Sau các trận mưa lũ vừa qua, hàng chục điểm sạt lở ở đèo Hải Vân nối TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn chưa thể khắc phục xong.
Những tảng đá lớn vẫn nằm chắn ngang đường trong khi nhiều điểm sạt lở đất đá chực chờ đổ xuống uy hiếp người đi lại trên đèo.
Nhiều đất đá đổ xuống đường đèo. Ảnh: NGÔ QUANG |
Theo Công ty Cổ phần hạ tầng giao thông Đèo Cả đơn vị quản lý tuyến đường cho biết, ước tính có khoảng 92.000 m3 đất đá đổ xuống đường đèo.
Đất đá đổ xuống, uy hiếp người đi đường. Ảnh: NGÔ QUANG |
Ngoài ra, trên đoạn Km892+700-Km916+300QL1 qua đèo Hải Vân xảy ra 56 vị trí sạt lở ta luy dương, đá tảng lăn làm lấp rãnh dọc, cống, tràn mặt đường.
Trong đó có 2 vị trí sạt lở gây tắc đường hoàn toàn tại Km901+290, Km907+300 với khối lượng ước tính 150.000m3. Có 6 vị trí sạt lở ta luy âm và gây hư hỏng mặt đường, rãnh dọc, hệ thống an toàn giao thông.
Hiện tuyến đường đã thông, lực lượng chức năng xếp rọ đá để gia cố một số điểm nguy hiểm, đặt biển cảnh báo ATGT các điểm sạt lở, các điểm đá lăn. Ảnh: NGÔ QUANG |
Được biết, Công ty Cổ phần hạ tầng giao thông Đèo Cả đã trình văn bản gửi Cục đường bộ Việt Nam đề nghị xây dựng công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả bão lũ, đảm giao thông bước 1 để đơn vị quản lý vận hành có cơ sở triển khai các bước tiếp theo.
Đá tảng lăn xuống đường. Ảnh: NGÔ QUANG |
Lán trại bán nước và vá xe của ông Đặng Ý trên đèo đã bị đất đá vùi lấp trong đêm 14-10. Ảnh:NGÔ QUANG |
Những vật dụng còn lại của ông Ý sau trận sạt lở kinh hoàng. Ảnh: NGÔ QUANG |
Nhiều tảng đá lớn sắp trôi xuống tuyến đường đèo Hải Vân. Ảnh: NGÔ QUANG |
Một khối lượng đất đá lớn đổ từ trên núi cao xuống đường lên đỉnh đèo Hải Vân khiến xe cộ di chuyển khó khăn. Ảnh: NGÔ QUANG |
Tuyến đường cứu nạn cũng bị đất đá đổ từ trên núi xuống làm gãy cả lan can. Ảnh: NGÔ QUANG |