Ngôi làng “dậy sóng” với kỳ nam

Nằm bên rìa quốc lộ 14B, làng An Định (xã Đại Đồng, Đại Lộc, Quảng Nam) được mệnh danh là “ngôi làng tỉ phú” với những phi vụ trúng kỳ nam (hay còn gọi là trầm hương) hàng trăm tỉ đồng. Những nông dân quanh năm chân lấm tay bùn bỏ vườn ruộng để lên rừng tìm trầm phút chốc giàu có, xây nhà lầu, sắm xe hơi.

Kiện nhau vì ăn chia không đều

Vụ thảm sát năm phu trầm ở Quảng Trị (cuối tháng 3-2013) chưa lắng xuống, hàng chục người dân ở làng An Định vẫn đóng gùi vào núi tìm kiếm vận may với trầm. Khắp nẻo non cao vùng Khánh Sơn (Khánh Hòa), Phước Sơn (Quảng Nam), Mang Yang (Gia Lai)… đâu cũng có dấu chân của dân “đi điệu” (nhóm chuyên đi tìm trầm).

Ở làng, từ ngày trúng trầm, cuộc sống của người dân rơi vào cảnh xáo trộn. Các băng nhóm giang hồ, đầu nậu thu mua trầm đổ dồn về đây kiếm ăn theo cách của mình. Nhiều vụ tranh chấp, ẩu đả diễn ra khiến xóm làng không còn bình yên. Ngay chính trong nội bộ của những nhóm “điệu” trầm cũng phát sinh mâu thuẫn, kiện tụng vì ăn chia không đều. Mới đây, ba phu trầm gồm Nguyễn N., Võ H. và Võ Th. (cùng ngụ tại An Định) đã làm đơn khiếu nại gửi các cơ quan chức năng về việc bị người trong hội nẫng tay trên một khối lượng lớn kỳ nam trị giá hàng trăm tỉ đồng.

 
Cổng làng An Định được xây dựng khang trang. Ảnh: TT

Hai thợ “săn” trầm chuyên nghiệp kể lại các chuyến vượt núi tìm vận may. Ảnh: TT

Ông N. kể lại, khoảng tháng 5-2012, ông cùng năm người làng lập hội, lên đường vào Khánh Sơn (Khánh Hòa) tìm trầm. Khi vào đến nơi, nhóm của ông chia thành hai tốp nhỏ đào bới và đi tìm gốc trầm mới. Gần một tháng ròng dầm mưa, Nguyễn Xuân H. mót được một cục kỳ nam nặng khoảng 1 kg. Mọi người khẩn trương thu dọn hành lý, lặng lẽ rút về xuôi và hẹn ngày quay lại địa điểm trên để tìm tiếp. Cục kỳ nam được bán với giá 7 tỉ đồng, chia đều cho sáu người trong đoàn. “Khi đã phát hiện được vị trí có trầm thì mọi người trong đoàn phải tuyệt đối giữ bí mật. Đoàn sẽ về tiếp tế lương thực rồi quay lại tìm tiếp. Không ai được đánh quả lẻ. Ông N. trình bày đến khoảng tháng 7-2012, H. tự động tách nhóm, đến địa phương khác rủ một nhóm khác đi vào khu rừng cũ để tìm trầm. Hội của H. đã mót được một lượng kỳ nam trị giá hàng trăm tỉ đồng.

Sau khi biết sự việc, ông N. cùng hai người khác đã đến gặp H. yêu cầu được chia phần số trầm nói trên. “Anh M. (người đi chung với H.) nói lại đã chia phần cho bốn người đi đầu tiên là 13,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, tôi và hai anh Võ H. và Võ Th. chỉ nhận được 7 tỉ đồng”. Sau khi cầm số tiền trên, ba người này bị giang hồ kề dao lấy hết 4 tỉ đồng, chỉ còn lại 3 tỉ đồng. Ông N. làm đơn gửi lên cơ quan chức năng đề nghị điều tra và yêu cầu anh H. phải trả 13,5 tỉ đồng cho mỗi người trong nhóm đi đầu tiên. “Đây là phần chia của ba chúng tôi. Nó không thấm vào đâu so với phần 100 tỉ đồng của hội đi sau này. Như vậy là quá bất công”.

Bỏ đồng, bỏ việc, bỏ luôn nghĩa tình

Theo những thợ “săn” trầm chuyên nghiệp, không phải ai lên rừng cũng gặp được vận may. Nhiều người đã cầm sổ đỏ, bán nhà để lấy tiền đổi gạo lên rừng tìm kỳ nam nhưng cũng trắng tay trở về, khuynh gia bại sản. Anh Nguyễn No, một phu trầm nhiều năm lăn lộn ở các cánh rừng Phước Sơn (Quảng Nam), Mang Yang (Gia Lai)…, cho biết: “Có người đi tìm trầm 5-10 năm cũng không gặp. Nhưng có người đi chuyến đầu tiên đã trúng, đó là cái duyên và sự may mắn” - anh No nói.

