Người đồng hành tìm kiếm công lý

Tháng 7-2015, năm công dân này đến trụ sở Liên đoàn Luật sư Việt Nam để trình bày về nỗi oan khuất về việc bị giam giữ, điều tra và quy kết tội danh mà mình không hề phạm. Những giọt nước mắt nghẹn ngào khiến những lời trình bày liên tục bị ngắt quãng. Những luật sư dù dày dạn kinh nghiệm qua nhiều vụ án hình sự cũng không cầm được nước mắt khi các bị cáo trình bày hành trình khốn khổ của mình.

Vụ án này sau đó được Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đưa vào chương trình giám sát và Liên đoàn Luật sư Việt Nam được giao chủ trì cùng với các cơ quan khác. Để có thể giám sát vụ án này, các luật sư, các thành viên trong đoàn đã phải nghiên cứu hàng ngàn trang trong hồ sơ vụ án. Còn vị luật sư đồng hành với năm người dân thì luôn có mặt bên thân chủ của mình bất kỳ lúc nào họ cần.

Có luật sư khẳng định: Phải hóa thân vào tình trạng của năm bị cáo mới thấy hết sự vô lý mà công lý không bao giờ dung trú nổi!

Báo cáo của đoàn giám sát sau đó nhận định rằng: “Không có cơ sở để buộc năm công dân nói trên tội giết người cũng như tội cố ý gây thương tích”. Năm người dân trên mới chỉ được đình chỉ chứ chưa được xác định là oan nhưng rõ ràng khẳng định của đoàn giám sát vẫn còn nguyên giá trị.

Dĩ nhiên không phải lúc nào sự cố gắng của các luật sư cũng không đạt kết quả như trường hợp trên. Những trường hợp đã được minh oan như Hàn Đức Long, Trần Văn Thêm… vẫn in đậm dấu ấn trách nhiệm xã hội và đam mê nghề nghiệp của các luật sư. Có thể nói rằng nếu không có các luật sư thì có lẽ sẽ còn nhiều những phận người mãi chìm vào oan khuất.

Cũng có thể những trường hợp được minh oan kể trên chỉ là những nét chấm phá những gì mà giới luật sư đang nỗ lực. Bởi trong hành trình bảo vệ công lý, ngoài việc minh oan thì các luật sư vẫn tiếp tục thực hiện sứ mạng của mình khi dùng kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và tâm huyết của mình để pháp luật được thực thi nghiêm minh.

Trong đó, xây dựng một hệ thống pháp luật văn minh, phù hợp với những quy định tiến bộ trong Hiến pháp 2013 về quyền con người là những hoạt động đáng chú ý. Hầu hết các đạo luật trong mọi lĩnh vực không bao giờ thiếu vắng ý kiến các luật sư, từ các luật về hình sự, dân sự cho đến các luật chuyên ngành khác.

Giới luật sư đang góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bằng những nỗ lực bảo vệ tính nghiêm minh và kiến tạo một nền pháp luật công bằng, hợp với xu thế và thực tiễn.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Để đất nước tiến lên phía trước

Để đất nước tiến lên phía trước

(PLO)- Nhìn lại cả chặng đường đã qua, chúng ta hoàn toàn có đủ niềm tin rằng đất nước ta, dân tộc ta sẽ tiếp tục tiến về phía trước; đất nước Việt Nam ta rồi sẽ hùng cường; nhân dân ta sẽ ngày càng hạnh phúc.

Đo lường hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM bằng tiện ích, thu nhập của người dân và sự thành công của DN. Trong ảnh: Người dân vui chơi ở Công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM) dịp cuối tuần.

Ngẫm về đích đến của 'siêu đô thị' TP.HCM

(PLO)- Đích đến cuối cùng của siêu đô thị là gia tăng tiện ích, thu nhập, chất lượng cuộc sống... hướng tới hạnh phúc thực chất của người dân, phồn vinh bền vững của DN.

Sức sống từ lòng dân

Sức sống từ lòng dân

(PLO)- Khi người dân phấn khởi, doanh nghiệp tin cậy thì sự đồng cảm, chia sẻ, đón nhận của xã hội với các thiết kế chính sách của TP trước thềm kỷ nguyên mới sẽ tăng cao, là bàn đạp cho những bước đà của TP.HCM tiến vào kỷ nguyên mới...

Giảng viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đang hướng dẫn học trò thực hành nghiên cứu. Ảnh: ICC

Cần đột phá chính sách để giữ chân những người thầy giỏi

(PLO)- Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đang được triển khai quyết liệt. Một trong những nhiệm vụ quan trọng được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong đó là phát triển đội ngũ nhà khoa học.

Chuyển đổi số, AI và tự động hóa giúp doanh nghiệp tư nhân nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa vận hành và tăng trưởng bền vững. Ảnh: PV

Loại bỏ rào cản để kinh tế tư nhân bứt phá

(PLO)- Kinh tế tư nhân đã và đang là động lực quan trọng của nền kinh tế. Nếu có chính sách hỗ trợ hợp lý, khu vực này không chỉ giúp duy trì tốc độ tăng trưởng cao mà còn nâng tầm vị thế trên trường quốc tế.

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

(PLO)- Từ vụ kẹo Kera, cơ quan chức năng cần mở rộng phạm vi làm việc, xác minh các doanh nghiệp đứng sau các KOL, KOC nói chung để xem có hay không hành vi vi phạm hay không để xử lý đến nơi đến chốn, tận gốc rễ vấn đề.

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

(PLO)- Thú cưng vừa là tài sản vật chất vừa là tài sản tinh thần của người nuôi nhưng cảm giác về sự an toàn trước chó, mèo, vật nuôi cũng là quyền cơ bản của người dân, cần phải được pháp luật bảo vệ, cần phải được các chủ nuôi thú cưng tôn trọng.

Nghề y cần cơ chế đặc thù

Nghề y cần cơ chế đặc thù

(PLO)- Tôi có một anh bạn thế hệ đầu 9X đang làm bác sĩ ngoại khoa ở một bệnh viện tuyến đầu tại TP.HCM. Hôm rồi gọi rủ anh ấy đi ăn tối trước thềm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2) và như thường lệ, anh ấy chỉ kịp trả lời: “Bạn ơi, tôi sắp vào phòng mổ, bạn để tôi xếp lịch rồi báo lại nghen”…

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

(PLO)- Người dùng mạng xã hội cần có trách nhiệm hơn trong mỗi lượt share, mỗi cú nhấn like; tránh chuyện “tay nhanh hơn não”, dễ dính vào rắc rối pháp lý, bị phạt nặng hoặc thậm chí phải đối diện với chuyện tù tội.

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

(PLO)- Mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 và hai con số trong các năm tiếp theo mà Trung ương đã xác định là rất thách thức, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và một cuộc cải cách sâu rộng về thể chế, chính sách; đột phá về cấu trúc kinh tế, hiệu lực, hiệu quả đầu tư...