dặm, Dân ca quan họ…

Chính vì vậy, việc bảo tồn phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống luôn đối với sự phát triển nhanh và bền vững của quận cũng được nhiều đại biểu quan tâm.

Đối với vấn đề này, đại diện Sở VH&TT TP.HCM đã đề xuất một số giải pháp trọng tâm.

Cụ thể, quận phối hợp với Sở VH&TT triển khai kiểm kê các công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học trên địa bàn để đề xuất đưa vào danh mục kiểm kê di tích và xếp hạng di tích.

sơ-vhtt-tphcm.JPG
Đại diện Sở VH&TT TP.HCM phát biểu tại hội thảo

Quận cũng quan tâm, vận động nguồn xã hội hóa thực hiện đầu tư, tôn tạo tổng thể các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật cấp có giá trị tiêu biểu đang bị xuống cấp nghiêm trọng, trong đó ưu tiên các công trình xây dựng là đình làng, các di tích gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ...

Tại hội thảo,Th.S Nguyễn Thị Lê Uyên, viện nghiên cứu phát triển TP.HCM cho rằng nghị quyết 98/2023/QH15 mới được Quốc hội ban hành có những cơ chế, chính sách mới đối với lĩnh vực văn hoá.

Theo đó, bà Uyên cho rằng đây từ nghị quyết này thì đây là thuận lợi rất lớn đối với tương lai các công trình văn hoá và đặc biệt là công tác trùng tu di tích.

nguyen-thi-le-uyen.jpg
Th.S Nguyễn Thị Lê Uyên, viện nghiên cứu phát triển TP.HCM

“Khi Nghị quyết 98 được ban hành và triển khai, các công trình trùng tu có cơ sở pháp lý để được đưa vào danh mục đối tác công tư (PPP), từ đó mới có thể thu hút nguồn lực kinh phí lớn để thực hiện các hạng mục sửa chữa, tôn tạo di tích.

Phương thức PPP có thể tạo điều kiện cho quận chủ động phối hợp cùng với các cơ quan chức năng có thẩm quyền, linh hoạt trong việc kêu gọi triển khai các thủ tục đầu tư, nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước, đẩy mạnh hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng xã hội.

Quá trình trùng tu đòi hỏi sự liên tục về thời gian và sự đồng lòng của các cấp ban ngành, của cộng đồng người dân địa phương sinh sống xung quanh.

Do đó, việc thu hút nguồn lực kinh phí phù hợp thông qua các lời kêu gọi đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP kèm với kế hoạch lộ trình rõ ràng thì chắc chắn các di tích sẽ được bảo vệ và phát huy đúng ý nghĩa” – bà Uyên cho hay.

hoi-thao-tan-phu.jpg
Các lãnh đạo, đại biểu trao đổi bên lề hội thảo

"Mặc dù vậy, cũng cần nhìn nhận rằng, Nghị quyết 98 cũng chỉ mới là cơ sở pháp lý ban đầu về cơ chế huy động nguồn lực.

Còn lại, các vấn đề trọng tâm của việc gìn giữ, bảo tồn và trùng tu di tích vẫn phải được xem xét một cách toàn diện và khoa học; vẫn cần phải có sự thống nhất từ phía các nhà quản lý, sự chung tay của các nhà khoa học, cùng với các tổ chức cá nhân khác trong xã hội" - bà Uyên nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm