Nhiều ha rừng tự nhiên ở Quảng Trị bị chặt phá

(PLO)- UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu các cơ quan liên quan làm rõ thông tin rừng tự nhiên tại huyện Đakrông bị phá với quy mô lớn.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 20-4, UBND tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi huyện Đakrông yêu cầu làm rõ thông tin rừng tự nhiên bị tàn phá tại tiểu khu 669, 707.

Hiện trường vụ phá rừng. Ảnh: A.T

Hiện trường vụ phá rừng. Ảnh: A.T

Trước đó, theo phản ánh, tại tiểu khu 699, 707 thuộc địa bàn xã Đakrông (huyện Đakrông) nhiều diện tích rừng bị tàn phá nghiêm trọng.

Nhiều gốc cây có đường kính từ 50-80 cm còn nằm lại tại hiện trường. Nhiều cây đã bị xẻ và đưa ra khỏi hiện trường.

Ông Thái Ngọc Châu, Chủ tịch UBND huyện Đakrông cho biết, vào ngày mai đoàn kiểm tra do 1 Phó Chủ tịch UBND huyện cùng các lực lượng chức năng sẽ vào kiểm tra cụ thể và sẽ có báo cáo chi tiết.

Theo ông Châu, nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá theo thông tin sơ bộ là do người dân lợi dụng khu vực xa xôi hẻo lánh, các lực lượng khó tuần tra kiểm soát để phát rừng làm nương rẫy.

Ông Trần Đại Đức, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đakrông thông tin, khu vực rừng tự nhiên bị phá do UBND xã Đakrông và cộng đồng thôn Làng Cát, thôn Pa Tầng quản lý, bảo vệ. Đây là khu vực rừng tự nhiên phục hồi và cây rừng bị đốn hạ chủ yếu thuộc nhóm VII-VIII.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Cùng chung chí hướng, chung tay tiến lên phía trước - Kế thừa quá khứ, viết tiếp trang mới tương lai

Cùng chung chí hướng, chung tay tiến lên phía trước - Kế thừa quá khứ, viết tiếp trang mới tương lai

(PLO)- Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 14 đến 15/4/2025, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa TẬP CẬN BÌNH đã gửi bài đăng trên Báo Nhân Dân. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc nội dung bài viết.

Hội nghị Trung ương 11: Quyết sách lớn với tầm nhìn trăm năm để ổn định, phát triển

Hội nghị Trung ương 11: Quyết sách lớn với tầm nhìn trăm năm để ổn định, phát triển

(PLO)- "Tất cả cho thấy sự xuất hiện rõ nét của một tư duy phát triển có tính hệ thống, kiến tạo và dài hạn. Thể chế không còn được xem là công cụ kiểm soát đơn thuần, mà là nền tảng để khơi thông nguồn lực, kích hoạt sáng tạo và bảo đảm phát triển công bằng, bền vững" - TS Nguyễn Sĩ Dũng.