Còn theo ông Nguyễn Đá, một thợ “săn” trầm có tiếng trong vùng, lâu lâu cả làng lại xôn xao vì có người trúng trầm hàng trăm tỉ đồng. Cứ sau mỗi tin như thế lại có những đoàn người gói gém vật dụng đi tìm vận đỏ. “Nhiều người trúng trầm cất nhà tầng, mua xe hơi nhưng họ cũng rất kín tiếng, không dám chia sẻ với ai. Dân làng thì chỉ nghe phong phanh, còn số tiền lớn cỡ nào thì không xác định được. Thực tế thì đã có người còn mang theo cả gia sản vào miền Nam sinh sống để tránh bị giang hồ đến “xin đểu”” - ông Đá nói. Dọc theo con đường nhỏ dẫn vào làng, những ngôi nhà cao tầng được xây tường cao, gắn thêm các hàng kẽm, thép gai để đề phòng đạo chích và dân giang hồ đột nhập.

Ông Trương Hữu Mai, Chủ tịch UBND xã Đại Đồng, chia sẻ: “Trước đây, cả làng làm nông, mọi người sống tình nghĩa, san sẻ với nhau mọi chuyện. Từ ngày giàu lên nhờ trầm, hàng xóm trở nên nghi kị, đề phòng lẫn nhau. Nhiều nhà còn lắp camera để theo dõi xem có ai rình mò, nhòm ngó gì nhà mình không”. Ông Mai cũng xác nhận nhiều người trong làng phải bán đất, bán ruộng để lên núi tìm trầm nhưng càng đi càng đổ nợ. “Chúng tôi vận động người dân không nên nghe theo các tin đồn rồi đổ xô lên núi tìm trầm. Mọi người cần phải ổn định tư tưởng làm ăn chứ không thể bỏ đồng ruộng, công việc”.

TẤN TÀI

Lời thề của dân “đi điệu”

Khi một người trong hội tìm được trầm thì phải chia đều cho những người còn lại. Người phát hiện ra trầm được hưởng thêm 10% giá trị. Nếu có người lén lút giấu trầm để ăn một mình thì sẽ bị cột lại trên núi cho đến chết. Đó là luật bất thành văn của ông bà từ bao năm qua. Ông No cho biết thêm anh em đi tìm trầm đã chung một lời thề: “Có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu”. Nên nếu người nào phản trắc thì sẽ bị xử nặng. Còn những người bạn trầm không may bị thương, đau ốm thì hội phải có trách nhiệm cõng đến bệnh viện chữa thương. Dù có mất cả 4-5 ngày đường cũng phải cáng về tận nhà.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

 Bà Ly Sa trong cuộc vận động đồng bào dân tộc H’Mông xóa bỏ các hủ tục, trong đó có vấn nạn tảo hôn.

Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn

(PLO)- Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn là chìa khóa căn cơ để giải quyết hệ lụy là đói nghèo, trẻ em bỏ học, chất lượng dân số thấp kéo dài qua nhiều thập niên ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa).
Ép con lấy chồng cận huyết

Ép con lấy chồng cận huyết

(PLO)- Tuổi 15, Sùng Thị Tú ở xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã bị chính mẹ ruột của mình ép lấy người cậu họ.
Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

(PL)- Dù đón một cái Tết xa nhà nhưng bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam tại Nam Sudan cũng tổ chức nấu bánh chưng, trang trí mai, đào rộn ràng không khí Tết.
Đến Campuchia truy tìm MH370

Đến Campuchia truy tìm MH370

(PL)- Đội tìm kiếm người Anh nói rằng họ đã may mắn “thoát chết” trong quá trình tìm kiếm bất thành và sẽ trở về Anh hôm nay.
Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

(PL)- Thiên vương điện ảnh nói sẽ tặng toàn bộ tài sản tương đương 17.000 tỉ đồng cho từ thiện vì: “Số tiền đó vốn không phải của chúng ta. Chúng ta đi vào thế giới này bằng hai bàn tay trắng và ra đi cũng như thế”.
Bán nhà, cưu mang con nuôi

Bán nhà, cưu mang con nuôi

(PL)- Hơn bốn năm nhận nuôi đứa trẻ mang căn bệnh quái ác, chị Trần Phương Lan đã đánh đổi gần như tất cả. Ngày 9-10 vừa qua, chị là một trong 10 nhân vật được UBND TP Hà Nội công nhận là “Công dân ưu tú thủ đô 2018”.
Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

(PL)- Mỹ-Anh-Pháp-Đức bàn kế hoạch đánh Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học khi tấn công tổng lực tỉnh Idlib - cứ điểm cuối cùng của phe nổi dậy.
Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

(PL)- Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, tỉ phú Jack Ma, cho biết đang dành nhiều thời gian và tài sản hơn để làm từ thiện với mong muốn thành lập một quỹ từ thiện tập trung vào giáo dục.
Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

(PL)- Trước khi gặp được những chiến binh săn đầu người, tôi đã chạm mặt nhà vua của bộ tộc Konyak trong “cung điện hoàng gia” nằm giữa hai nước Ấn Độ-Myanmar kỳ lạ, ngỡ ngàng…
John McCain, người bắc cầu quan hệ Việt-Mỹ

John McCain, người bắc cầu quan hệ Việt-Mỹ

(PL)- Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, biểu tượng quan hệ Việt-Mỹ, vừa qua đời ở tuổi 81 vì ung thư não, để lại bao thương tiếc cho không chỉ người Mỹ và người Việt.