Nhiều sai sót trong chương trình giảm nghèo bền vững

Kiểm toán Nhà nước vừa có kết quả kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 2016-2020.

Các tỉnh triển khai chương trình giảm nghèo khi được kiểm tra đều để xảy ra sai sót.

Theo đó, từ ngày 14-3 đến 12-3-2019, đoàn Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành V kiểm toán 14 địa phương (Gia Lai, Đắk Lắk, Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Yên Bái, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu) thực hiện chương trình trên, qua đó cho thấy, một số mục tiêu chưa đạt hoặc đạt thấp.

Việc bố trí kinh phí đến hết 2018 cho các dự án 3, 4, 5 đạt thấp (35%) so với kế hoạch 2016-2020 và tỷ lệ giải ngân chỉ đạt 64% kinh phí đã bố trí.

Nội dung hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài có tỷ lệ giải ngân đạt thấp hơn so với kế hoạch vốn giao hàng năm tại các đơn vị được kiểm toán, dẫn đến phải hủy dự toán.

Đoàn kiểm toán cũng chỉ rõ các tỉnh Yên Bái, Bắc Kạn, Lào Cai, Cao Bằng, Phú Thọ, Tuyên Quang, Gia Lai… chất lượng công tác khảo sát, thiết kế một số dự án, công trình được kiểm toán còn có hạn chế, chưa đúng thực tế và chưa phù hợp với các tiêu chuẩn thiết kế, chưa tuân thủ đầy đủ quy định về hướng dẫn xác định và quản quản lý chi phí đầu tư xây dựng dẫn đến trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh, bổ sung…

Bên cạnh đó, công tác nghiệm thu, thanh toán cho nhà thầu còn sai sót ở hầu hết các chủ đầu tư được kiểm toán với khối lượng, đơn giá, định mức tại các dự án, công trình được kiểm toán. Phải xử lý thu hồi nộp ngân sách nhà nước (NSNN) hơn 1,7 tỉ đồng, giảm trừ thanh toán hơn 1,7 tỉ đồng, hoàn thiện thủ tục, hồ sơ để nghiệm thu trên 19 tỉ đồng.

Với những sai phạm trên, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính gần 142 tỉ đồng, thu hồi nộp NSNN do chi sai 2,3 tỉ đồng, thu hồi nộp trả ngân sách Trung ương phí kết dư tại các địa phương hơn 111 tỉ đồng. Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị xử lý khác gần 433 tỉ đồng.

Đối với UBND tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Yên Bái,  Kiểm toán Nhà nước kiến nghị chỉ đạo Ban Dân tộc rà soát, trình UBND tỉnh sửa đổi nội dung khung chương trình nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở cho phù hợp với quy định.

Riêng UBND tỉnh Lạng Sơn, Đăk Lăk, Gia Lai, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La chấm dứt tình trạng bố trí kế hoạch vốn cho các sở, ngành liên quan để thực hiện các nội dung về hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo, làm chủ đầu tư đối với các công trình không đúng quy định của chương trình.

Ngoài ra, Kiểm toán nhà nước kiến nghị UBND các tỉnh được kiểm tra chỉ đạo các sở, ngành và các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc tham mưu, phân bổ, sử dụng và quyết toán kinh phí không đúng đối tượng, nội dung của chương trình; sử dụng kinh phí chương trình không kịp thời dẫn đến phải hủy dự toán với số tiền lớn, làm giảm hiệu quả sử dụng kinh phí chương trình…

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Siết quản lý tài sản ảo, tài sản mã hóa

Siết quản lý tài sản ảo, tài sản mã hóa

(PLO)- Việc bổ sung các khái niệm, phân loại cụ thể tài sản ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa… và có quy định về cung ứng các dịch vụ liên quan, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chống gian lận, lừa đảo, rửa tiền, tài trợ khủng bố.

'Gỡ nút thắt' khi sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện

'Gỡ nút thắt' khi sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện

(PLO)- Ủy ban Kinh tế và Tài chính nhìn nhận trong bối cảnh sáp nhập tỉnh, tinh gọn xã, bỏ cấp huyện, việc sửa Luật Quy hoạch cần tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách để gỡ khó, khơi thông nguồn lực và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

1 vụ án phá sản có khi kéo dài 10 năm

1 vụ án phá sản có khi kéo dài 10 năm

(PLO)- Các đại biểu đề xuất lập thêm các tòa phá sản, tòa sở hữu trí tuệ trực thuộc tòa án cấp khu vực, bởi để giải quyết một vụ án phá sản, tổ thẩm phán thụ lý phải theo dõi toàn bộ quá trình thực hiện, có thể 5-7 năm, có khi tới 10 năm mới kết thúc.